Bài soạn "Hoán dụ" số 6
I. Hoán dụ là gì?
Câu 1 trang 82 sgk ngữ văn 6 tập 2
Áo nâu: chỉ người nông dân chân lấm tay bùn
Áo xanh: chỉ người công nhân Nông thôn: chỉ những người dân sống ở nông thôn
Thị thành: chỉ những người dân sống ở phố thị
Câu 2 trang 82 sgk ngữ văn 6 tập 2
Các từ này có mối quan hệ rất mật thiết với nhau:Áo nâu : Gợi chúng ta liên tưởng đến hình ảnh người nông dân nơi làng quê dân dã
Áo xanh: Gợi nhắc chúng ta nhớ về người công nhân trong thời kì đất nước bắt tay vào công cuộc kiến thiết.
Câu 3 trang 82 sgk ngữ văn tập 6 tập 2
Cách diễn đạt trên ngắn gọn, hàm súc và có sức gợi hình, gợi cảm cao
II. Các kiểu hoán dụ
Câu 1 trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2
Bàn tay: là một bộ phận trên cơ thể con người dùng để làm việc trong cuộc sống, nó là biểu tượng cho sức lao động, sự khổ cực của những người lao động.
Một, ba: Là số từ chỉ một lượng chính xác, ở đây có sự hòa hợp gắn kết từ một cá thể tạo nên cái lớn lao
Đổ máu: Biểu thị cho sự mất mát, hy sinh, là hậu quả của chiến tranh hoặc là dấu hiệu cho sự khởi đầu của chiến tranh.
Câu 2 trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2
Câu (a) : biểu thị mối quan hệ giữa một bộ phận và cả tập thể
Câu (b) : biểu thị mối quan hệ giữa cái thiết thực với cái trừu tượng
Câu (c) : biểu thị quan hệ dấu hiệu giữa các sự vật với nhau.
Câu 3 trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2
Các quan hệ thường được sử dụng để tạo ra biện phép hoán dụ:
Lấy sự vật chứa đựng để gọi sự vật bị chứa đựng
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Lấy bộ phận để chỉ toàn thể
III. Luyện tập
Bài 1 trang 84 skg ngữ văn 6 tập 2
a, Phép hoán dụ mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng:Làng xóm ta: tên của sự vật chứa đựng
Những người sống trong xóm làng đó: sự vật bị chứa đựng
b, Phép hoán dụ dùng mối quan hệ giữa cụ thể và trừu tượng
Mười năm, trăm năm: Cái cụ thể
Con số không xác định rõ: Cái trìu tượng
c, Phép hoán dụ: mối quan hệ một bộ phận với cái toàn thể
Áo chàm: dấu hiệu của sự vật
Người Việt Bắc: thay cho sự vật
d, Phép hoán dụ: mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng
Trái đất: Vật chứa đựng
Nhân loại: Vật bị chứa đựng
Bài 2 trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2
Điểm giống : đều là những biện pháp tu từ được tạo ra trên cơ sở các mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng
Khác nhau:
Ẩn dụ: Mối quan hệ giữa các sự vật tương đồng với nhau có thể coi là so sánh ngầm
Hoán dụ: Mối quan hệ giữa các sự vật có mối quan hệ gần gũi, mật thiết với nhau.