Top 4 Bài văn phân tích bài thơ Theo chân Bác của Tố Hữu hay nhất

Thai Ha 511 0 Báo lỗi

Theo chân Bác là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, cũng là một trong những bài thơ hay nhất trong hàng nghìn bài thơ ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh. ... xem thêm...

  1. Theo chân Bác là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, cũng là một trong những bài thơ hay nhất trong hàng nghìn bài thơ ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh.


    Theo chân Bác được tác giả viết vào tháng 1-1970, đăng trên Báo Nhân Dân, sau đó được in trong tập thơ Ra trận (Nxb Văn học, năm 1971) và mới đây nhất in trong bộ Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ - văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh. Bài thơ gồm hơn 20 khổ, tổng cộng gần 500 câu nên có thể gọi là một trường ca.


    Về hoàn cảnh ra đời trường ca Theo chân Bác, có lần nhà thơ Tố Hữu kể với nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi trên Báo Giáo dục và Thời đại rằng: “… Tháng 11 năm ấy (1969) tôi ốm, vào Bệnh viện Việt-Xô (nay là Bệnh viện Hữu nghị). Các bác sĩ hội chẩn xong bảo tôi bị bệnh máu trắng và chuyển tôi sang Liên Xô chữa. Các giáo sư, bác sĩ Nga cũng kết luận như thế. Một hôm, tôi hỏi thật ông giáo sư, viện sĩ: “Đồng chí có thể nói thật cho tôi biết tôi còn sống được bao lâu nữa?”. Giáo sư không nói cụ thể (dại gì mà nói cụ thể!) mà chỉ bảo tôi: “Có thể dùng nghị lực và lòng ham sống mà chế ngự bệnh tật”. Tôi nghĩ: Chỉ cần đủ thời gian để viết bài thơ dài này...”. Rồi bài thơ, cũng theo nhà thơ, được làm trong 26 ngày. Ông nhớ rõ, ông viết xong bài thơ ngày 2-1-1970 tại Liên Xô. Có những câu thơ, ông vừa viết vừa khóc Bác, nước mắt trào ra ướt đẫm cả giấy: “Thôi đập rồi chăng? Một trái tim/ Đỏ như sao Hỏa, sáng sao Kim/ Muốn òa nức nở bên em nhỏ/ Nước mắt ta đành nuốt, lặng im”.


    Bác Hồ - “một tâm hồn vĩ đại”; đồng thời là một con người “mong manh áo vải”, nhưng “hồn muôn trượng”, luôn “nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Cuộc đời của Người giản dị là vậy, nhưng tình thương yêu của Người đối với đồng bào, Tổ quốc thì vô bờ bến: “Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta/ Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa/ Chỉ biết quên mình, cho hết thảy/ Như dòng sông chảy, nặng phù sa” (thơ Tố Hữu).


    Là người trọn đời lo cho dân, cho nước, Bác Hồ đã để lại cho các thế hệ mai sau nhiều bài học quý giá. Di chúc của Bác được Trung ương Đảng công bố năm 1969 là một áng văn mẫu mực, đồng thời cũng để chúng ta hiểu thêm chiều sâu tâm hồn vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc.

    Suốt cả cuộc đời của mình, Người sống vô cùng giản dị, khiêm nhường, như những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Như đỉnh non cao tự giấu mình/ Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh”, “Nhà gác đơn sơ, một góc vườn/ Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn/ Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối/ Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn”. Dù ở núi rừng Việt Bắc hay khi hòa bình, về Thủ đô, lúc nào Người cũng chỉ ưa ăn cơm đạm bạc với dưa cà, mắm ruốc, chứ không bao giờ thích mâm cao cỗ đầy.


    Là người có may mắn được sống gần Bác nhiều năm, trong nhiều thời kỳ, nhà thơ Tố Hữu đã có nhiều bài viết, bài thơ rất hay và xúc động về Bác. Với riêng bản Di chúc của Bác, ông đã đọc và cảm nhận một cách sâu sắc.


    Nếu như Bác ơi viết lúc Bác mất thì trường ca Theo chân Bác viết về Di chúc, về những bài học rút ra từ Di chúc của Người, là đỉnh cao của thơ Tố Hữu viết về Bác Hồ. Nếu Bác ơi là tiếng nấc nghẹn ngào: “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…” những ngày đầu tháng 9-1969, thì trường ca Theo chân Bác được Tố Hữu viết năm 1970 tựa như cuốn nhật ký về cuộc đời Bác, lưu lại trong đó những gì đơn sơ nhất, thân thương nhất từng gắn bó với Bác thời ấu thơ: “Tôi trở về quê Bác, làng Sen/ Ơi hoa sen đẹp của bùn đen/ Làng quen như thể quê chung vậy/ Mấy dãy ao chua, mảnh đất phèn”… đến lúc Bác “Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay” tại Hà Nội:


    “Tháng năm ơi có thể nào quên

    Hàng bóng cờ tang thắt dải đen

    Rủ giữa lòng đau. Ta nhớ mãi

    Cuộc đời như ngọn lửa đầu tiên…”.


    Viết về việc tang, viết về những chia ly, nhưng với Tố Hữu không hề bi lụy. Ông coi việc Bác đi xa như mọi lần Người đi vắng, đi công tác: “Tôi viết bài thơ mừng thọ Bác/ Năm nay vừa tuổi tám mươi tròn/ Chắc như thường lệ. Người đi vắng/ Để mọi lời ca tặng nước non”.


    Ông nghĩ Bác mãi còn, Bác sống mãi: “Xin nhớ từ đây, nhớ lại ngày/ Bác Hồ từ giã cõi Hôm nay/ Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng/ Vào cuộc trường sinh, nhẹ cánh bay...”.


    Bác ra đi thật nhẹ nhàng, thanh thản như một ông tiên và: “Như thế, Người đi… Phút cuối cùng/ Nhẹ nhàng, thanh tịnh, rất ung dung/ Lời Di chúc gửi, êm bên gối/ Quên nỗi mình đau, để nhớ chung”.


    …Và hình ảnh Bác mãi còn với những người nông dân, công nhân, bộ đội; với đất trời, cỏ hoa nước Việt. Bác còn mãi “như dòng sông chảy, nặng phù sa”: “Bác vẫn đi kia... giữa cánh đồng/ Thăm từng ruộng lúa, hỏi từng bông/ Ghé từng hợp tác, qua thôn xóm/ Xem mấy trường tươi, mấy giếng trong.../ Bác vẫn về kia... Những sớm trưa/ Hỏi lò than, xưởng máy, giàn tơ/ Hỏi anh hỏi chị công nhân ấy/ Vàng ngọc thi đua được mấy giờ?”.


    Đúng như tên gọi của bài thơ, từng câu, từng câu đi theo từng bước chân của Bác trong cuộc đời... Và nhà thơ muốn mọi người hãy

    “… Nhớ lời Di chúc, theo chân Bác

    Lên những tầng cao, thẳng cánh bay!”


    Để đi tới như lòng Bác ước mong và mỗi người hãy Theo chân Bác, noi gương Bác, học tập và làm theo Bác mỗi ngày:

    “Còn những ai chưa được một lần

    Trong đời, gặp Bác? Hãy nhanh chân

    Tiến lên phía trước! Trên cao ấy

    Bác vẫn đưa tay đón lại gần...”.


    Nửa thế kỷ Bác của chúng ta đi xa và để lại “muôn vàn tình thương yêu”. Câu thơ nhà thơ viết năm nào còn như tươi mới bởi Tết sắp sửa sang, mùa xuân cũng đang về:

    “… Bác ơi!

    Tết đến Giao thừa đó

    Vẫn đón nghe thơ Bác mọi lần

    Ríu rít đàn em vui pháo nổ

    Tưởng nghìn tay Bác vỗ sang xuân...”.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Bác Hồ-“một tâm hồn vĩ đại”; đồng thời là một con người “mong manh áo vải”, nhưng “hồn muôn trượng”, luôn “nâng niu tất cả chỉ quên mình”.


    Cuộc đời của Người giản dị là vậy, nhưng tình thương yêu của Người đối với đồng bào, Tổ quốc thì vô bờ bến: “Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta/ Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa/ Chỉ biết quên mình, cho hết thảy/ Như dòng sông chảy, nặng phù sa” (thơ Tố Hữu).


    Là người trọn đời lo cho dân, cho nước, Bác Hồ đã để lại cho các thế hệ mai sau nhiều bài học quý giá. Di chúc của Bác được Trung ương Đảng công bố năm 1969 là một áng văn mẫu mực, đồng thời cũng để chúng ta hiểu thêm chiều sâu tâm hồn vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc. Chính vì vậy mà bài thơ Theo chân Bác đã khắc họa nên điều đó rất rõ.


    Suốt cả cuộc đời của mình, Người sống vô cùng giản dị, khiêm nhường, như những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Như đỉnh non cao tự giấu mình/ Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh”, “Nhà gác đơn sơ, một góc vườn/ Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn/ Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối/ Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn”.


    Là người có may mắn được sống gần Bác nhiều năm, trong nhiều thời kỳ, nhà thơ Tố Hữu đã có nhiều bài viết, bài thơ rất hay và xúc động về Bác. Với riêng bản Di chúc của Bác, ông đã đọc và cảm nhận một cách sâu sắc.


    Nếu Bác ơi là tiếng nấc nghẹn ngào: “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…” những ngày đầu tháng 9-1969, thì bài thơ Theo chân Bác được Tố Hữu viết năm 1970 tựa như cuốn nhật ký về cuộc đời Bác, lưu lại trong đó những gì đơn sơ nhất, thân thương nhất từng gắn bó với Bác thời ấu thơ:


    “Tôi trở về quê Bác, làng Sen

    Ơi hoa sen đẹp của bùn đen

    Làng quen như thể quê chung vậy

    Mấy dãy ao chua, mảnh đất phèn”…


    đến lúc Bác “Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay” tại Hà Nội:


    “Tháng năm ơi có thể nào quên

    Hàng bóng cờ tang thắt dải đen

    Rủ giữa lòng đau. Ta nhớ mãi

    Cuộc đời như ngọn lửa đầu tiên…”.


    Viết về việc tang, viết về những chia ly, nhưng với Tố Hữu không hề bi lụy. Ông coi việc Bác đi xa như mọi lần Người đi vắng, đi công tác:


    “Tôi viết bài thơ mừng thọ Bác

    Năm nay vừa tuổi tám mươi tròn

    Chắc như thường lệ. Người đi vắng

    Để mọi lời ca tặng nước non”.


    Ông nghĩ Bác mãi còn, Bác sống mãi: “Xin nhớ từ đây, nhớ lại ngày/ Bác Hồ từ giã cõi Hôm nay/ Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng/ Vào cuộc trường sinh, nhẹ cánh bay…”.


    Bác ra đi thật nhẹ nhàng, thanh thản như một ông tiên và:


    “Như thế, Người đi… Phút cuối cùng

    Nhẹ nhàng, thanh tịnh, rất ung dung

    Lời Di chúc gửi, êm bên gối

    Quên nỗi mình đau, để nhớ chung”.


    …Và hình ảnh Bác mãi còn với những người nông dân, công nhân, bộ đội; với đất trời, cỏ hoa nước Việt. Trong bài thơ Theo chân Bác, Bác còn mãi “như dòng sông chảy, nặng phù sa”: “Bác vẫn đi kia… giữa cánh đồng

    Thăm từng ruộng lúa, hỏi từng bông

    Ghé từng hợp tác, qua thôn xóm

    Xem mấy trường tươi, mấy giếng trong…

    Bác vẫn về kia… Những sớm trưa

    Hỏi lò than, xưởng máy, giàn tơ

    Hỏi anh hỏi chị công nhân ấy

    Vàng ngọc thi đua được mấy giờ?”.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Ôi sức trẻ!

    Ôi trai phù đổng!

    Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân

    Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa

    Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân


    Bốn câu thơ trên nhắc đến sự tích kì lạ về cậu bé làng Gióng hoá thành tráng sĩ, nhổ tre đánh tan giặc Ân, bảo vệ bờ cõi nước ta. Giặc tan, tráng sĩ cưỡi ngựa bay về trời. Nhà vua ghi nhớ công ơn, truyền lập miếu thờ và phong tặng danh hiệu cao quý: Phù Đổng Thiên Vương.

    Trong suốt mấy ngàn năm liên tiếp bị nạn ngoại xâm, dân tộc Việt Nam muốn có được một sức mạnh to lớn để chiến thắng mọi kẻ thù. Vì vậy, hình ảnh thẩn kì về cậu bé làng Gióng chính là mơ ước của nhân dân ta.


    Hình tượng Thánh Gióng trong bài thơ Theo chân Bác chính là hiện thân của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí dũng cảm kiên cường đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

    Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, thế hệ trẻ hăng hái xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước và đã lập nên bao chiến cống lừng lẫy, mở đường đến chiến thắng vẻ vang 30 tháng 4 năm 1975, quét sạch quân thù, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

    Họ chính là những chàng trai Phù Đổng của thời đại mới, làm rạng danh cho lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của ông cha.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Tố Hữu chưa chắc đã là người làm thơ nhiều nhất về Bác Hồ nhưng dám chắc ông là nhà thơ có nhiều bài thơ hay nhất về Bác Hồ, có sức sống lâu dài đến tận ngày nay. Ở chiều ngược lại, chính hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã làm nên thành công cho sự nghiệp thi ca của Tố Hữu. Trong "con mắt thơ" Tố Hữu, có thể nhận diện được chân dung Hồ Chí Minh ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau.


    Thơ Tố Hữu là đỉnh cao thơ trữ tình chính trị. Con đường cách mạng và sự nghiệp thi ca của Tố Hữu không tách rời, ông đến với thơ bằng tấm lòng của người chiến sĩ cách mạng, từ tập thơ đầu tay “Từ ấy” (1937 - 1946), qua “Việt Bắc” (1946-1954), “Gió lộng” (1955-1961), “Ra trận” (1962-1971), "Máu và hoa" (1972-1977) đến "Một tiếng đờn" (1992), Tố Hữu luôn “đi rất sát và thể hiện sâu sắc những chủ đề lớn của cách mạng” (GS Hà Minh Đức). Chính vì thế, việc Tố Hữu làm thơ về Bác là một điều rất đỗi tự nhiên vì chính Người là nguồn thi hứng bất tận. Thi hứng đó không đơn thuần vì Người là vị cha già dân tộc, lãnh tụ của cách mạng Việt Nam như nhiều người từng nghĩ, mà còn bởi tấm gương đạo đức của Bác tỏa sáng, có sức lay động lớn đến tâm can chúng ta.


    “Theo chân Bác” (tập thơ “Gió lộng”) được coi là những sáng tác đỉnh cao của Tố Hữu về Bác. “Theo chân Bác” được Tố Hữu viết năm 1970, tựa như một cuốn nhật ký về cuộc đời Bác, lưu lại trong đó những gì đơn sơ nhất, thân thương nhất từng gắn bó với Bác từ thuở ấu thơ:


    Tôi trở về quê Bác, làng Sen
    Ơi hoa sen đẹp của bùn đen!
    Làng quen như thể quê chung vậy
    Mấy dãy ao chua, mảnh đất phèn
    Thăm lại vườn xưa, mái cỏ tranh
    Thương hàng râm bụt, luống rau xanh
    Ba gian nhà trống, nồm đưa võng
    Một chiếc giường tre, chiếu mỏng manh.


    Từ mảnh đất nghèo đó, Người đã ra đi để tìm đường cứu nước, trải qua những năm tháng đọa đày “mười bốn trăng tê tái gông cùm”, để đến ngày khải hoàn hạnh phúc. Hình ảnh Bác mãi còn với những người nông dân, công nhân, bộ đội; với đất trời, cỏ hoa nước Việt. Bác còn mãi “như dòng sông chảy, nặng phù sa”: “Bác vẫn đi kia... giữa cánh đồng/ Thăm từng ruộng lúa, hỏi từng bông/ Ghé từng hợp tác, qua thôn xóm/ Xem mấy trường tươi, mấy giếng trong.../ Bác vẫn về kia... Những sớm trưa/ Hỏi lò than, xưởng máy, giàn tơ/ Hỏi anh hỏi chị công nhân ấy/ Vàng ngọc thi đua được mấy giờ?”.


    Đúng như tên gọi của bài thơ, từng câu, từng câu đi theo từng bước chân của Bác trong cuộc đời... Và nhà thơ muốn mọi người hãy “… Nhớ lời Di chúc, theo chân Bác/ Lên những tầng cao, thẳng cánh bay!” để đi tới như lòng Bác ước mong và mỗi người hãy Theo chân Bác, noi gương Bác, học tập và làm theo Bác mỗi ngày.


    Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng của niềm tin chiến thắng, của tinh thần giản dị thanh khiết, của tình yêu thương vô bờ bến đối với quần chúng lao khổ “Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”. Điều ấy được Tố Hữu khắc ghi vĩnh cửu qua những vần thơ giản dị mà đầy cảm xúc

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy