Top 6 Bài soạn "Hoán dụ" lớp 6 hay nhất

Bình An 211 0 Báo lỗi

Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận với nó nhằm làm tăng sức gợi, ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài soạn "Hoán dụ" số 1

    I. Hoán dụ là gì?

    Câu 1 (trang 82 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    - Áo nâu: chỉ người nông dân

    - Áo xanh: chỉ người công nhân

    - Nông thôn: chỉ những người sống ở nông thôn

    - Thị thành: chỉ những người sống ở thị thành


    Câu 2 (trang 82 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    Các từ này có mối quan hệ gần gũi với nhau:

    - Áo nâu gợi liên tưởng tới những người nông dân sống ở nông thôn

    - Áo xanh là nét đặc trưng gợi liên tưởng tới những người công nhân sống ở thị thành ( trong thời kì Đổi mới của nước ta)


    Câu 3 (trang 82 sgk ngữ văn tập 6 tập 2):

    Cách diễn đạt trên ngắn gọn, gợi được sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.


    II. Các kiểu hoán dụ

    Câu 1 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    - Bàn tay: chỉ bộ phận con người dùng để lao động, cầm nắm, nó tượng trưng cho sức lao động, người lao động chân chính

    - Một, ba: Biểu thị số lượng cụ thể, xác định, ở đây chỉ sự hợp lại của các cá thể, tập thể tạo ra sức mạnh chung

    - Đổ máu: là thương tích, mất mát, hi sinh, ở đây biểu thị chiến tranh bắt đầu xảy ra.


    Câu 2 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    - Câu a biểu thị mối quan hệ giữa bộ phận với cái toàn thể

    - Câu b biểu thị mối quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng

    - Câu c biểu thị quan hệ dấu hiệu của sự vật với sự vật


    Câu 3 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    Một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ:

    - Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

    - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

    - Lấy bộ phận để chỉ toàn thể


    LUYỆN TẬP

    Bài 1 (Trang 84 skg ngữ văn 6 tập 2):

    a, Phép hoán dụ mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng:

    - Làng xóm ta: tên của vật chứa đựng

    - Những người sống trong xóm làng đó: vật bị chứa đựng

    b, Phép hoán dụ dùng mối quan hệ giữa cụ thể và trừu tượng

    - Cái cụ thể: mười năm, trăm năm

    - Cái trừu tượng: con số không xác định rõ

    c, Phép hoán dụ: mối quan hệ một bộ phận với cái toàn thể

    - Áo chàm: dấu hiệu của sự vật

    - Thay cho sự vật: người Việt Bắc

    d, Phép hoán dụ: mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng

    - Trái đất: Vật chứa đựng

    - Nhân loại: Vật bị chứa đựng


    Bài 2 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    - Giống: đều là những biện pháp tu từ xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng

    - Khác:

    + Ẩn dụ: Mối quan hệ giữa các sự vật tương đồng với nhau (so sánh ngầm)

    + Hoán dụ: Mối quan hệ giữa các sự vật có mối quan hệ tượng cận, gần gũi với nhau.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Bài soạn "Hoán dụ" số 2

    HOÁN DỤ LÀ GÌ?

    Trả lời câu 1 (trang 82 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Các từ ngữ in đậm trong câu thơ chỉ ai?

    Áo nâu liền với áo xanh

    Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

    Trả lời:

    - Áo nâu, áo xanh: chỉ những người nông dân và công nhân.

    - Nông thôn và thị thành: chỉ những người sống ở nông thôn và sống ở thành thị.


    Trả lời câu 2 (trang 82 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào?

    - Giữa áo nâu, áo xanh với sự vật được chỉ có mối quan hệ giữa đặc điểm, tính chất: người nông dân thường mặc áo nâu, còn người công nhân thường mặc áo xanh khi làm việc.

    - Giữa nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ giữa vật chứa đựng (nông thôn, thị thành) với vật bị chứa đựng (những người sống ở nông thôn và thành thị).


    Trả lời câu 3 (trang 82 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Nêu tác dụng của cách diễn đạt này.

    Trả lời:

    Cách dùng như trên ngắn gọn, tăng tính hình ảnh và hàm súc cho câu văn, nêu bật được đặc điểm của những người được nói đến.


    Phần II: CÁC KIỂU HOÁN DỤ

    Trả lời câu 1 + 2 (trang 83 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Em hiểu các từ ngữ in đậm dưới đây như thế nào?

    a) Bàn tay ta làm nên tất cả

    Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

    (Hoàng Trung Thông)

    b) Một cây làm chẳng nên non

    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

    (Ca dao)

    c) Ngày Huế đổ máu

    Chú Hà Nội về

    Tình cờ chú cháu

    Gặp nhau Hàng Bè.

    (Tố Hữu)

    2. Giữa bàn tay với sự vật mà nó biểu thị trong ví dụ a, một và ba với số lượng mà nó biểu thị trong ví dụ b, đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ c có quan hệ như thế nào?

    a) Bàn tay - một bộ phận của con người, được dùng thay cho người lao động nói chung (quan hệ bộ phận - toàn thể).

    b) Một, ba - số lượng cụ thể, được dùng thay cho số ít và số nhiều nói chung (quan hệ cụ thể - trừu tượng).

    c) Đổ máu - dấu hiệu, thường được dùng thay cho sự hi sinh, mất mát nói chung (quan hệ dấu hiệu của sự vật - sự vật). Trong bài thơ của Tố Hữu, đổ máu chỉ dấu hiệu của chiến tranh.


    Trả lời câu 3 (trang 83 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Từ những ví dụ đã phân tích ở phần trên, hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ.

    Một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo phép hoán dụ:

    - Lấy bộ phận để gọi toàn thể.

    - Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

    - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

    - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.


    Phần III: LUYỆN TẬP

    Trả lời câu 1 (trang 84 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì.

    a) Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.

    (Hồ Chí Minh)

    b) Vì lợi ích mười năm phải trồng cây,

    Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.

    (Hồ Chí Minh)

    c) Áo chàm đưa buổi phân li

    Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

    (Tố Hữu)

    d) Vì sao? Trái đất nặng ân tình

    Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh

    (Tố Hữu)

    Trả lời:

    Các hoán dụ có trong các câu văn, thơ và mối quan hệ giữa chúng:

    a) Làng xóm - người nông dân: quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.

    b) Mười năm - thời gian trước mắt; trăm năm - thời gian lâu dài: quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng.

    c) Áo chàm - người Việt Bắc: quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật.

    d) Trái Đất - nhân loại: quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.


    Trả lời câu 2 (trang 84 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Hoán dụ có gì giống và khác với ẩn dụ? Cho ví dụ minh hoạ.

    Lời giải chi tiết:

    Các em có thể thấy rõ sự giống và khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ qua bảng sau:

    GIỐNG: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác

    KHÁC: Dựa vào quan hệ tương đồng.

    Cụ thể là tương đồng về:

    - hình thức

    - cách thức thực hiện

    - phẩm chất

    - cảm giác

    Dựa vào quan hệ tương cận.

    Cụ thể:

    - bộ phận - toàn thể

    - vật chứa đựng - vật bị chứa đựng

    - dấu hiệu của sự vật - sự vật

    - cụ thể - trừu tượng.

    Ví dụ: Ẩn dụ:

    Thuyền về có nhớ bến chăng

    Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

    Hoán dụ:

    Nhớ ông cụ mắt sáng ngời

    Áo nâu, túi vải, đẹp tươi lạ thường.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Bài soạn "Hoán dụ" số 3

    I – HOÁN DỤ LÀ GÌ ?

    Câu 1. Các từ in đậm trong câu thơ sau chỉ ai ?

    Áo nâu cùng với áo xanh

    Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

    Các từ in đậm trong câu thơ dùng để chỉ:

    Áo nâu: chỉ người nông dân;
    Áo xanh: chỉ người công nhân;
    Nông thôn: chỉ những người ở nông thôn;
    Thành thị: chỉ những người sống ở thành thị.

    Câu 2. Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào?

    Mối quan hệ giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ là:

    Người nông dân Việt Nam trước đây thường mặc áo nhuộm nâu.
    Người công nhân làm việc thường mặc áo xanh. Ta cũng gọi là màu xanh công nhân.
    Vùng nông thôn và nơi làm nghề nông, nơi cư trứ của đa số người Việt Nam vốn là nông dân.
    Vùng thị thành có nhiều loại người khác nhau như thương gia, trí thức, các công chức, nhưng trong thế đối ứng của câu thơ thì Công nhân vẫn là đối tượng cần kêu gọi.

    Câu 3. Hãy nêu tác dụng của cách diễn đạt này.

    Tác dụng của cách diễn đạt này:

    Mối quan hệ giữa cái biểu thị và cái được biểu thị trong phép ẩn dụ là mối quan hệ giống nhau;
    Mối quan hệ giữa cái biểu thị và cái được biểu thị trong phép hoán dụ là quan hệ gần gũi, không phải quan hệ giống nhau.

    Ghi nhớ

    Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt


    II – CÁC KIỂU HOÁN DỤ

    Câu 1. Em hiểu các từ ngữ in đậm dưới đây như thế nào ?

    a) Bàn tay ta làm nên tất cả

    Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

    (Hoàng Trung Thông)

    b) Một cây làm chẳng nên non

    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

    (Ca dao)

    c) Ngày Huế đổ máu

    Chú Hà Nội về

    Tình cờ chú cháu

    Gặp nhau Hàng Bè.

    (Tố Hữu)

    Bàn tay: vốn là một bộ phận mà con người dùng nó để lao động, ở đây dùng để chỉ những người lao động, sức lao động;

    Một, ba: vốn là những từ biểu thị số lượng cụ thể, ở đây được dùng để biểu thị chung về số lượng ít (một), số lượng nhiều (ba), không còn mang ý nghĩa số lượng cụ thể, xác định nữa;

    Đổ máu: dấu hiệu của sự xô xát dẫn đến thương tích, hi sinh, mất mát; ở đây được dùng để biểu thị thời điểm xảy ra chiến sự, chiến tranh.


    Câu 2. Giữa bàn tay với sự vật mà nó biểu thị trong ví dụ a, một và ba với số lượng mà nó biểu thị trong ví dụ b, đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ c có quan hệ như thế nào?

    Quan hệ của của các từ in đậm với sự vật mà nó biểu thị là:

    Cái dùng để biểu thị

    Kiểu quan hệ

    Cái được biểu thị

    Áo nâu, áo xanh

    Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

    Người nông dân, người công nhân

    Nông thôn, thị thành

    Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

    Những người ở nông thôn, những người ở thành thị

    Bàn tay

    Lấy một bộ phận để gọi toàn thể

    Nh\ngx người lao động, sức lao động

    Một, ba

    Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

    Số lượng ít, số lượng nhiều

    Đổ máu

    Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

    Xảy ra chiến sự


    Câu 3. Từ những ví dụ đã phân tích ở phần I và phần II, hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng đẻ tạo ra phép hoán dụ.

    Một số kiểu quan hệ thường được sử dụng đẻ tạo ra phép hoán dụ là:

    Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
    Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
    Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
    Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật


    Ghi nhớ

    Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là:

    Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
    Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
    Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
    Lấy cái cụ thể để gọi cái từu tượng


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: Trang 84 sgk ngữ văn 6 tập 2

    Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì.

    a) Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.

    (Hồ Chí Minh)

    b) Vì lợi ích mười năm phải trồng cây,

    Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.

    (Hồ Chí Minh)

    c) Áo chàm đưa buổi phân li

    Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

    (Tố Hữu)

    d) Vì sao? Trái Đất nặng ân tình

    Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh

    (Tố Hữu)

    Bài làm:
    Các phép hoán dụ trong các ví dụ trên là:
    Câu a: Làng xóm ta (chỉ những người nông dân)
    => quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng;
    Câu b: Mười năm (chỉ thời gian trước mắt), trăm năm (chỉ thời gian lâu dài)
    => quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng;
    Câu c: Áo chàm (chỉ người Việt Bắc)
    => quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật;
    Câu d: Trái Đất (chỉ những người sống trên trái đất - nhân loại nói chung)
    => quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng.


    Câu 2: Trang 84 sgk ngữ văn 6 tập 2
    Hoán dụ có gì giống và khác ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.
    Bài làm:
    Ẩn dụ và Hoán dụ:
    Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
    Khác nhau:
    Hoán dụ: Các sự vật hiện tượng có quan hệ gần gũi với nhau.
    Ẩn dụ: các sự vật, hiện tượng phải có những nét tương đồng với nhau.
    Ví dụ:
    Hoán dụ: "Áo chàm đưa buổi phân ly"
    => Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).
    Ẩn dụ:
    "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."
    (Viễn Phương)
    => Tác giả Viễn Phương sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).


    Viết một đoạn văn có sử dụng phép hoán dụ và chỉ ra phép hoán dụ được sử dụng trong đoạn văn
    Bài làm:
    Bài tham khảo 1:
    Hè đến, cánh đồng lúa thay màu áo mới màu vàng tươi như tấm thảm khổng lồ trải dài tít tắp đến tấn chân trời. Những bông lúa cong cong uốn mình với những hạt thóc căng tròn, nặng trĩu. .Thấp thoáng trên cánh đồng là những chiêc nón trắng của các bác nông dân đang làm việc vất vả trên cánh đồng. Tay niềm tay hái đưa thoăn thoắt không biết mệt mỏi. Những giọt mồ hôi lấm tấm rơi trên khuôn mặt các cô, các bác nhưng tiếng cười iếng nói vẫn vang vọng bời một vụ mùa bội thu xóa tan đi cái nắng hè oi ả. Nhìn thấy sự vất vả các các cô các bác em lại chợt nhớ đến câu ca dao:" Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" từ đó càng thêm trân quý hạt cơm, hạt gạo hơn.
    Hoán dụ: Tay niềm tay hái - chỉ những người nông dân (Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật)

    Bài tham khảo 2:
    " Tùng tùng tùng..." Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Sân trường ồn ào như vỡ chợ. Những cô cậu học trò từ các lớp ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
    Hoán dụ: Sân trường ồn ào- chỉ tiếng ồn của những cô cậu học trò ( lấy vật chứa đựng để nói vật bị chứa đựng)

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Bài soạn "Hoán dụ" số 4

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    Bài này giúp các em tìm hiểu về hoán dụ như một phép tu từ. VI thế, các em cần:

    - Hiểu thế nào là hoán dụ ;

    - Biết các kiểu hoán dụ ;

    - Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ.


    1. Thế nào là hoán dụ?

    Hoán dụ là việc gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

    Ví dụ:

    Mười lăm năm ấy, ai quên

    Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hoà.

    (Tố Hữu)

    Trong câu thơ trên, quê hương cách mạng là một hoán dụ. Ở đây quê hương cách mạng được dùng để gọi khu căn cứ địa Việt Bắc, nơi Đảng và Bác lãnh đạo cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp của dân tộc.


    2. Các kiểu hoán dụ

    Dựa vào mối quan hệ có được giữa A và B, ta có thể chia hoán dụ ra thành 4 kiểu chính như sau:

    a) Quan hệ bộ phận (B) - toàn thể (A): gọi tên một bộ phận thay cho toàn thể.

    Ví dụ:

    - Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió

    Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

    (Anh Thơ)

    cánh bướm (bộ phận): thay cho bướm (toàn thể).

    - Theo chân Bác (Tố Hữu)

    chân (bộ phận) : thay cho Bác (toàn thể).

    b) Quan hệ giữa vật chứa đựng (B) và vật bị chứa đựng (A) : gọi tên vật chứa đựng thay cho vật bị chứa đựng. Ví dụ:

    Mình về với Bác đường xuôi

    Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.

    (Tố Hữu)

    Việt Bắc (vật chứa đựng): thay cho người Việt Bắc, nhân dân Việt Bắc.

    c) Quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật (B) và sự vật (A): gọi tên dấu hiệu của sự vật thay cho sự vật. Ví dụ:

    Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái.

    (Nguyễn Tuân)

    sáu bơi chèo (dấu hiệu của sự vật): được dùng để gọi thay cho sáu người chèo thuyền (sự vật).

    d) Quan hệ giữa cái cụ thể (B) và cái trừu tượng (A): gọi tên cái cụ thể thay cho cái trừu tượng. Ví dụ:

    Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ

    Bắp chân đầu gối vẫn săn gân.

    (Tố Hữu)

    Bắp chân đầu gối vẫn săn gân (cái cụ thể) được dùng để gọi thay cho cái trừu tượng (tinh thần kháng chiến vẫn vững vàng, dẻo dai).


    II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    Câu 1. Bài tập yêu cầu các em:

    - Chỉ ra phép hoán dụ trong các câu văn, câu thơ.

    - Xác định mối quan hệ giữa các sự vật trong phép hoán dụ đó là mối quan hệ nào trong số bốn mối quan hệ đã được học.

    Để tìm được phép hoán dụ, các em cần hiểu hoán dụ là phép gọi tên sự vật này bằng tên một sự vật khác dựa trên mối quan hệ mật thiết giữa hai sự vật ấy. Bởi thế, trong các câu văn, câu thơ, nếu các em thấy có trường hợp gọi A mà các em hiểu đó là nói tới B nhờ dựa vào mối quan hệ mật thiết giữa A và B, thì đấy chính là hoán dụ.

    Sau khi tìm được phép hoán dụ trong câu văn, câu thơ, dựa vào mối quan hệ cụ thể trong hoán dụ đó, dựa vào 4 kiểu hoán dụ đã nêu trong SGK, các em sẽ xác định kiểu hoán dụ đã dùng.

    a) Phép hoán dụ: làng xóm ta. Mối quan hệ giữa vật chứa đựng (B) và vật bị chứa đựng (A):

    + Gọi tên vật chứa đựng: làng xóm ta.

    + Thay cho vật bị chứa đựng: những người dân sống trong làng xóm.

    b) Phép hoán dụ: mười năm, trăm năm. Mối quan hệ giữa cái cụ thể (B) và cái trừu tượng (A):

    + Gọi tên cái cụ thể: mười năm, trăm năm.

    + Thay cho cái trừu tượng: con số không xác định (nhiều năm).

    c) Phép hoán dụ: áo chàm. Mối quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật (B) và sự vật (A):

    + Gọi tên dấu hiệu của sự vật: áo chàm.

    + Thay cho sự vật: người Việt Bắc.

    d) Phép hoán dụ: trái đất. Mối quan hệ giữa vật chứa đựng (B) và vật bị chứa đựng (A):

    + Gọi tên vật chứa đựng: trái đất.

    + Thay cho vật bị chứa đựng: nhân loại.


    Câu 2. Bài tập yêu cầu các em phân biệt ẩn dụ và hoán dụ, vì thế các em phải chỉ ra được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, sau đó cho ví dụ minh hoạ.

    Hoán dụ và ẩn dụ có điểm giống nhau và khác nhau như sau:

    a) Giống nhau

    Chúng đều là sự chuyển đổi cách gọi tên: gọi B để thấy A, gọi B mà hiểu là nói đến A. Ví dụ:

    - Ẩn dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

    + ăn quả (B) - người hưởng thụ thành quả (A)

    + trồng cây (B) - người gây dựng, người tạo thành quả (A).

    - Hoán dụ: Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hoà.

    + quê hương cách mạng (B)

    + căn cứ địa Việt Bắc (A) dấu hiệu của sự vật.

    c) Khác nhau

    - Ẩn dụ là cách chuyến đối tên gọi dựa trên sự tương đồng, giống nhau nào đó giữa A và B, nhưng sự tương đồng đó không phải là hiển nhiên mà phải có sự tìm tòi, phát hiện mới thấy. Bởi vậy, có những ẩn dụ, người đọc không phải lúc nào cũng hiểu như nhau. Ví dụ: Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

    + thắp có sự tương đồng với nở hoa.

    + lửa hồng có sự tương đồng với màu đỏ của hoa.

    - Hoán dụ là sự chuyển đổi tên gọi không phải dựa trên sự tương đồng giữa A và B mà dựa trên mối quan hệ gần gũi, hiển nhiên, dễ thấy giữa A và B.

    Ví dụ:

    + Gọi người chèo thuyền là tay chèo vì khi chèo thuyền phải dùng tay và mái chèo để chèo.

    + Người chơi bóng bàn là tay vợt vì khi chơi bóng bàn phải dùng tay và chơi bằng vợt.

    + Người viết văn làm thơ phải dùng bút nên gọi là tay bút (hoặc cây bút).

    + Trong khi đó, người đá bóng phải dùng chân nên gọi là chân sút.

    Chính vì mối quan hệ mật thiết đó mà cách hiểu hoán dụ thường được người đọc hiểu một cách nhanh chóng hơn, dễ dàng thống nhất với nhau hơn.

    Các em có thể thấy được sự khác biệt giữa ẩn dụ và hoán dụ qua bảng so sánh sau:

    Ẩn dụ
    Hoán dụ

    Có nét tương đồng về các mặt:

    Có quan hệ mật thiết về các mặt:

    - hình thức

    - bộ phận - toàn thể

    - cách thức thực hiện

    - vật chứa đựng - vật bị chứa đựng

    - phẩm chất

    - dấu hiệu của sự vật - gọi sự vật

    - cảm giác

    - cụ thể - trừu tượng

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Bài soạn "Hoán dụ" số 5

    I. Hoán dụ là gì ?

    1 - Trang 82 SGK

    Các từ ngữ in đậm trong câu thơ sau chỉ ai?

    Áo nâu liền với áo xanh

    Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

    (Tố Hữu)

    Trả lời:

    - Áo nâu: chỉ người nông dân.

    - Áo xanh: chỉ người công nhân.

    - Nông thôn: chỉ những người sống ở nông thôn.

    - Thị thành: chỉ những người sống ở thị thành.


    2 - Trang 82 SGK

    Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào?

    Trả lời:

    Các từ này có mối quan hệ gần gũi với nhau:

    – Áo nâu gợi liên tưởng tới những người nông dân sống ở nông thôn.

    – Áo xanh là nét đặc trưng gợi liên tưởng tới những người công nhân sống ở thị thành ( trong thời kì Đổi mới của nước ta).


    3 - Trang 82 SGK

    Hãy nêu tác dụng của cách diễn đạt này.

    Trả lời:

    Cách diễn đạt ở câu trên vô cùng ngắn gọn nhưng lại gợi được sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.


    II. Các kiểu hoán dụ

    1 - Trang 83 SGK

    Em hiểu các từ ngữ in đậm dưới đây như thế nào?

    a.

    Bàn tay ta làm nên tất cả

    Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

    (Hoàng Trung Thông)

    b.

    Một cây làm chẳng nên non

    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

    (Ca dao)

    c.

    Ngày Huế đổ máu

    Chú Hà Nội về

    Tình cờ chú cháu

    Gặp nhau Hàng Bè.

    (Tố Hữu)

    Trả lời:

    - Bàn tay: chỉ bộ phận con người dùng để lao động, cầm nắm, nó tượng trưng cho sức lao động, người lao động chân chính.

    - Một, ba: biểu thị số lượng cụ thể, xác định, ở đây chỉ sự hợp lại của các cá thể, tập thể tạo ra sức mạnh chung.

    - Đổ máu: là thương tích, mất mát, hi sinh, ở đây biểu thị chiến tranh bắt đầu xảy ra.


    2 - Trang 83 SGK

    Giữa bàn tay với sự vật mà nó biểu thị trong ví dụ a, một và ba với số lượng mà nó biểu thị trong ví dụ b, đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ c có quan hệ như thế nào?

    Trả lời:

    – Câu a biểu thị mối quan hệ giữa bộ phận với cái toàn thể

    – Câu b biểu thị mối quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng

    – Câu c biểu thị quan hệ dấu hiệu của sự vật với sự vật.


    3 - Trang 83 SGK

    Từ những ví dụ đã phân tích ở phần I và phần II, hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ.

    Trả lời:

    Một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ:

    – Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

    – Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

    – Lấy bộ phận để chỉ toàn thể.


    III. Luyện tập

    1 - Trang 84 SGK

    Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì.

    a) Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.

    (Hồ Chí Minh)

    b)

    Vì lợi ích mười năm phải trồng cây,

    Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.

    (Hồ Chí Minh)

    c)

    Áo chàm đưa buổi phân li

    Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

    (Tố Hữu)

    d)

    Vì sao? Trái Đất nặng ân tình

    Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh

    (Tố Hữu)

    Trả lời:

    a. Phép hoán dụ mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng:

    – Làng xóm ta: tên của vật chứa đựng

    – Những người sống trong xóm làng đó: vật bị chứa đựng

    b. Phép hoán dụ dùng mối quan hệ giữa cụ thể và trừu tượng

    – Cái cụ thể: mười năm, trăm năm

    – Cái trừu tượng: con số không xác định rõ

    c. Phép hoán dụ: mối quan hệ một bộ phận với cái toàn thể

    – Áo chàm: dấu hiệu của sự vật

    – Thay cho sự vật: người Việt Bắc

    d. Phép hoán dụ: mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng

    – Trái đất: Vật chứa đựng

    – Nhân loại: Vật bị chứa đựng


    2 - Trang 84 SGK

    Hoán dụ có gì giống và có gì khác ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.

    Trả lời:

    – Giống: đều là những biện pháp tu từ xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng.

    – Khác:

    + Ẩn dụ: Mối quan hệ giữa các sự vật tương đồng với nhau (so sánh ngầm)

    + Hoán dụ: Mối quan hệ giữa các sự vật có mối quan hệ tượng cận, gần gũi với nhau.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Bài soạn "Hoán dụ" số 6

    I. Hoán dụ là gì?

    Câu 1 trang 82 sgk ngữ văn 6 tập 2

    Áo nâu: chỉ người nông dân chân lấm tay bùn

    Áo xanh: chỉ người công nhân Nông thôn: chỉ những người dân sống ở nông thôn

    Thị thành: chỉ những người dân sống ở phố thị


    Câu 2 trang 82 sgk ngữ văn 6 tập 2

    Các từ này có mối quan hệ rất mật thiết với nhau:Áo nâu : Gợi chúng ta liên tưởng đến hình ảnh người nông dân nơi làng quê dân dã

    Áo xanh: Gợi nhắc chúng ta nhớ về người công nhân trong thời kì đất nước bắt tay vào công cuộc kiến thiết.


    Câu 3 trang 82 sgk ngữ văn tập 6 tập 2

    Cách diễn đạt trên ngắn gọn, hàm súc và có sức gợi hình, gợi cảm cao


    II. Các kiểu hoán dụ

    Câu 1 trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2

    Bàn tay: là một bộ phận trên cơ thể con người dùng để làm việc trong cuộc sống, nó là biểu tượng cho sức lao động, sự khổ cực của những người lao động.

    Một, ba: Là số từ chỉ một lượng chính xác, ở đây có sự hòa hợp gắn kết từ một cá thể tạo nên cái lớn lao

    Đổ máu: Biểu thị cho sự mất mát, hy sinh, là hậu quả của chiến tranh hoặc là dấu hiệu cho sự khởi đầu của chiến tranh.


    Câu 2 trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2

    Câu (a) : biểu thị mối quan hệ giữa một bộ phận và cả tập thể

    Câu (b) : biểu thị mối quan hệ giữa cái thiết thực với cái trừu tượng

    Câu (c) : biểu thị quan hệ dấu hiệu giữa các sự vật với nhau.


    Câu 3 trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2

    Các quan hệ thường được sử dụng để tạo ra biện phép hoán dụ:

    Lấy sự vật chứa đựng để gọi sự vật bị chứa đựng
    Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
    Lấy bộ phận để chỉ toàn thể


    III. Luyện tập

    Bài 1 trang 84 skg ngữ văn 6 tập 2

    a, Phép hoán dụ mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng:Làng xóm ta: tên của sự vật chứa đựng

    Những người sống trong xóm làng đó: sự vật bị chứa đựng

    b, Phép hoán dụ dùng mối quan hệ giữa cụ thể và trừu tượng

    Mười năm, trăm năm: Cái cụ thể
    Con số không xác định rõ: Cái trìu tượng
    c, Phép hoán dụ: mối quan hệ một bộ phận với cái toàn thể

    Áo chàm: dấu hiệu của sự vật
    Người Việt Bắc: thay cho sự vật
    d, Phép hoán dụ: mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng

    Trái đất: Vật chứa đựng
    Nhân loại: Vật bị chứa đựng


    Bài 2 trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2

    Điểm giống : đều là những biện pháp tu từ được tạo ra trên cơ sở các mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng

    Khác nhau:

    Ẩn dụ: Mối quan hệ giữa các sự vật tương đồng với nhau có thể coi là so sánh ngầm
    Hoán dụ: Mối quan hệ giữa các sự vật có mối quan hệ gần gũi, mật thiết với nhau.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy