Top 6 Bài soạn "Trợ từ, thán từ" hay nhất

Bình An 2378 0 Báo lỗi

Ngữ pháp tiếng Việt rất đẹp, phong phú, đa dạng nhưng cũng không kém phần phức tạp và không dễ dàng gì cho người học. Ngôn từ là yếu tố nhứ nhất, yếu tố đầu ... xem thêm...

  1. I – Trợ từ

    1.

    - Nó ăn hai bát cơm. -> thông báo sự việc khách quan

    - Nó ăn những hai bát cơm -> nhấn mạnh việc ăn hai bát cơm là nhiều hơn bình thường.

    - Nó ăn có hai bát cơm -> đánh giá việc ăn hai bát cơm là ít hơn mức bình thường.

    2.

    - Các từ "những" và "có" đều đi kèm cụm từ "hai bát cơm" nhằm biểu thị mức độ đánh giá, nhấn mạnh biểu thị sự vật, sự việc được nói đến trong câu.


    II- Thán từ

    1. Các từ "này", "a" và "vâng" trong những đoạn trích sau đây biểu thị:

    + Từ "này" để gọi, thu hút sự chú ý của người đối diện.

    + Từ "A" bộc lộ cảm xúc tức giận khi nhận ra điều xấu đang ập đến

    + Từ "vâng" thể hiện sự lễ phép của người bề dưới với người bề trên.

    2. Nhận xét về cách dùng các từ "này", "a" và "vâng" bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng:

    a, Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập

    d, Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.


    Luyện tập

    Bài 1 ( trang 70 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

    Trong các câu dưới đây, trợ từ là:

    a, Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi cuốn sách này

    c, Ngay tôi cũng không biết đến việc này.

    e, Cô ấy đẹp ơi là đẹp

    i, Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.

    Bài 2 (trang 70 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

    a, Trợ từ "lấy" có tác dụng nhấn mạnh mức tối thiểu, tới việc đã rất lâu không nhận được bất cứ một lá thư, lời hỏi thăm, sự quan tâm của mẹ.

    b, Trợ từ "nguyên" nhấn mạnh duy chỉ một thứ. Trợ từ "đến" nhấn mạnh mức độ cao, làm ít nhiều ngạc nhiên.

    c, Trợ từ "cả" biểu thị nhấn mạnh về mức độ cao, ý bao hàm.

    d, Trợ từ "cứ" biểu thị nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, không kể khách quan như thế nào.


    Bài 3 (trang 71sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

    Thán từ trong trích đoạn văn bản Lão Hạc (Nam Cao):

    a. này, à
    b. ấy
    c. vâng
    d. chao ôi
    e. hỡi ơi


    Bài 4 ( trang 72 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

    Các thán từ bộc lộ cảm xúc:

    + Ha ha: bộc lộ sự sảng khoái, sung sướng trước những phát hiện thú vị

    + Ái ái: tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột ( sự sợ hãi)

    + Than ôi: biểu thị sự đau buồn, tiếc nuối


    Bài 5 (trang 72 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

    + Ôi! Chú chuồn chuồn ớt mới đẹp làm sao.

    + Vâng, chiều em sẽ nấu cơm giúp chị.

    + Trời ơi! Con làm gì mà bày đồ bừa ra nhà thế?

    + Than ôi, thân phận bọt bèo.

    + Chao ôi, món ăn này ngon tuyệt!


    Bài 6 (trang 72 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

    Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng.

    + Gọi dạ bảo vâng chỉ người biết lễ phép, có thái độ cung kính đối với người bề trên.

    + Câu tục ngữ này khuyên chúng ta phải khiêm nhường, lễ phép, lễ độ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Phần I

    I. TRỢ TỪ

    Trả lời câu 1 (trang 69 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Nghĩa của các câu dưới đây có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?

    - Nó ăn hai bát cơm.

    - Nó ăn những hai bát cơm.

    - Nó ăn có hai bát cơm.

    Trả lời:

    - Câu 1 trung tính không biểu thị thái độ của người nói đối với sự việc.

    - Câu 2 và 3 có biểu thị thái độ của người nói đối với sự việc vì có thêm từ những, từ có. Từ những có thêm vào là nhiều, là vượt mức bình thường. Từ có thêm ý là ít là không đạt mức bình thường.


    Trả lời câu 2 (trang 69 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Các từ những và có trong các câu ở mục 1 đi kèm từ ngữ nào trong câu và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc.

    Trả lời:

    Các từ những và có ở các ví dụ trên biểu thị thái độ đánh giá sự việc được nói đến trong câu.

    Ghi nhớ: Trợ từ là những từ dùng dể nhấn mạnh, hoặc biểu thị, thái độ đánh giá sự vật, sự việc (được nói đến trong câu. Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay...


    Phần II

    II. THÁN TỪ

    Trả lời câu 1 (trang 69 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Các từ này, a và vâng trong những đoạn trích sau đây biểu thị điều gì?

    a) Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.

    (Nam Cao, Lão Hạc)

    b) - Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.

    - Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã.

    (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

    Trả lời:

    + Từ "này" để gọi, thu hút sự chú ý của người đối diện.

    + Từ "A" bộc lộ cảm xúc tức giận khi nhận ra điều xấu đang ập đến

    + Từ "vâng" thể hiện sự lễ phép của người bề dưới với người bề trên.


    Trả lời câu 2 (trang 69 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Nhận xét về cách dùng từ này, a và vâng bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng.

    Trả lời:

    a, Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập

    d, Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.


    Phần III

    III. LUYỆN TẬP

    Trả lời câu 1 (trang 70 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Trong các câu dưới đây, từ nào là trợ từ, từ nào không phải trợ từ.

    a) Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này.

    b) Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm “Tắt đèn”.

    c) Ngay tôi cũng không biết đến việc này.

    d) Anh phải nói ngay điều này cho cô giáo biết.

    e) Cha tôi là công nhân.

    g) Cô ấy đẹp ơi là đẹp.

    h) Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời niên thiếu.

    i) Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.

    Lời giải chi tiết:

    - Là trợ từ: chính (a), ngay (c), là (g), những (i).

    - Không phải trợ từ: chính (b), ngay (d), là (e), những (h)


    Trả lời câu 2 (trang 70 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong những câu sau.

    a) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đống quà.

    b) Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu… cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.

    (Nam Cao, Lão Hạc)

    c) Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi, ông giáo ạ!

    (Nam Cao, Lão Hạc)

    d) Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

    Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

    (Tản Đà, Muốn làm thằng Cuội)

    Lời giải chi tiết:

    - Trợ từ "lấy" có tác dụng nhấn mạnh mức tối thiểu, tới việc đã rất lâu không nhận được bất cứ một lá thư, lời hỏi thăm, sự quan tâm của mẹ.

    - Nguyên: toàn vẹn, không sai, không khác.

    - Trợ từ "đến" nhấn mạnh mức độ cao, làm ít nhiều ngạc nhiên.

    - Cả: gồm hết, tóm hết.

    - Trợ từ "cứ" biểu thị nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, không kể khách quan như thế nào.


    Trả lời câu 3 (trang 71 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Chỉ ra thán từ trong các câu dưới đây.

    a) Đột nhiên lão bảo tôi:

    - Này ! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!

    À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão.

    b) – Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…

    Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được.

    c) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

    d) Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn […].

    e) Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết…

    Lời giải chi tiết:

    a) này ,à

    b) ấy

    c) chao ôi

    d) hỡi ơi


    Trả lời câu 4 (trang 72 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Các thán từ in đậm trong những câu sau đây bộc lộ cảm xúc gì?

    a) Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ: “Kìa chúng bay đâu, xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không?”.

    Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra. “Ha ha! Cơm nguội! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế: vừa dừ vừa thơm. Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi!”.

    Bác Nồi Đồng run như cầy sấy: “Bùng boong. Ái ái! Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. Cái chạn cao thế này, tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chết mất!”.

    (Nguyễn Đình Thi, Cái tết của Mèo Con)

    b) Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

    (Thế Lữ, Nhớ rừng)

    Lời giải chi tiết:

    a.

    - Ha ha: bộc lộ sự sảng khoái, sunng sướng trước những phát hiện thú vị

    - Ái ái: tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột ( sự sợ hãi)

    b.Than ôi: biểu thị sự đau buồn, tiếc nuối


    Trả lời câu 5 (trang 72 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Đặt năm câu với năm thán từ khác nhau

    Lời giải chi tiết:

    - Vâng, ngày mai em sẽ bắt đầu ngày làm việc đầu tiên.

    - Chao ôi, bông hoa mới đẹp làm sao.

    - A, mẹ đã về

    - Dạ, con sẽ cố gắng làm bài thật tốt.

    - Ô hay, không biết thì phải hỏi lại mẹ chứ.


    Trả lời câu 6 (trang 72 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Gọi dạ bảo vâng

    Lời giải chi tiết:

    + Gọi dạ bảo vâng chỉ người biết lễ phép, có thái độ cung kính đối với người bề trên.

    + Câu tục ngữ này khuyên chúng ta phải khiêm nhường, lễ phép, lễ độ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. ★ Kiến thức cơ bản

    • Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Ví dụ: những, có, chính, ngay...

    • Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.

    • Thán từ gồm hai loại chính:

    - Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ở, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,...

    - Thán từ goi đáp: này, gi, công da

    Trợ từ là gì?

    1. Nghĩa của các câu dưới đây có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?

    - Nó ăn hai bát cơm

    - Nó ăn những hai bát cơm

    - Nó ăn có hai bát cơm

    Trả lời

    - Nó ăn hai bát cơm. -> thông báo sự việc khách quan

    - Nó ăn những hai bát cơm -> nhấn mạnh việc ăn hai bát cơm là nhiều hơn bình thường.

    - Nó ăn có hai bát cơm -> đánh giá việc ăn hai bát cơm là ít hơn mức bình thường.

    2. Các từ "những" và "có" đều đi kèm cụm từ nào trong câu và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc?.

    Trả lời

    - Các từ "những" và "có" đều đi kèm cụm từ "hai bát cơm" nhằm biểu thị mức độ đánh giá, nhấn mạnh biểu thị sự vật, sự việc được nói đến trong câu.


    Thán từ là gì?

    1. Các từ "này", "a" và "vâng" trong những đoạn trích sau đây biểu thị điều gì?

    a) Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.

    (Nam Cao, Lão Hạc)

    b) - Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.

    - Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã.

    (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

    Trả lời

    Các từ "này", "a" và "vâng" trong những đoạn trích sau đây biểu thị:

    + Từ "này" để gọi, thu hút sự chú ý của người đối diện.

    + Từ "A" bộc lộ cảm xúc tức giận khi nhận ra điều xấu đang ập đến

    + Từ "vâng" thể hiện sự lễ phép của người bề dưới với người bề trên.


    2. Nhận xét về cách dùng từ này, a và vâng bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng.

    Trả lời

    Nhận xét về cách dùng các từ "này", "a" và "vâng" bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng:

    a, Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập

    d, Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.


    Bài 1. Trong các câu dưới đây, từ nào là trợ từ, từ nào không phải trợ từ.

    a) Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này.

    b) Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm “Tắt đèn”.

    c) Ngay tôi cũng không biết đến việc này.

    d) Anh phải nói ngay điều này cho cô giáo biết.

    e) Cha tôi là công nhân.

    g) Cô ấy đẹp ơi là đẹp.

    h) Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời niên thiếu.

    i) Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.

    Trả lời

    Trong các câu dưới đây, trợ từ là:

    a, Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi cuốn sách này

    c, Ngay tôi cũng không biết đến việc này.

    e, Cô ấy đẹp ơi là đẹp

    i, Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.


    Bài 2. Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong những câu sau.

    a) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đống quà.

    b) Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu… cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.

    (Nam Cao, Lão Hạc)

    c) Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi, ông giáo ạ!

    (Nam Cao, Lão Hạc)

    d) Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

    Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

    (Tản Đà, Muốn làm thằng Cuội)

    Trả lời

    a, Trợ từ "lấy" có tác dụng nhấn mạnh mức tối thiểu, tới việc đã rất lâu không nhận được bất cứ một lá thư, lời hỏi thăm, sự quan tâm của mẹ.

    b, Trợ từ "nguyên" nhấn mạnh duy chỉ một thứ. Trợ từ "đến" nhấn mạnh mức độ cao, làm ít nhiều ngạc nhiên.

    c, Trợ từ "cả" biểu thị nhấn mạnh về mức độ cao, ý bao hàm.

    d, Trợ từ "cứ" biểu thị nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, không kể khách quan như thế nào.


    Bài 3. Chỉ ra thán từ trong các câu dưới đây.

    a) Đột nhiên lão bảo tôi:

    - Này ! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!

    À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão.

    b) – Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…

    Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được.

    c) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

    d) Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn […].

    e) Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết…

    Trả lời

    Thán từ trong trích đoạn văn bản Lão Hạc (Nam Cao):

    - Thán từ biểu lộ tình cảm, cảm xúc: à, ấy, chao ôi, hỡi ôi

    - Thán từ gọi đáp: này, vâng


    Bài 4: Các thán từ in đậm trong những câu sau đây bộc lộ cảm xúc gì?

    a) Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ: “Kìa chúng bay đâu, xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không?”. Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra. “Ha ha! Cơm nguội! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế: vừa dừ vừa thơm. Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi!”.

    Bác Nồi Đồng run như cầy sấy: “Bùng boong. Ái ái! Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. Cái chạn cao thế này, tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chết mất!”.

    (Nguyễn Đình Thi, Cái tết của Mèo Con)

    b) Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

    (Thế Lữ, Nhớ rừng)

    Trả lời

    Các thán từ bộc lộ cảm xúc:

    + Ha ha: bộc lộ sự sảng khoái, sunng sướng trước những phát hiện thú vị

    + Ái ái: tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột ( sự sợ hãi)

    + Than ôi: biểu thị sự đau buồn, tiếc nuối


    Bài 5: Đặt năm câu với năm thán từ khác nhau!

    Trả lời

    + Ôi! Chú chuồn chuồn ớt mới đẹp làm sao.

    + Vâng, chiều em sẽ nấu cơm giúp chị.

    + Trời ơi! Con làm gì mà bày đồ bừa ra nhà thế?

    + Than ôi, thân phận bọt bèo.

    + Chao ôi, món ăn này ngon tuyệt!


    Bài 6: Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Gọi dạ bảo vâng.

    Trả lời

    Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng.

    + Gọi dạ bảo vâng chỉ người biết lễ phép, có thái độ cung kính đối với người bề trên.

    + Câu tục ngữ này khuyên chúng ta phải khiêm nhường, lễ phép, lễ độ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    - Hiểu được thế nào là trợ từ, thán từ.

    - Biết cách dùng trợ từ, thán từ ở một mức độ nhất định.

    1. Thế nào là trợ từ, thán từ?

    a) Trợ từ

    Trong thuật ngữ trợ từ, có thể hiểu trợ là giúp, là phụ trợ, bổ trợ. Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Một số ví dụ (trợ từ được in đậm) :

    - Những cá là cá.

    - Nhà có năm người mà nó mua những tám cái vé.

    - Nhà đông người mà nó mua có hai lạng thịt.

    - Chính anh là người đã gây ra tai nạn này.

    - Ngay cả thầy giáo chủ nhiệm cũng không biết sự việc này.

    - Thì tôi cũng đâu có biết việc đó.

    - Cái nhà anh này, cứ nói là một tấc đến trời.

    - Tôi thì tôi không thích nó.

    - Nó là hay nói dối lắm đấy.


    b) Thán từ (còn được gọi là từ cảm, cảm từ, từ cảm thán, cảm thán từ...)

    - Trong thuật ngữ thán từ, thán là than, thở than, kêu than. Thán từ là từ dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (Ví dụ: thán từ ái diễn tả thái độ, trạng thái cảm xúc khó chịu, đau đớn đột ngột do tác động của một vật ở bên ngoài ; từ ồ biểu thị cảm xúc, thái độ ngạc nhiên, bất ngờ cúa người nói trước một hiện tượng, một sự kiện nào đó,...). Một số ví dụ khác:

    + Ôi đâu phải qua đêm dài lạnh cóng

    Mặt trời lên là hết bóng mù sương!

    (Tố Hữu)

    + Ồ thích thật, bài thơ miền Bắc

    Rất tự do nên tươi nhạc, tươi vần.

    (Tố Hữu)

    + Hỡi ôi, súng giặc đất rền

    Lòng dân trời tỏ.

    (Nguyễn Đình Chiểu)

    + Than ôi! Tuồng thiên diễn mưa Âu gió Mĩ...

    (Phan Bội Châu)

    + Ơ hay! Sao lại vứt thang lại thế này ?

    (Trần Đăng)

    Thán từ khi được sử dụng thường gắn liền với một ngữ điệu (lên giọng hay xuống giọng, nhấn mạnh hay lướt qua,...) và cử chí, nét mặt, điệu bộ,... của người nói.

    - Ngoài ra, thán từ còn được dùng để gọi, đáp. Một số ví dụ:

    + Hỡi những con khôn của giống nòi

    Những chàng trai quý gái yêu ơi

    (Tố Hữu)

    + Vâng, con về ngay.

    + Tàu đến, chị đánh thức em dậy nhé.

    - Ừ, em cứ ngủ đi.

    (Thạch Lam)


    2. Một số điểu cần lưu ý khi dùng trợ từ, thán từ

    - Trợ từ chủ yếu được dùng trong khẩu ngữ sinh hoạt, trong giao tiếp thông thường. Trợ từ khi được sử dụng thường kèm theo một ngữ điệu nào đó (nhằm nhấn mạnh hoặc bày tỏ thái độ đánh giá).

    - Khi sử dụng thán từ để bày tỏ cảm xúc trực tiếp cũng cần lưu ý: Thán từ được sử dụng phải phù hợp với trạng thái tình cảm, cảm xúc, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Việc sử dụng các thán từ gọi đáp cũng phải phù hợp với đối tượng giao tiếp, để đảm bảo được tính lịch sự, tính văn hoá trong giao tiếp.


    II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    1. - Các câu cho sẵn trong bài tập này chia thành 4 cặp câu. Mỗi cặp câu (a và b ; c và d ; e và g ; h và i) liên quan tới một từ (trong các từ chính ; ngay, là ; những). Các từ này là từ đồng âm (hình thức âm thanh giống nhau nhưng khác nhau về từ loại: là trợ từ và không phải là trợ từ).

    - Muốn xác định được từ nào là trợ từ, em đọc kĩ từng câu (từng cặp câu), dựa vào ngữ cảnh để xác định từ loại của từ in đậm.

    Cụ thể, trong câu (a), từ chính là trợ từ, dùng đế nhấn mạnh vào đối tượng được nói tới trong câu (thầy hiệu trưởng). Từ chính ở câu (b) là tính từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng trước (nhân vật). Do đó, từ chính trong câu (b) không phải trợ từ.

    - Đối với các cặp câu còn lại, cách làm cũng tương tự.

    (Đáp án: + Là trợ từ: Từ in đậm trong các câu c, g, i.

    + Không phải là trợ từ: Từ in đậm trong các câu d, e, h.)


    2. Muốn giải thích được nghĩa của các trợ từ, em đọc kĩ từng câu, chú ý đặt trợ từ vào ngữ cảnh mà nó xuất hiện để tìm hiểu nghĩa. Em có thể tra nghĩa của các trợ từ này trong từ điển. Cụ thể, nghĩa của từng từ như sau:

    - Câu (a): Trợ từ lấy dùng để nhấn mạnh mức tối thiểu, không yêu cầu hơn.

    - Câu (b): Trợ từ nguyên nhấn mạnh ý duy chỉ một thứ. Trợ từ đến biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ cao, làm ít nhiều ngạc nhiên.

    - Câu (c): Trợ từ cả biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ cao, ý bao hàm.

    - Câu (d): Trợ từ cứ biểu thị ý nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, không kể khách quan như thế nào.


    3. Em đọc kĩ từng câu, chú ý các từ dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc và các từ dùng để gọi đáp. Các thán từ thường đứng ở đầu câu (hoặc tách thành câu đặc biệt). Cụ thể, các thán từ tìm được là:

    - Thán từ biểu lộ tình cảm, cảm xúc: à, ấy, chao ôi, hỡi ôi
    - Thán từ gọi đáp: này, vâng

    4. Muốn biết các thán từ này biểu lộ những cảm xúc gì, trước hết, em cần đọc kĩ các câu văn, câu thơ, đặt thán từ trong ngữ cảnh mà nó xuất hiện để tìm hiểu nghĩa. Ngoài ra, em có thể tra từ điển.

    Cụ thể, từng thán từ biểu lộ những cảm xúc sau:

    - Ha ha: gợi tả tiếng cười to, đầy sung sướng trước sự phát hiện bất ngờ, thú vị.

    - Ái ái: những tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột (ở đây thể hiện ý vừa đau vừa sợ hãi).

    - Than ôi: biểu thị sự đau buồn, nuối tiếc.


    5. Trước khi đặt câu, em chọn 5 thán từ (gồm hai loại: biểu lộ tình cảm, cảm xúc và gọi đáp). Với mỗi thán từ đó, em tìm hiểu nghĩa và hoàn cảnh sử dụng của nó. Nội dung cả câu nên nói về những sự vật, sự việc gần gũi, quen thuộc với các em. Một số ví dụ:

    - Ôi, phong cảnh ở đây mới đẹp làm sao.

    - Vâng, từ nay con không đi đá bóng vào buổi trưa nữa.


    6. Người mà “gọi dạ bảo vâng” là người có thái độ cung kính, lễ phép (đối với người trên). Câu tục ngữ này khuyên chúng ta phải lễ phép với người trên.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

    1. Trợ từ

    Trợ từ là gì?
    Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ, đánh giá sự vật, sự việc được nói đến. Trợ từ thường do các từ loại khác chuyển thành.

    Ví dụ:
    + Ăn thì ăn những miếng ngonLàm thì chọn việc cỏn con mà làm

    (Tục ngữ)

    + Ngay cả Hùng cũng nghỉ học ư?

    + Đúng là tụi giặc đuổi theo rồi

    (Hồ Phương)

    + Nó mua những năm quyển sách.

    Các loại trợ từ
    Trợ từ để nhấn mạnh: những, cái, thì, mà, là, …
    Ví dụ:

    + Bây giờ thì tôi quay lại phía biển

    (Nguyễn Thị Kim Cúc)

    + Bà đồ Uẩn đặt lên chiến một mâm đầy những thịt cá..

    (Dẫn theo Nguyễn Tài Cẩn)

    – Trợ từ biểu thị thái độ, sự đánh giá sự việc, sự vật: có, chính, ngay, đích, …

    Ví dụ:

    + Đích thị hôm qua bạn đi xem

    + Chính là qua anh cán bộ huyện (…) Nam Tiến biết được tôi hiện nay ở đâu.

    (Bùi Hiển)


    2. Thán từ

    Thán từ là gì?
    Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

    Ví dụ:
    + Ơ kìa, cô bé nói hay sao!

    Nhà của tôi ai lại hỏi chào?

    (Tố Hữu)

    + Ô hay, cảnh cũng ưa người nhỉ!

    (Hồ Xuân Hương)

    + Bác ơi, tim Bác mênh mông thế!

    Ôm cả non sông, mọi kiếp người

    (Tố Hữu)

    Đặc điểm
    – Thán từ dùng để bộc lộ cảm xúc bất ngờ, trực tiếp của người nói trước một sự việc nào đó.

    Ví dụ:

    + Ái chà, dân công chạy khoẻ nhỉ?

    (Nguyễn Đình Thi)

    – Thán từ có thể làm thành phần biệt lập trong câu hoặc tách thành câu độc lập.

    Ví dụ:

    + Chao ôi, bức tranh thật đẹp!

    (Thành phần biệt lập)

    + Ô hay! Sao lại viết thang thế này?

    (Câu đặc biệt)

    Các loại thán từ
    – Thán từ dùng để bộc lộ tình cảm: ôi, ối, chà, eo ơi, hỡi, hỡi ai, trời ơi, khổ quá, chao ôi, …

    Ví dụ:

    + Hỡi ơi lão Hạc

    + ối, đau quá!

    + Khốn nạn!

    – Thán từ dùng để gọi đáp: hỡi, ơi, ê, vâng, …

    Ví dụ:

    + Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ

    (Ngô Tất Tố)

    + Ai ơi bưng bát cơm đầy

    Dẻo cơm một hạt, đắng cay muôn phần

    (Ca dao)


    II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

    1. Trong các từ gạch chân của các câu dưới đây từ nào là trợ từ, từ nào là thán từ?

    Hào nhìn kỹ, đúng là xếp Thuần

    (Võ Huy Tâm)

    Anh đĩ Mùi đi chợ về quảy một gánh nặng những khoai lang
    (Dẫn theo Nguyễn Tài Cẩn)

    Hừ, quân này to gan thật
    (Ngô Tất Tố)

    Ái chà, đau quá!
    Cuốn truyện này hay ơi là hay!
    Ô hay, cảnh cũng ưa người nhỉ!
    (Hồ Xuân Hương)

    Gợi ý:

    Trợ từ: đúng là, những, là

    – Thán từ: hứ, ái chà, ô hay.


    2. Xác định các trợ từ và thán từ có trong những đoạn sau:

    Đã dậy rồi hả trầu?
    Ta hái vài lá nhé

    Cho bà và cha mẹ

    Đừng lụi đi trầu ơi!

    (Trần Đăng Khoa)

    Vui là vui gượng kẻo là,

    Tri âm ai đó mặn mà với ai?

    (Nguyễn Du)

    Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!

    Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

    (Nguyễn Du)

    Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng

    Vàng ơi! Vàng rơi… thu mênh mông

    (Bích Khuê)

    Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ

    Một cánh chim thu lạc cuối ngàn

    (Chế Lan Viên)

    Than ôi! Thời oanh liệt còn đâu!

    (Thế Lữ)

    Cái phút hoa quỳnh nở

    Nó thế nào hở trăng?

    Nó thế nào hở sao?

    Nó thế nào hở gió?

    Cái phút hoa quỳnh nở

    Làm sao tìm lại đây

    (Lâm Thị Mỹ Dạ)

    Gợi ý:

    Trợ từ: hả, nhé, là, hở.
    Thán từ: ôi, hỡi, ô hay, chao ôi, ôi, than ôi.


    3. Nêu ý nghĩa của những từ gạch chân sau đây:

    Ồ đâu phải qua đêm dài lạnh cóng

    Mặt trời lên là hết bóng mù sương

    Ôi đâu phải qua đoạn đường lửa bỏng

    Cuộc đời ta bỗng chốc hoá thiên đường

    (Tố Hữu)

    Gợi ý:

    Ý nghĩa của:

    Ôi: Thốt lên, biểu thị cảm xúc mạnh mẽ trước những điều bất ngờ.
    Ồ: Tiếng thốt ra biểu lộ cảm xúc bất ngờ hoặc sực nhớ ra điều gì đó.


    4. Đặt 6 câu, trong đó có 3 câu sử dụng trợ từ, 3 câu sử dụng thán từ.

    Gợi ý: Yêu cầu đặt câu đúng ngữ pháp, đúng yêu cầu :

    Mẫu:

    Đích thị là Hùng bị điểm kém.
    Eo ôi, mình sợ lắm.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1.Trợ từ

    1.1. Nghĩa của các câu dưới đây có gì khác nhau ? Vì sao có sự khác nhau đó ?

    Nó ăn hai hát cơm.
    Nó ăn những hai hát cơm.
    Nó ăn có hai hát cơm.
    Trả lời:

    Nó ăn hai bát cơm - Diễn tả sự việc bình thường.
    Nó ăn những hai bát cơm – có ý nghĩa nhấn số lượng lớn (quá nhiều).
    Nó ăn có hai bát cơm - sắc thái không bình thường về số lượng không đạt mức bình thường (quá ít).
    1.2. Các từ những và có trong các câu ở mục 1 đi kèm từ ngữ nào trong câu và biểu thị thái dộ gì của ngưòi nói đối với sự việc ?Trả lời:Các từ những và có ở các câu trong mục 1 là dùng để đánh giá, nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói đến trong câu.


    2. Thán từ

    2.1. Các từ này, a và vâng trong những đoạn trích sau đùy biểu thị điều gì ?a. Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ừ, nhìn tôi, như muốn hảo tôi rằng: “A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?”.b. - Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn. - Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã.Trả lời:

    Các từ a, này, vâng, trong các câu (a, b, c) bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói.2.2. Nhận xét về cách dùng các từ này, a và vâng bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng.

    a. Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập.
    b. Các từ ấy không thể làm thành một câu độc lập.
    c. Các từ ấy không thể làm một bộ phận của câu.
    d. Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.
    Trả lời: đáp án đúng là câu (a), (d)

    (a) Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập
    (d) Các từ ấy có thể dùng cũng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.

    3. Ghi nhớ

    Trợ từ là những từ chuyển di kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc dược nói đến ở từ ngữ đó. Ví dụ: những, có, chính, ngay...
    Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.
    Thán từ gồm hai loại chính:
    Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,...
    Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ,...


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: (Trang 70 - SGK Ngữ văn 8) Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ in đậm) là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ?

    a. Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi cuốn sách này.

    b. Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm "Tắt đèn".

    c. Ngay tôi cũng không biết đến việc này.

    d. Anh phải nói ngay điều này cho cô giáo biết.

    e. Cha tôi là công nhân.g. Cô ấy đẹp ơi là đẹp.

    h. Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời niên thiếu.

    i. Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.

    Trả lời:

    Các từ in đậm trong các câu (a), (c), (g), (i) là trợ từ.
    Từ chính ở câu (b) là tính từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng trước nên không phải là trợ từ, các từ ở câu (d), (e), (h) không phải là trợ từ


    Câu 2: (Trang 70 - SGK Ngữ văn 8) Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong những câu sau:a. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một dồng quà.
    (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
    b. Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách quá nặng: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu... cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc
    (Nam Cao, Lão Hạc)
    c. Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khoẻ hơn cả tôi, ông giáo ạ!
    (Nam Cao, Lão Hạc)
    d. Rồi cứ mỗi năm rằm thắng tám
    Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
    (Tản Đà, Muốn làm thằng Cuội)

    Trả lời:

    a. Trợ từ lấy được lặp lại 3 lần. Nhằm biểu thị tình cảm của nhân vật với mẹ, dù mẹ không quan tâm hỏi han nhưng tình cảm của Hồng với mẹ không “rắp tâm nào” có thể làm thay đổi được.b.Trợ từ nguyên, đến: nhấn mạnh ý chê trách nhà gái thách cưới quá nặng, và biểu thị thái độ oán trách của lão Hạc.c. Trợ từ cả : Nhấn mạnh về mức độ cao (ăn nhiều của “cậu Vàng”).d. Trợ từ cứ: Nhấn mạnh ý khảng định, bất chấp mọi điều kiện.


    Câu 3: (Trang 71 - SGK Ngữ văn 8) Chỉ ra thán từ trong các câu dưới đây (trích từ tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao):
    a. Đột nhiên lão hảo tôi:- Này ! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ.
    - À, Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão. b. - Con chó là của cháu nó mua dấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúcc cưới vợ thì giết thịt... Ấy ! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được.
    c. - Vâng ! Ông giáo dạy phải! Đôi với chúng mình thì thế là sung sướng.d. Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, hần tiện, xấu xa, hỉ ổi... toàn những cớ dể cho ta tàn nhẫn [...]e. Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng cố thể làm liều như ai hết...

    Trả lời:

    Thán từ trong các câu :a. này, à

    b. ấy

    c. vâng

    d. chao ôi

    e. hỡi ơi


    Câu 4: (Trang 71 - SGK Ngữ văn 8) Các thán từ in đậm trong những câu sau đây bộc lộ những cảm xúc gì ?a. Chuột Cống chùi hộ râu và gọi đám bộ hạ: "Kìa chúng hay đâu, xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không?
    ”Lũ chuột hò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại húc mồm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra. Ha ha! Cơm nguội ! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế: vừa dừ vừa thơm. Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi!" Bác Nồi Đồng run như cầy sấy : “Bùng boong. Ái ái ! Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. Cái chạn cao thế này, tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chết mất !”.
    (Nguyễn Đình Thi, Cái tết của Mèo Con)
    b) Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
    (Thế Lữ, Nhớ rừng)

    Trả lời:

    a. Ha ha: Biểu thị thái độ vui sướng, khoái chí khi phát hiện ra điều bất ngờ của lũ chuột.
    Ái ái: Biểu thị sự đau xót, van xin của bác Nồi Đồng, tiếng thốt lên khi bất ngờ bị làm đau
    b. Than ôi: biểu thị sự đau buồn, tiếc nuối


    Câu 5: (Trang 71 - SGK Ngữ văn 8) Đặt năm câu với năm thán từ khác nhau.
    Bài làm:
    A! mùa xuân đã về rồi!

    Chao ôi! Mùi thơm của hoa cau làm nao nức lòng người

    Chính cậu đã lấy trộm quyển truyện của tớ.

    Này, đi chơi với tớ đi

    Mẹ ơi! Con nhớ mẹ rất nhiều!


    Câu 6: (Trang 71 - SGK Ngữ văn 8) Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng.
    Bài làm:
    Câu tục ngữ là lời khuyên bảo chúng ta về cách dùng các thán từ gọi đáp sao cho lễ phép. Khuyên bảo con người phải nghe những lời dạy bảo của cha mẹ và những người lớn tuổi hơn mình. Khi được gọi đến phải dạ khi nghe bảo ban điều gì đó phải vâng. Đó cũng là truyền thống văn hóa, đạo đức của người Việt Nam.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy