Top 12 Bài văn phân tích cảnh cho chữ trong "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân

Bình An 52225 0 Báo lỗi

Nguyễn Tuân là nhà văn yêu cái đẹp và luôn hướng tới cái đẹp, một cây bút truyện ngắn tiêu biểu trong thời kì văn cuối lãng mạn 1930-1945. Nhân vật trong ... xem thêm...

  1. Chữ người tử tù là truyện ngắn đặc sắc, là đỉnh cao trong nghệ thuật khắc hoạ cái đẹp của Nguyễn Tuân. Dù là trong hoàn cảnh tăm tối nhất của cuộc đời, là cảnh ngục tù chết chóc thì cũng chẳng thể nào vùi lấp được vẻ đẹp tuyệt mỹ trong tâm hồn con người. Cảnh cho chữ là chi tiết truyện xuất sắc góp phần to lớn tạo nên giá trị nhân văn cho toàn bộ tác phẩm. Qua đó, nhà văn khẳng định một chân lý bất diệt: Cái đẹp luôn trường tồn, thắng thế trước nghịch cảnh éo le của cuộc đời.


    Nguyễn Tuân - nhà văn cả đời đi tìm cái đẹp với phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác ông đã làm lay động trái tim người đọc bằng những sáng tác của mình. Nhà văn luôn đặt con người dưới góc nhìn nghệ sĩ, nhìn sự vật hiện tượng dưới góc độ văn hoá, thẩm mỹ. Chữ người tử tù nằm trong tập truyện Vang bóng một thời, đây là một sáng tác được đánh giá hay nhất, tuyệt vời nhất và có giá trị nhân văn sâu sắc nhất của cả tập truyện. Tác phẩm là câu chuyện kể về những ngày cuối đời của người anh hùng Huấn Cao, trong cảnh ngục tù tăm tối cái đẹp vẫn hiện hữu và toả sáng hơn bao giờ hết. Có thể nói tác phẩm thành công là nhờ tài năng sáng tạo tình huống truyện độc đáo của Nguyễn Tuân, thế những để đẩy cảm xúc truyện lên cao trào, đạt đến độ hoàn mỹ của một thiên truyện thì phải nhắc đến cảnh cho chữ “có một không hai” đầy bất ngờ, gây sửng sốt cho người đọc.


    Thuở xưa, chơi chữ đã trở thành lối văn hoá tao nhã, thanh cao của người Việt. Những câu đối, bài thơ với nét chữ bay bổng được treo trong nhà như một thú vui giúp cho tâm hồn con người thư thái, bình yên. Thưởng thức cái đẹp thanh cao hay là những thầy nho cho chữ trước nay đều ở trong những khung cảnh thơ mộng, nhẹ nhàng có thế cái đẹp mới được thoả sức bộc lộ hết những khía cạnh tươi mới của mình. Người ngắm nhâm nhi một tách trà nóng cùng nhau trò truyện ngâm thơ, đối chữ. Ấy vậy mà trong Chữ người tử tù Nguyễn Tuân đã tạo ra một cảnh tượng hết sức lạ lùng, vượt ra khỏi những chuẩn mực xưa cũ, tác giả gọi đó là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Chính chi tiết truyện mới mẻ này đã làm nên sức lôi cuốn, hấp dẫn cho người đọc.


    Vào một đêm khuya vắng lặng tại trại giam tỉnh Sơn chỉ còn tiếng gõ mõ vọng canh, đây là một khoảng thời gian buồn tẻ nhất trong một ngày dài, tất cả vạn vật dường như đã chìm sâu vào im lặng nhường chỗ cho bóng tối thống trị, chỉ còn tiếng gõ mõ đều đều trong canh dài, không một bóng người lai vãng. Khung cảnh nhà giam hiện lên tù túng, chật hẹp, mệt mỏi với từng tiếng thở dài oán thán “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Tác giả miêu tả thật sinh động, chân thực hoàn cảnh éo le của người anh hùng Huấn Cao, một người nghệ sĩ tài hoa, văn võ uyên bác giờ đây phải giam mình trong nhà tù tăm tối, đấy là nơi chôn vùi cuộc đời chẳng phải nơi mà con người có thể sinh sống. Thế nhưng chính tại nơi tầm thường, hạ đẳng ấy lại xảy ra một sự việc thật trọng đại, làm rung động trái tim của những con người tài hoa chân chính.


    Một không gian tối tăm quanh năm không thấy ánh mặt trời, dù là ngày hay đêm đều nhuốm màu bóng tối thì giờ đây có ba người “đang chăm chú trên một tấm bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. Buồng giam ngập tràn “khói toả như đám cháy nhà”, “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu”. Dường như họ đang chăm chú với niềm hạnh phúc dâng trào để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ. Sự đối lập giữa tư thế và vị thế của người cho chữ - Huấn Cao và người nhận chữ - viên quản ngục đã được Nguyễn Tuân khắc hoạ thật sinh động, “một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm vải lụa trắng tinh, viên quản ngục “khúm núm”, thầy thơ lại “run run bưng chậu mực”. Có lẽ đứng trước cái đẹp trái tim con người bỗng rung động, như có thứ gì đó bóp nghẹt lại, không ai nói với nhau lời nào nhưng đủ để cảm nhận niềm hạnh phúc đang tuôn trào trong lồng ngực.


    Từ một viên quản ngục “quyền cao chức trọng” giờ đây phải cúi đầu trước vẻ đẹp tài hoa, trước người tử tù có tấm lòng thiên lương. Có tiếng “thở dài, buồn bã” của Huấn Cao khi những nét chữ cuối cùng đã viết xong, ông nói giọng đĩnh đạc: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi.” Tấm lòng nhân hậu của Huấn Cao đã thức tỉnh, cứu rỗi tâm hồn của những người lương thiện nhưng lạc vào con đường tha hoá, rối ren. Viên quản ngục cảm động, vái người tử tù một vái “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” những giọt nước mắt lăn dài trên má như lời kính trọng sâu sắc dành cho vị anh hùng Huấn Cao.


    Qua cảnh cho chữ đầy xúc động, Nguyễn Tuân đã ngầm khẳng định vị thế của cái đẹp thiên lương, nó không đơn độc mà mang một sức mạnh vô hình “nhân đạo hoá” cái ác, cái xấu xa đi vào con đường chân chính, tươi đẹp. Đoạn văn thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật tài hoa của Nguyễn Tuân, ông luôn đặt con người trong vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Ông có kiến thức phong phú về nhiều lĩnh vực, sức tưởng tượng vô cùng độc đáo. Nguyễn Tuân vẽ nên một bức tranh với hai mảng màu sáng tối đối chọi gay gắt, một bên là khung cảnh tăm tối ngục tù, một bên là ánh sáng chói loá của nét đẹp hoàn mỹ.


    Cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù là một sáng tạo nghệ thuật mới mẻ của Nguyễn Tuân. Cảnh lạ lùng, hiếm có, khiến ta sửng sốt bội phần thế nhưng nhờ chi tiết truyện này hình ảnh cái đẹp hiện lên thật diệu kỳ, thể hiện tấm lòng trân trọng, nâng niu của tác giả trước nét thanh cao của nghệ thuật tuyệt mỹ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Nguyễn Tuân là một trong năm tác gia lớn của nền văn học Việt Nam. Ông có đóng góp không nhỏ đối với nền văn học hiện đại. Suốt cả cuộc đời Nguyễn Tuân luôn khát khao đi tìm cái đẹp, cái tinh hoa của đất trời để sáng tạc nên những kiệt tác văn học độc đáo. Và tác phẩm "Chữ người tử tù" trích trong tập "Vang bóng một thời"của ông cũng chứa đụng những nết đẹp đó.


    Từ xưa đến nay, chơi chữ được coi là một thú chơi tao nhã của những kẻ có học thức. Thú chơi chữ thể hiện được toàn bộ cái đẹp, cái tài năng và cả trí tuệ của người viết cũng như người thưởng thức. Cảnh cho chũ thường được diễn ra tại những nơi trang trọng, có đủ trăng hoa tuyết nguyệt để khơi nguồn cảm xúc. Rồi từ đó những nét chũ uyển chuyển mang trong nó cả cái hồn riêng được ra đời. Nhưng cũng những nét chữ uyển chuyển có hồn ấy, Nguyễn Tuân lại cho nó sinh ra trong một hoàn cảnh khác lạ, "một cảnh xưa nay hiếm". Đó là cảnh cho chữ trong tác phẩm "Chữ ngươi tử tù" trích trong tập "Vang bóng một thời".


    Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có đóng góp rất lớn cho nền văn học nước nhà đặc biệt là ở thể tùy bút. Nguyễn Tuân có nhiểu tác phẩm hay như: Một chuyến đi, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi, sông Đà, Vang bóng môt thời,... Vang bóng một thời là một trong những tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Tuân, cũng là một trong những truyện ngắn hay nhất trong kho tàng văn học Việt Nam.


    Truyện ngắn "Chữ người tử tù" ban đầu có tên là "dòng chữ cuối cùng". Đây là tác phẩm kết tinh tài hoa của Nguyễn Tuân trước Cách Mạng và được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đánh giá là "một văn phẩm đạt gần tới sự hoàn thiện, toàn mĩ". Nhân vất chính trong truyện ngắn này là Huấn Cao - một con người văn võ song toàn. Huấn Cao có tiếng là người có tài viết chữ Hán nhanh và đẹp. Ông không chỉ cái cái tài về nghệ thuật thư pháp mà còn có cái trí tuệ uyên bác. Từng nét chữ của ông ẩn chứa cả văn hóa, quan niệm về nhân thế. Người ta treo chữ ông trong nhà không chỉ để chiêm ngưỡng cái đẹp của bức thi họa, mà còn để ngẫm nghĩ những tư tưởng sâu sắc. Nhưng "tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ. Có được chữ ông Huấn mà treo là một vật báu trên đời". Không chủ có tài về nghệ thuật, ông Huấn còn là người có thiên lương. Tính ông chính trực, khẳng khái, không vì tiền bạc, quyền thế mà ép mình cho chữ bao giờ. Gặp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm, khiến người đọc dễ dáng liên tưởng tới người thủ lĩnh tài ba văn vó phong toàn, người anh hùng dân tộc Cao Bá Quát. Được nhân dân ca tụng:


    "Văn như Siêu Quát vô tiền Hán

    Thi đảo Tùng Tuy thất thịnh Đường".


    Thật vậy, ngay lúc bước vào tù lao, vác trên vai cái gông lớn bằng gỗ lim, ông Huấn không những không mảy may run sợ trước lời quát nạt của tên lính áp giải mà vẫn lạnh lùng "thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái". Lúc bị giam trong nhà lao, trước sự biệt nhỡn của viên quản nguc, ngày ngày đưa rượu thịt vào cho ông và các đồng chí, ông vẫn thản nhiên đón nhận và coi đó là "hứng sinh bình", thậm chí ông còn coi khinh viên quản ngục, không muốn hắn bược vào buồng giam của ông thêm lần nào nữa.


    Một con người có tài năng về nghệ thuật, có thiên lương cao đẹp, lại có khí phách ngang tàn và tính khoảnh như Huấn Cao tưởng chừng như sẽ không bao giờ chịu chấp nhận tặng chữ của mình cho viên quản ngục. Thế nhưng, khi hiểu ra nỗi lòng và sở thích cao quý của viên quản ngục, biết ông đã bất chấp cả tính mạng của mình vì thú vui cao quý, Huấn Cao đã thay đổi định kiến về một kẻ tiểu lại giữ tù như ông, ân hận vì thiếu chút nữa "đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ" và quyết định tặng chữ cho ông. Chính lúc này, thiên lương của ông đã tự tỏa sáng, bên cạnh thứ ánh sáng đỏ rực của bó đuốc, tỏa sáng cả căn buồng giam chật hẹp ẩm thấp đầy phân rán phân chuột hôi hám.


    Trong chính cái đêm hôm ấy, cái đẹp đã lên ngôi. Từ một viên quản ngục hàng ngày khét tiếng tàn bạo giờ đây lại khúm núm. Một kẻ tử tù, "cổ đeo gông, chân vướng xiềng" lại đĩnh đạc, làm chủ nơi ngục tù. Kẻ tử tù ấy dù bị giam hãm về thể xác nhưng nhân cách y lại tự do khác hẳn với kẻ tưởng chừng tự do nhưng lại bị trói buộc cả tâm hồn tại nơi ngục tù tăm tối, nơi cái ác ngự trị này. Nơi ngục tù tăm tối ấy, đêm nay lại diến ra "cảnh xưa nay chưa từng có". Cảnh cho chữ - cho một vật báu trên đời lại được diễn ra tại nơi tối tăm chật hẹp. Cái ánh sáng của ngọn đuốc cháy đỏ rực xóa tan bóng đêm tăm tối. Mùi thơm từ chậu mức bốc lên xoa dịu đi mùi hôi tanh của căn phòng.


    Trên tấm lụa bạch còn nguyên lần hồ, từng nét chữ vừa đẹp, vừa vuông của ông Huấn dần hiện ra. Vậy là cái đẹp có thể nảy sinh trên nền cái xấu, cái ác, cái tội lỗi nhưng không bao giờ sống chung với cái xấu, cái ác. Vì thế, sau khi cho chữ xong, Huấn Cao đã huyên viên quản ngục đổi nghề, đổi chỗ ở để giữ thiên lương cho lành vững, phải có thiên lương lành vững mới thưởng thức được cái đẹp. Cái thiên lương cao đẹp của ông Huấn cũng là sáng bừng cả thiên lương ẩn giấu của quản ngục. Hành động xin "bái lính" của y chính là sự chiến thắng của cái đẹp, sự thất bại tmar hại của cái xấu, cái ác. Cảnh cho chữ không diễn ra ở nơi có trăng hoa tuyết nguyêt mà lại ở trong căn buồng tăm tối chật hẹp. Nơi ngự trị của cái ác lại là nơi cái đẹp được "khai sinh", thăng hoa. Toàn bộ bóng đêm tăm tối của ngục tù đã sụp đổ, chỉ còn lại vẻ đẹp thuần thiết của khí phách của thiên lương.


    Người tử tù dù ngày mai có phải chịu án tử hình nhưng kẻ ấy không chết mà sẽ đi vào cõi bất tử cùng với cái đẹp. Huấn Cao là hiện thân cho vẻ đẹp hoàn mĩ, con người ấy chỉ có thể chết về tinh thần , nhưng tử tưởng đẹp của ông Huấn và từng lờ dạy của ông sẽ còn lại với đời, sẽ theo viên quản ngục trong suốt cuộc đời còn lại.


    Câu chuyện thành công không chỉ vì nó phê phán đúng thực trạng xã hội đương thời mà còn vì cái độc đáo khác lạ của tình huống truyện. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa hai con người hoàn toàn khác nhau. Một người là viên quan quản ngục- một công cụ trấn át kẻ tù tội phục vụ cho triều đình, còn người kia là kẻ tử tù chống lại triều đình. Thế nhưng chính cái đẹp đã dẩy hai con người hoàn toàn khác biệt ấy trở thành tri kỉ. Họ là người nghệ sĩ, biết yêu và coi trọng cái đẹp. Cái độc đáo của truyện cũng nằm trong chính từng nhân vật. Huấn Cao - tên tử tù - lại là một nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp. Viên quản ngục - công cụ trấn át tội phạm của triều đình- lại là con người có mong muốn thưởng thức cái đẹp. Cả câu chuyện mang vẻ cổ kính từ nhân vật, cảnh cho chữ cho đến ngôn ngữ câu văn.


    Chính nghệ thuật đối lập tương phản, kết hợp vời bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn đã đem đến thánh công cho tác phẩm. Không gian ẩm thấp nơi buồng giam, thời gian đêm tối bóng dáng con người trong đêm và ánh sáng bó đuốc như ánh sáng của thiên lương, của tài năng, khí phách. Màn đêm tăm tối của ngục từ - hiện thân cho cái ác- lại bị ánh sáng của tài năng, thiên lương làm sụp đổ. Không gian được miêu tả hẹp dần: từ căn phòng đến ánh sáng ngọn đuốc, tấm lục trắng tinh rồi đến từng con chữ vuông vắn.


    Dường như, cảnh cho chữ và hình tựng nhân vật Huấn Cao đã giúp Nguyễn Tuân thể hiện thành công phong cách nghệ thuật của mình. Ông luôn hướng tới cái đẹp, cái phi thường lí tưởng, đã đẹp phải tuyệt mĩ, đã tài phải siêu phàm, nhưng cũng có cá tính độc đáo.


    Câu truyện kết thúc nhưng dư âm về cái đẹp, cái khí phách hiên ngang và thiên lương cao quí của ông Huấn vẫn còn vương vấn. Người đọc có thể hình dung ra một viên quản ngục từ biệt nơi quan trường đầy thị phi mà trở về quê nhà. Ngày ngày, ông thư thả ngắm bức thi họa của ông Huần ban cho được treo ngay ngắn trong gian giữa ngôi nhà mà trong lòng vẫn khắc sâu lời khuyên răn của ông Huấn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân-thiện-mĩ, người ta thường nhắc tới Nguyễn Tuân- một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông được đánh giá là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong các sáng tác của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ. Và tác phẩm "Chữ người tử tù" cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Bên cạnh đó, nhà văn đã khéo léo sáng tạo lên một tình huống truyện vô cùng độc đáo. Đó là cảnh cho chữ trong nhà giam- là phần đặc sắc nhất của thiên truyện này "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có".


    Đoạn cho chữ nằm ở phần cuối tác phẩm ở vị trí này tình huống truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm vì viên quản ngục bỗng nhận được công văn về việc xử tử những tên phản loạn, trong đó có Huấn Cao. Do vậy cảnh cho chữ có ý nghĩa cởi nút, giải tỏa những băn khoăn, chờ đợi nơi người đọc, từ đó toát lên những giá trị lớn lao của tác phẩm.


    Sau khi nhận được công văn, viên quản ngục đã giãi bày tâm sự của mình với thầy thơ lại. Nghe xong truyện, thầy thơ lại đã chạy xuống buồng giam Huấn Cao để kể rõ nỗi lòng viên quản ngục. Và đêm hôm đó, trong một buồng tối chật hẹp với ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu, " một cảnh tượng xưa nay chưa từng có" đang diễn ra. Thông thường để sáng tạo nghệ thuật người ta thường tìm đến những nơi có không gian đẹp, thoáng đãng, yên tĩnh. Nhưng trong một không gian chứa đầy bóng tối, nhơ bẩn chốn ngục tù thì việc sáng tạo nghệ thuật vẫn xảy ra. Thời gian ở đây cũng gợi cho ta tình cảnh của người tử tù. Đây có lẽ là đêm cuối của người tử tù-người cho chữ và cũng chính là giờ phút cuối cùng của Huấn Cao. Và trong hoàn cảnh ấy thì " một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng" vẫn ung dung, đĩnh đạc "dậm tô nét chữ trên tấm lụa trăng tinh". Trong khi ấy, viên quản ngục và thầy thơ lại thì khúm lúm chuyển động.ở đây cho thấy dường như trật tự xã hội đang bị đảo lộn. Viên quản ngục đáng nhẽ phải hô hào , răn đe kẻ tù tội. Thế nhưng trong cảnh tượng này thì tù nhân lại trở thành người răn dạy, ban phát cái đẹp.


    Đây quả thực là một cuộc gặp gỡ xưa nay chưa từng có giữa Huấn Cao-người có tài viết chữ nhanh , đẹp và viên quản ngục, thầy thơ lại-những người thích chơi chữ. Họ đã gặp nhau trong hoàn cảnh thật đặc biệt: một bên là kẻ phản nghịch phải lĩnh án tử hình( Huấn Cao) và một bên là những người thực thi pháp luật. Trên bình diện xã hội, họ ở hai phía đối lập nhau nhưng xét trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri âm, tri kỉ của nhau. Vì thế mà thật là chua xót vì đây là lần đầu tiên nhưng cũng là lần cuối cùng ba con người ấy gặp nhau. Hơn thế nữa, họ gặp nhau với con người thật, ước muốn thật của mình. Trong đoạn văn, nhà văn đã sử dụng sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối làm câu chuyện cũng vận động theo sự vận động của ánh sáng và bóng tối. Cái hỗn độn, xô bồ của nhà giam với cái thanh khiết của nền lụa trắng và những nét chữ đẹp đẽ. Nhà văn đã làm nổi bật hình ảnh của Huấn Cao, tô đậm sự vươn lên thắng thế của ánh sáng so với bóng tối, cái đẹp so với cái xấu và cái thiện so với cái ác. Vào lúc ấy, từ một quan hệ đối nghịch kì lạ: ngọn lửa của chính nghĩa bùng cháy ở chốn ngục tù tối tăm, cái đẹp được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn... ở đây, Nguyễn Tuân đã nêu bật chủ đề của tác phẩm: cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, thiên lương chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện đầy ấn tượng.


    Sau khi cho chữ xong, Huấn Cao đã khuyên quản ngục từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn: "đổi chỗ ở" để có thể tiếp tục sở nguyện cao ý. Muốn chơi chữ phải giữ được thiên lương. Trong môi trường của cái ác, cái đẹp khó có thể bền vững. Cái đẹp có thể nảy sinh từ chốn tối tăm, nhơ bẩn, từ môi trường của cái ác( cho chữ trong tù) nhưng không thể chung sống với cái ác. Nguyễn Tuân nhắc đến thú chơi chữ là môn nghệ thuật đòi hỏi sự cảm nhận không chỉ bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng tâm hồn. Người ta thưởng thức chữ không mấy ai thấy, cảm nhận mùi thơm của mực. Hãy biết tìm trong mực trong chữ hương vị của thiên lương. Cái gốc của chữ chính là cái thiện và chơi chữ chính là thể hiện cách sống có văn hóa.


    Trước lời khuyên của người tử tù, viên quản nguc xúc động " vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng nghẹn ngào: kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Bằng sức mạnh của một nhân cách cao cả và tài năng xuất chúng, người tử tù đã hướng quản ngục đến một cuộc sống của cái thiện. Và trên con đường đến với cái chết Huấn Cao gieo mầm cuộc sống cho những người lầm đường. Trong khung cảnh đen tối của tù ngục, hình tượng Huấn Cao bỗng trở lên cao lớn là thường, vượt lên trên những cái dung tục thấp hèn của thế giới xung quanh. Đồng thời thể hiện một niềm tin vững chắc của con người: trong bất kì hoàn cảnh nào con người vẫn luôn khao khát hướng tới chân- thiện-mĩ.


    Có ý kiến cho rằng: Nguyễn Tuân là nhà văn duy mĩ, tức là điều khiến ông quan tâm chỉ là cái đẹp, là nghệ thuật. Nhưng qua truyện ngắn " Chữ người tử tù" mà đặc biệt là cảnh cho chữ ta càng thấy rằng nhận xét trên là hời hợt, thiếu chính xác. Đúng là trong truyện ngắn này, Nguyễn Tuân ca ngợi cái đẹp nhưng cái đẹp bao giờ cũng gắn với cái thiện, thiên lương con người. Quan điểm này đã bác bỏ định kiến về nghệ thuật trước cách mạng, Nguyễn Tuân là một nhà văn có tư tưởng duy mĩ, theo quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật. Bên cạnh đó, truyện còn ca ngời viên quản ngục và thầy thơ lại là những con người tuy sống trong môi trường độc ác xấu xa nhưng vẫn là những "thanh âm trong trẻo" biết hướng tới cái thiện. Qua đó còn thể hiện tấm lòng yêu nước, căm ghét bọn thống trị đương thời và thái độ trân trọng đối với những người có "thiên lương" trên cơ sở đạo lí truyền thống của nhà văn.


    "Chữ người tử tù" là bài ca bi tráng, bất diệt về thiên lương, tài năng và nhân cách cao cả của con người. Hành động cho chữ của Huấn Cao, những dong chữ cuối cung của đời người có ý nghĩa truyền lại cái tài hoa trong sáng cho kẻ tri âm, tri kỉ hôm nay và mai sau. Nếu không có sự truyền lại này cái đẹp sẽ mai một. Đó cũng là tấm lòng muốn giữ gìn cái đẹp cho đời.


    Bằng nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh gợi liên tưởng đến một đoạn phim quay chậm. Từng hình ảnh, từng động tác dần hiện lên dưới ngòi bút đậm chất điện ảnh của Nguyễn Tuân: một buồng tối chật hẹp...hình ảnh con người "ba cái đầu đang chăm chú trên một tấm lụa trắng tinh", hình ảnh người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang viết chữ. Trình tự miêu tả cũng thể hiện tư tưởng một cách rõ nét: từ bóng tối đến ánh sáng, từ hôi hám nhơ bẩn đến cái đẹp. Ngôn ngữ, hình ảnh cổ kính cũng tạo không khí cho tác phẩm. Ngôn ngữ sử dụng nhiều từ hán việt để miêu tả đối tượng là thú chơi chữ. Tác giả đã "phục chế" cái cổ xưa bằng kĩ thuật hiện đại như bút pháp tả thực, phân tích tâm lí nhân vật ( văn học cổ nói chung không tả thực và phân tích tâm lí nhân vật)


    Cảnh cho chữ trong " Chữ người tử tù" đã kết tinh tài năng , sáng tạo và tư tưởng độc đáo của Nguyễn Tuân. Tác phẩm đã nói lên lòng ngưỡng vọng và tâm sự nuối tiếc đối với những con người có tài hoa, nghĩa khí và nhân cách cao thượng. Đan xen vào đó tác giả cũng kín đao bày tỏ cái đau xót chung cho cái đẹp chân chính, đích thực đang bị hủy hoại. Tác phẩm góp một tiếng nói đầy tính nhân bản: dù cuộc đờicó đen tối vẫn còn có những tấm lòng tỏa sáng

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Nguyễn Tuân được sinh ra trong 1 gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn, thơ văn của ông luôn viết về cái đẹp, ông dành cả cuộc đời của mình để đi săn tìm cái đẹp. Ông có những đóng góp không nhỏ cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm " Chữ người tử tù " được in trong tập " Vang bóng một thời " đánh dấu tài năng của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám và được coi như là 1 văn phẩm đạt gần đến độ hoàn mĩ. Ở cuối truyện, cảnh cho chữ là cảnh được tác giả tập trung miêu tả, tô đâm vẻ đẹp lãng mạn của người anh hùng Huấn Cao, qua đó khẳng định được sự chiến thắng của thiên lương, của ánh sáng trước bóng tối và cái xấu. Có thể nói, cảnh cho chữ là cảnh tượng đắt giá nhất, cảnh mà xưa này chưa từng có.


    Truyện ngắn được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa 2 nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục, cả 2 đều là nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn, vượt lên hoàn cảnh, không chịu sự chi phối của hoàn cảnh. Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa, với nghệ thuật viết thư pháp, nét chữ ông trở thành niềm khao khát của biết bao nhiêu con người có thú chơi chữ. Và quản ngục là 1 trong số đó, sở nguyện lớn nhất của quản ngục là có được đôi câu chữ của Huấn Cao treo trong nhà, Ở đây, người nghệ sĩ gặp kẻ tri âm trong 1 hoàn cảnh bất thường : Người có nét chữ huyền thoại kia lại là người tử tù, còn người có thú chơi chữ tao nhã kia lại là 1 viên quản ngục. Chuyện xin chữ tưởng như khó có thể xảy ra bởi cả cuộc đời ông mới chỉ cho chữ có 3 người. Liệu Huấn Cao có thể cho chữ cho kẻ tiểu lại như quan nhục chăng? Nhưng điều bất ngờ đã xảy ra, điều không thể đã trở thành có thể, chính nhờ sở thích cao quý, tấm lòng quý trọng người tài của quản ngục đã khiến Huấn Cao phải xúc động. Ông đã dành đêm cuối cùng của mình tại nhà giam tỉnh Sơn để cho chữ quản ngục, ông cho chữ không phải là dể phô trương tài năng mà là để tạ 1 tấm lòng.


    Cảnh ông Huấn cho chữ trong nhà giam được khắc họa bằng chi tiết gây ấn tượng, cảm hứng mãnh liệt trước cảnh tượng cho chữ xưa nay khó có đã khiến Nguyễn Tuân say sưa sáng tạo bằng các ngôn từ sắc xảo, bút pháp dựng người, dựng cảnh đạt tới độ điêu luyện. Cảnh cho chữ được diễn ra vào buổi đêm, đêm cuối cùng của ông Huân tại nhà ngục. Địa điểm cho chữ là ngay trong buồng giam chật hẹp với mạng nhện đầy tường, trên đất bừa bãi phân chuột phân gián Trong không khí trang nghiêm 3 nhân vật hiện lên trong 3 tư thế khác nhau : Huấn Cao thì cổ đeo gong,còn chân vướng xiềng nhưng vẫn ung dung vẽ dậm to từng nét chữ , viên quản ngục thì đang khúm núm cất những đồng tiền kẽm để đánh dấu từng ô chữ, còn thầy thơ lại thì đang run run bê lấy chậu mực .


    Tuy là khác nhau về tư thế, về địa vị về con người nhưng họ đều có điểm chung là biết thưởng thức và trân trọng cái đẹp Những nét chứ của con người chuẩn bị đi vào cõi chết mà không hề ngả nghiêng siêu vẹo mà " vuông, tươi tắn nói lên hoài bão tung hoành của 1 đời con người ". Những nét chữ như phượng múa rồng bay thể hiện được tài năng của ông Huấn. Không chỉ vậy, với thái độ ung dung, tràn trề cảm hứng sáng tạo, ông còn tinh tế cảm nhận được mùi mực thơm ngát thể hiện được khí phách hiên ngang, không sợ cái chết của ông Huấn. Nếu không có tinh thần tự do, không có sức mạnh thì chắc chắn sẽ không có được phong độ ấy. Khi viết chữ xong, ông buồn bã đỡ quản ngục đứng thẳng dậy, ông buồn không phải vì ngày mai mình sẽ bị giải ra pháp trường mà ông buồn vì người như quản ngục lại phải.... Ông còn khuyên quản ngục thật chân thành hãy tìm về nhà quê mà ở, xong rồi hãy nghĩ tới chuyện chơi chữ, ở đây khó lòng giữ được thiên lương cho lành vững . Lời khuyên đặt ra yêu cầu đối với người thưởng thức : Phải có tâm hồn đẹp mới có thể cảm nhận được hết cái đẹp, phải có 1 môi trường tốt để cái đẹp được bảo vệ và giữ gìn. Như vậy, Huấn cao chuẩn bị đi vào cõi chết mà vẫn nghĩ tới sự sống của cái đẹp, cái đẹp không thể ở chung với cái xấu. Ông cho chữ quản ngục là để tạ 1 tấm lòng, để chia sẻ với 1 tri kỉ và để nâng đỡ 1 thiên lương.


    Có thể nói, cảnh cho chữ diễn ra nơi tù ngục nhưng cũng rất xúc động và thiêng liêng. Quản ngục nghe xong lời khuyên của ông Huấn, ông chắp tay nói 1 câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào " Kẻ mê muội này xin bái lĩnh ". Qua thái độ kính cẩn của quản ngục, người đọc có thể thấy được thái độ trân trọng đặc biệt đối với người tài và cái đẹp, cái đẹp có khả năng cảm hóa con người, đưa những con người đang lầm đường lạc lối trở về con đường trong sáng. Trong đoạn văn tác giả sử dụng thành công thủ pháp đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa mùi thơm với mùi ô uế, bẩn thỉu, Ánh sáng ở đây không chỉ là ánh sáng của bó đuốc mà còn là ánh sáng của cái đẹp, mùi thơm ở đây không chỉ là mùi thơm của chậu mực mà còn là mùi thơm tỏa ra từ nhân cách con người. Bóng tối không thể che lấp được màu trắng của tấm vải, không thể che được ngọn đuốc đang cháy rừng rực và mùi mực tàu thơm ngát


    Có thể khẳng định cảnh ông Huấn cho chữ là cảnh " xưa nay chưa từng có " vì hú chơi chữ là 1 thú chơi tao nhã thanh cao, người có tài viết chữ đẹp mà đạt tới trình độ viết thư pháo không có nhiều, người thưởng thức cũng phải là người có vốn văn hóa nhất định. Bình thường cảnh cho chữ thường được diễn ra nơi sảnh đường thoáng mát, thanh cao để người nghệ sĩ có thể thoải mái mà sáng tạo nhưng Huấn Cao lại cho chữ trong nhà ngục, nơi bóng tối ngự trị, nơi cái ác lên ngôi. Nhưng có lẽ, vì ánh sáng kia qua đẹp nên đã che lấp bóng tối, bóng tối ở đây càng làm tô đậm hơn nét đẹp của ánh sáng. Bình thường quản ngục là đại diện cho pháp luật ở chốn lao tù, là người của triều đình ở thế bề trên vậy mà trong cảnh này Huấn Cao lại ung dung trong tư thế làm chủ, kẻ có chức năng đi giáo dục người khác lại bị giáo dục lại. Như vậy, Nguyễn Tuân đã làm 1 cuộc đảo lộn trất tự xã hội để cho thấy, ở cảnh này, không con người tử tù, cũng không còn quản ngục, gong xiềng bị vô hiệu hóa, chỉ còn người nghệ sĩ đang sáng tạo cái đẹp và người thưởng thức, sủng kính cái đẹp.


    Qua truyện ngắn " Chữ người tử tù " người đọc có thể dễ dàng thấy được quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân : cái đẹp gắn với cái thiện và cái tài phải đi liền với cái tâm. Cảnh cho chữ cũng khơi gợi cho con người phải biết trân trọng các giá trị của văn hóa truyền thống, phải biết giữ gìn các truyền thống đang bị mai một dần kia.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Trong các sáng tac của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ . Và tác phẩm "Chữ người tử tù" cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Bên cạnh đó, nhà văn đã khéo léo sáng tạo lên một tình huống truyện vô cùng độc đáo. Đó là cảnh cho chữ trong nhà giam- là phần đặc sắc nhất của thiên truyện này "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có".


    Đoạn cho chữ nằm ở phần cuối tác phẩm.ở vị trí này tình huống truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm vì viên quản ngục bỗng nhận được công văn về việc xử tử những tên phản loạn, trong đó có Huấn Cao. Do vậy cảnh cho chữ có ý nghĩa cởi nút,giải tỏa những băn khoăn ,chờ đợi nơi người đọc, từ đó toát lên những giá trị lớn lao của tác phẩm.


    Sau khi nhận được công văn, viên quản ngục đã rãi bày tâm sự của mình với thầy thơ lại. Nghe xong truyện, thầy thơ lại đã chạy xuống buồng giam Huấn Cao để kể rõ nỗi lòng viên quản ngục. Và đêm hôm đó, trong một buồng tối chật hẹp với ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu, " một cảnh tượng xưa nay chưa từng có" đang diễn ra. Thông thường để sáng tạo nghệ thuật người ta thường tìm đến những nơi có không gian đẹp, thoáng đãng , yên tĩnh. Nhưng trong một không gian chứa đầy bóng tối, nhơ bẩn chốn ngục tù thì việc sáng tạo nghệ thuật vẫn xảy ra. Thời gian ở đây cũng gợi cho ta tình cảnh của người tử tù. Đây có lẽ là đêm cuối của người tử tù-người cho chữ và cũng chính là giờ phút cuối cùng của Huấn Cao. Và trong hoàn cảnh ấy thì " một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng" vẫn ung dung, đĩnh đạc "dậm tô nét chữ trên tấm lụa trăng tinh". Trong khi ấy, viên quản ngục và thầy thơ lại thì khúm lúm chuyển động.ở đây cho thấy dường như trật tự xã hội đang bị đảo lộn. Viên quản ngục đáng nhẽ phải hô hào , răn đe kẻ tù tội. Thế nhưng trong cảnh tượng này thì tù nhân lại trở thành người răn dạy, ban phát cái đẹp.


    Đây quả thực là một cuộc gặp gỡ xưa nay chưa từng có giữa Huấn Cao-người có tài viết chữ nhanh , đẹp và viên quản ngục, thầy thơ lại-những người thích chơi chữ. Họ đã gặp nhau trong hoàn cảnh thật đặc biệt: một bên là kẻ phản nghịch phải lĩnh án tử hình( Huấn Cao) và một bên là những người thực thi pháp luật. Trên bình diện xã hội, họ ở hai phía đối lập nhau nhưng xét trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri âm, tri kỉ của nhau. Vì thế mà thật là chua xót vì đây là lần đầu tiên nhưng cũng là lần cuối cùng ba con người ấy gặp nhau. Hơn thế nữa, họ gặp nhau với con người thật, ước muốn thật của mình


    Trong đoạn văn, nhà văn đã sử dụng sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối làm câu chuyện cũng vận động theo sự vận động của ánh sáng và bóng tối. Cái hỗn độn, xô bồ của nhà giam với cái thanh khiết của nền lụa trắng và những nét chữ đẹp đẽ. Nhà văn đã làm nổi bật hình ảnh của Huấn Cao, tô đậm sự vươn lên thắng thế của ánh sáng so với bóng tối, cái đẹp so với cái xấu và cái thiện so với cái ác. Vào lúc ấy, từ một quan hệ đối nghịch kì lạ: ngọn lửa của chính nghĩa bùng cháy ở chốn ngục tù tối tăm, cái đẹp được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn...


    Ở đây, Nguyễn Tuân đã nêu bật chủ đề của tác phẩm: cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, thiên lương chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện đầy ấn tượng.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Đoạn truyện ông Huấn Cao cho chữ là đoạn văn hay nhất trong truyện ngắn Chữ người tử tù. Bút pháp điêu luyện, sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, chi tiết nào cũng gợi cảm, gây ấn tượng.


    Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám là một nhà văn duy mĩ. Ông yêu say đắm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, tôn thờ cái đẹp. Theo ông, mĩ (cái đẹp) là đỉnh cao của nhân cách con người. Ông săn lùng cái đẹp không tiếc công sức. Ông miêu tả cái đẹp bằng khi ngôn ngữ giàu có của riêng ông. Những nhân vật hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn Tuân phải là hiện thân của cái đẹp. Đó là những con người tài hoa hoạt động trong những hoàn cảnh, môi trường đặc biệt, phi thường. Ông phát hiện, miêu tả cái đẹp bên ngoài và bên trong của nhân vật. Cái đẹp của ông bao gồm cái chân và thiện; ông lại còn kết hợp mĩ với dũng. Truyện ngắn Chữ người tử tù (1939) trong tập Vang bóng một thời là áng văn hay nhất, tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân. Giá trị tư tưởng và dụng công nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện chủ yếu trong đoạn văn tả một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, cảnh tượng một người tử tù cho chữ một viên cai ngục.


    Ông Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù là một nho sĩ tài hoa của một đã qua nay chỉ còn vang bóng. Nguyễn Tuân đã dựa vào nguyên mẫu nhà nho giáo, một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân là Cao Bá Quát, một con người hết sức tài hoa và dùng khí phi thường để sáng tạo ra nhân vật Huấn Cao (Cao là họ, Huấn là dạy). Cao Bá Quát trước khi trở thành lãnh tụ nông cùng là thầy giáo. Nguyễn Tuân đã dựa vào hai tính cách của nguyên mẫu xây dựng nhân vật Huấn Cao. Cao Bá Quát, người viết chữ đẹp nổi tiếng và khí phách lừng lẫy. Xây dựng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân vừa thể hiện lí tưởng thẩm mĩ của ông lại vừa thỏa mãn tinh thần nổi loạn của ông đối với xả hội đen tối tàn bạo lúc bấy giờ.


    Truyện có hai nhân vật chính, một là ông Huấn Cao có tài viết chữ đẹp, một nửa là viên quản ngục say mê chữ đẹp của ông Huấn, quyết tìm mọi cách để xin chữ treo trong nhà. Lão coi chữ của Huấn Cao như báu vật. Họ đã gặp nhau trong tình huống oái ăm là nhà ngục. Người có tài viết chữ đẹp lại là một tên đại nghịch cầm đầu khởi nghĩa nông dân (triều đình gọi là nổi loạn, giặc) đang bị bắt giam chờ ngày thụ hình. Còn người mê chữ đẹp của ông Huấn Cao lại là một quản ngục đại diện cho cái trật tự xã hội ấy. Trên bình diện nghệ thuật họ là tri âm tri kỉ, trên bình diện xã hội họ ở hai vị tri đối lập. Tình huống của truyện có tính kịch. Từ tình huống đầy kịch tính ấy tính cách hai nhân vật được bộc lộ và tư tưởng chủ đề của truyện được thể hiện một cách sâu sắc.


    Huấn Cao nói: Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thể mà ép mình viết câu đối bao giờ. Huấn Cao coi thường tiền bạc và uy quyền, nhưng Huấn Cao vui lòng cho chữ viên quản ngục vì con người sống giữa chốn bùn nhơ này, nơi người ta chỉ biết sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc lại có kẻ biết trọng người có nghĩa khí, biết tôn quý cái đẹp của chữ nghĩa ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Viên quản ngục cũng không dễ gì nhận được chữ của Huấn Cao. Hắn đã bị nghi ngờ, bị đuổi. Có lần hắn mon men vào ngục định làm quen và biệt đãi Huấn Cao để xin chữ thì lại bị Huấn Cao cự tuyệt: Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây. Về sau hiểu được tấm lòng của viên quản ngục, ông đã nói một lời sâu sắc và cảm động: thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ.


    Coi khinh cường quyền và tiền bạc, Huấn Cao chỉ trọng những tấm lòng biết quý cái đẹp, cái tài, có sở thích cao quý. Những con người ấy theo Huấn Cao là còn giữ được thiên lương. Ông khuyên viên quản ngục bỏ cái nghề nhơ bẩn của mình đi bởi ở đây khó giữ được thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi. Huấn Cao còn đẹp ở khí phách. Ông là một người tử tù gần đến ngày tử hình vẫn giữ được tư thế hiên ngang, đúng là khí phách của một anh hùng Cao Bà Quát. Đêm hôm ấy, lúc trại giam Tính Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Tác giả cố ý miêu tả bằng cách tương phản giữa tính cách cao quý của Huấn Cao với cái dơ dáy, bẩn thỉu của nhà tù, một hình ảnh thu nhỏ của xã hội thời bấy giờ.


    Vẻ đẹp rực rỡ của Huấn Cao hiện lên trong đêm viết chữ cho viên quản ngục. Chính trong tình tiết này, cái mĩ và cái dũng hòa hợp. Dưới ánh đuốc đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu, một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ trên phiến lụa óng. Hình ảnh người tử tù trở nên lồng lộng. Viên quản ngục và viên thơ lại trở nên nhỏ bé, bị động, khúm núm trước người tử tù. Vì sao Nguyễn Tuân lại nói đây là một cảnh tượng xưa nay chưa tùng có?


    Cảnh tượng này quả là lạ lùng, chưa từng có vì trò chơi chữ nghĩa thanh tao có phần đài các lại không diễn ra trong thư phòng, thư sảnh, mà lại diễn ra nơi ngục tối chật hẹp, bẩn thỉu, hôi hám. Cảnh tượng lạ lùng chưa từng thấy là hình ảnh tên tử tù cho chữ thì nổi bật lên uy nghi lộng lẫy, còn viên quản ngục và thơ lại, những kẻ đại diện cho xã hội đương thời thì lại khúm núm run rẩy.


    Điều đó cho thấy rằng trong nhà tù tăm tối, hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo đó, không phải cái ác, cái xấu đang thống trị mà chính cái đẹp, cái dũng, cái thiện, cái cao cả đang làm chủ. Với cảnh cho chữ này, cái nhà ngục tăm tối đã đổ sụp, bởi vì không còn kẻ phạm tội tử tù, không có quản ngục và thơ lại, chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ sùng kính của những kẻ liên tài, tất cả đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái đẹp của thiên lương và khí phách. Cũng với cảnh này, người tử tù đang đi vào cõi bất tử.


    Sáng mai ông sẽ bị tử hình, nhưng những nét chữ vuông vắn, tươi đẹp hiện lên cái hoài bão tung hoành cả một đời của ông trên lụa bạch sẽ còn đó. Và nhất là lời khuyên của ông đối với tên quản ngục có thể coi là lời di huấn của ông về đạo lí làm người trong thời đại nhiễu nhương đó. Quan niệm của Nguyền Tuân là cái đẹp gắn liền với cái thiện. Người say mê cái đẹp trước hết phải là người có thiên lương. Cái đẹp của Nguyễn Tuân còn gắn với cái dũng. Hiện thân của cái đẹp là hình tượng Huấn Cao với khí phách lừng lẫy đã sáng rực cả trong đêm cho chữ trong nhà tù.


    Bên cạnh hình tượng Huấn Cao lồng lộug, ta còn thấy một tấm lòng trong thiên hạ. Trong đêm cho chữ, hình ảnh viên quản ngục cũng cảm động. Đó là âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ. Cái tư thế khúm núm, giọng nói nghẹn ngào, cái cúi đầu xin bái lĩnh và cử chì run run bưng chậu mực không phải là sự quỵ lụy hèn hạ mà là thái độ chân thành khiến ta có cảm tình với con người đáng thương này.


    Đoạn truyện ông Huấn Cao cho chữ là đoạn văn hay nhất trong truyện ngắn Chữ người tử tù. Bút pháp điêu luyện, sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, chi tiết nào cũng gợi cảm, gây ấn tượng. Ngôn ngữ Nguyễn Tuân biến hóa, sáng tạo, có hồn, có nhịp điệu dư ba. Một không khí cổ kính trang nghiêm đầy xúc động, có phần bi tráng toát lên trong đoạn văn.


    Chữ người tử tù không còn là chữ nữa, không chỉ là mĩ mà thôi, mà những nét chữ tươi tắn nó nói lên những bão tung hoành của một đời người. Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối. Đấy là sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng, đối với sự phàm tục nhơ bẩn, cũng là sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ. Sự hòa hợp giữa mĩ và dũng trong hình tượng Huấn Cao là đỉnh cao nhân cách theo lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân, theo triết lí duy mĩ của Nguyễn Tuân.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho hiếu học, Nguyễn Tuân đã dành cả cuộc đời mình để săn tìm cái đẹp hướng đến chân – thiện – mỹ. Không thể phủ định được những đóng góp lớn lao của ông cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm “Chữ người tử tù” trích trong tập “Vang bóng một thời” là truyện ngắn đặc sắc đánh dấu tài năng nghệ thuật của Huấn Cao trước cách mạng tháng Tám và được coi là một tác phẩm gần như đạt đến độ hoàn mĩ. Ở cuối tác phẩm, cảnh cho chữ là cảnh được tác giả tập trung miêu tả, tô đậm vẻ đẹp của người anh hùng Huấn Cao, qua chi tiết đó tác giả muốn khẳng định sự chiến thắng của thiên lương. Có thể nói đây cảnh tượng đắt giá nhất xưa nay chưa từng có.


    Chúng ta có thể thấy, từ xưa tới nay chơi chữ là thú vui tao nhã, thanh cao của những người có học thức, các sĩ tử,... Các câu đối, châm ngôn cuộc sống, bài thơ nổi tiếng được những người nghệ sĩ thư pháp uyển chuyển viết lên giấy giúp cho tâm hồn của con người được thư thái. Chơi chữ chính là nói lên cái đẹp, tài năng và trí tuệ của con người. Chúng ta sẽ thường bắt gặp cảnh cho chữ được diễn ra ở những nơi trang trọng, có đủ trăng hoa tuyết nguyệt để khơi nguồn cảm xúc, rồi từ đó có những nét chữ uyển chuyển trong đó có cả cái hồn riêng được ra đời. Nhưng với sự sáng tạo của Nguyễn Tuân thì cảnh cho chữ là một cảnh tượng hết sức lạ lùng, vượt ra khỏi những chuẩn mực xã hội xưa cũ và cho đến bây giờ chúng ta vẫn gọi đó là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Nhưng chính chi tiết lạ lùng ấy đã làm cho giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm được nâng lên, từ đó tạo nên sức lôi cuốn và hấp dẫn cho bạn đọc.


    Không gian và thời gian trong cảnh cho chữ được tác giả miêu tả rất sinh động và chân thực. Vào một đêm khuya vắng lặng, khi bóng tối đã bao trùm và thống trị nơi đây. Cùng với tiếng gõ mõ vọng cạnh, nhà tù đã hiện lên một cách chật hẹp, tù túng, ẩm thấp, mệt mỏi và những tiếng thở dài bất lực trước xã hội đương thời. Một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác giờ đây lại bị giam trong nhà tù tăm tối, thế nhưng tại chính nơi hạ đẳng, tăm tối đó lại xảy ra một cảnh tượng làm rung động trái tim của những con người tài hoa chân chính.


    Một không gian tăm tối không thể thấy ánh mặt trời dù là ngày hay đêm, trong khung cảnh như vậy có ba người “đang chăm chú trên một tấm bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. Ngay lúc này buồng gian ngập tràn “khói tỏa như đám cháy nhà”, “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu”, họ đang chăm chú với niềm hạnh phúc dâng trào để tạo nên một tác phẩm hoàn mỹ. Sự đối lập về vị thế giữa Huấn Cao – người cho chữ và người nhận chữ - viên quản ngục, tác giả đã khắc họa sắc nét, sinh động từng hành động, cử chỉ và thái độ của 2 nhân vật này. Chỉ qua một chi tiết nhỏ này thôi tác giả đã bộc lộ hết những phẩm chất tốt đẹp của con người nơi tăm tối.


    Có lẽ vì đứng trước cái đẹp nên những cảnh tượng xung quanh đang diễn ra bỗng nhiên như chậm lại, khiến cho trái tim con người rung động, như có một thứ gì đó bóp nghẹt, không ai nói với nhau câu nào nhưng vẫn đủ để cảm nhận được niềm hạnh phúc, vui sướng đang tuôn trào trong lồng ngực của mỗi con người yêu cái đẹp nơi tù túng này. Ta có thể thấy lạ, là một viên quản ngục “quyền cao chức trọng” nhưng lại cúi đầu trước một người tù, thực chất viên quản ngục đang cúi đầu trước cái vẻ đẹp tài hoa và người tử tù có tấm lòng thiên lương trong sáng. Khi nét chữ cuối cùng đã viết xong Huấn Cao thở dài buồn bã, ông khuyên viên quản ngục nên đổi nghề và đổi chỗ ở để có thể giữ cho thiên lương trong sáng, thức tỉnh và cứu rỗi tâm hồn viên quản ngục đang bị tha hóa, rối ren, rơi vào nơi vấy bẩn của xã hội. Trước những lời khuyên đó, viên quản ngục đã xúc động, cảm kích và kính trọng Huấn Cao, những giọt nước mắt lăn dài trên má ông chính là những giọt nước mắt thể hiện sự tiếc thương cho số phận người anh hùng đầy khí phách Huấn Cao.


    Qua cảnh cho chữ đầy xúc động, tác giả Nguyễn Tuân đã ngầm khẳng định vị thế của cái đẹp thiên lương, ở bất cứ đâu, cho dù là nơi tối tăm nhất thì cái đẹp vẫn tồn tại, thậm chí là tồn tại không đơn độc. Nó như một sức mạnh vô hình chỉ đường dẫn lối cho những người tốt có tấm lòng nhân hậu đang bị lạc nơi bóng tối bao trùm và tội ác hoành hành trở về đúng con đường chân chính, tươi đẹp. Người đọc có thể cảm nhận được rằng tác giả là người giàu kiến thức, có sức tưởng tượng cô cùng phong phú và độc đáo. Chính vì vậy mà tác giả có thể vẽ nên một bức tranh với hai mảng màu sáng tối đối lập nhau gay gắt, một bên là màu của khung cảnh tăm tối nơi ngục tù, một bên là ánh sáng chói lóa của nét đẹp hoàn mỹ.


    Kết tinh bởi tài năng, sáng tạo và tư tưởng độc đáo Nguyễn Tuân đã biến cảnh cho chữ thành cảnh tượng chưa nay chưa từng có. Tác phẩm đã thể hiện sự tiếc nuối của chính tác giả và người đọc trước số phận của những con người yêu cái đẹp, luôn hướng đến cái chân – thiện – mỹ. Xen vào đó, tác giả đã khéo léo bày tỏ tấm lòng của mình một cách kín đáo, tiếc thương trước số phận người anh hùng nhân hậu, khí phách và có nhân cách cao thượng.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. Khi nhắc đến lối văn chương hướng đến cái đẹp chân chính, người ta nghĩ ngay đến người nghệ sĩ tài hoa Nguyễn Tuân, dành cả cuộc đời để tìm kiếm cái đẹp. Trong các sáng tác của Nguyễn Tuân nói chung và tác phẩm “Chữ người tử tù” nói riêng, tác giả đã miêu tả nhân vật của mình như một người nghệ sĩ đầy tài năng.Bên cạnh đó, nhà văn còn khéo léo sáng tạo lên một cảnh tượng vô cùng độc đáo, cảnh tượng xưa nay chưa từng có đó là “cảnh cho chữ” – đây là chi tiết được đánh giá là xuất sắc nhất của thiên truyện.


    Tác phẩm lúc đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng” sau đó được đổi thành “Chữ người tử tù”. Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã đánh giá “đây là một văn phẩm đạt gần tới sự hoàn mỹ”. Nhân vật chính trong truyện ngắn này chính là Huấn Cao – một con người văn võ song toàn, một người anh hùng có tấm lòng nhân hậu và thiên lương trong sáng. Huấn Cao có tiếng là người có tài viết chữ nhanh và đẹp, những người biết chơi chữ thời bấy giờ ai cũng mong muốn có được chữ của Huấn Cao để treo trong nhà. Nghệ thuật thư pháp và tài hoa uyên bác chính là 2 phẩm chất cao thượng tồn tại trong con người Huấn Cao. Văn hóa, quan niệm về nhân thế được ẩn chứa trong từng nét chữ của ông, người ta treo chữ của ông trong nhà không chỉ là để ngắm và thưởng thức cái đẹp mà còn để suy ngẫm về những tư tưởng sâu sắc. Nhưng không phải ai cũng có thể có được chữ Huấn Cao, ông chỉ cho những người thân tri kỉ, chính vì vậy có được chữ của Huấn Cao treo trong nhà người ta coi đó là báu vật. Huấn Cao không chỉ nổi tiếng là người viết chữ đẹp, có tài về nghệ thuật mà ông còn là người có thiên lương. Ông không phải là người vì tiền bạc, vì quyền uy mà ép mình làm những điều trái với lương tâm, trái với luân thường đạo lý.


    Ngay cả khi bước vào tù lao, phải vác trên vai cái gông lớn bằng gỗ lim, ông không những không run sợ mà trước lời quát nạt của tên lính áp giải mà vẫn lạnh lùng “thúc mạnh đầu thang gỗ gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”. Khi bị giam trong nhà lao, ngày ngày viên quản ngục sai người đưa rượu thịt vào, ông thản nhiên đón nhận và coi đó là “hứng sinh bình”, thậm chí ông còn coi khinh viên quản ngục, ông không muốn viên quản ngục bước chân vào phòng giam của mình thêm một lần nào nữa.


    Một người ngang tàn, có tài năng nghệ thuật, vị anh hùng khí phách rất ít khi cho ai chữ của mình. Thế nhưng khi hiểu ra được tấm lòng của viên quản ngục, biết ông bất chấp cả tính mạng của mình vì cái đẹp, vì thú vui cao quý, Huấn Cao đã có sự thay đổi định kiến của mình về viên quản ngục, ân hận về việc thiếu chút nữa đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ và quyết định tặng chữ cho viên quản ngục. Chính lúc này, trong không gian của nhà tù chật chội, tăm tối, bên cạnh thứ ánh sáng đỏ rực của bó đuốc, tỏa sáng cả buồng giam chật hẹp ẩm thấp hôi hám đầy mùi phân gián, phân chuột hôi hám thì thiên lương của ông được tỏa sáng, cũng ngay chính lúc này cái đẹp chính thức lên ngôi. Hằng ngày viên quản ngục khét tiếng tàn bạo giờ lại khúm núm, cúi đầu. Còn kẻ tử tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” bị giam hãm về thể xác nhưng nhân cách ông lại tự do khác hẳn với kẻ tự do về thể xác nhưng lại bị trói buộc về tâm hồn tại nơi ngục tù tăm tối, nơi cái ác thống trị.


    Từng nét chữ vừa đẹp vừa uyển chuyển của Huấn Cao dần xuất hiện trên tấm lụa trắng. Chính nơi đầy tăm tối và tội ác bao trùm này đã cái đẹp đã nảy sinh và lên ngôi. Ngay sau khi cho chữ xong Huấn Cao còn cho viên quản ngục lời khuyên nên đổi nghề, đổi chỗ ở để có thể giữ cho thiên lương trong sáng bền vững. Chính cái thiên lương cao đẹp của Huấn Cao đã làm sáng bừng cả thiên lương ẩn dấu sâu bên trong con người viên quản ngục. Hành động của viên quản ngục “vái” Huấn Cao nó thể hiện sự kính trọng, biết ơn và những giọt nước mắt của viên quản ngục xót thương cho số phận người anh hùng Huấn Cao. Cảnh cho chữ không diễn ra ở nơi trăng hoa tuyết nguyệt mà nó lại diễn ra ngay trong ngục tù tăm tối nơi cái ác và bóng tối bao trùm, nơi mà cái ác ngự trị cũng chính là nơi cái đẹp lại “khai sinh”. Nguyễn Tuân đã xây dựng nhân vật Huấn Cao đại diện cho vẻ đẹp hoàn mỹ, và những tư tưởng đẹp đẽ của ông sẽ mãi ở lại với đời và sẽ theo viên quản ngục trong suốt cuộc đời còn lại.


    Qua tác phẩm, tác giả không chỉ muốn phê phán đúng thực trạng xã hội đương thời mà còn thể hiện sự khác lạ của tình huống truyện. Hai con người hoàn toàn đối lập nhau nhưng số phận lại đưa hai con người này đến với nhau và trở thành tri kỉ. Một người là viên quản ngục – công cụ trấn áp kẻ tù tội phục vụ triều đình, còn Huấn Cao lại là người chống đối lại triều đình. Để có thể đưa tác phẩm đi đến thành công tác giả đã kết hợp nghệ thuật đối lập tương phản, kết hợp hài hòa giữa bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn. Không gian ẩm thấp nơi buồng giam, ánh sáng ngọn đuốc như ánh sáng của thiên lương, của tài năng, khí phách, bóng tối của màn đêm bao trùm của ngục tù chính là hiện thân của cái ác đối lập với ánh sáng của ngọn đuốc đại diện cho ánh sáng tài năng đã được tác giả miêu tả một cách sinh động và chân thực.


    Có thể nói thành công trong nghệ thuật là nhờ tác giả đã dồn hết tài năng và tâm huyết, ông luôn hướng tới cái đẹp, cái chân - thiện – mỹ, cái phi thường, lý tưởng, cái đẹp phải tuyệt mỹ, đã tài là phải siêu phàm. Chính những điều này đã làm nên giá trị đặc sắc cho tác phẩm “Chữ người tử tù” để rồi đến tận bây giờ người ta vẫn gọi cảnh cho chữ trong tác phẩm là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  9. Làm nên giá trị cho tác phẩm, kết tinh giá trị tư tưởng của văn bản trong Chữ người tử tù không gì khác chính là cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. Đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Nó là kết tinh nghệ thuật, hoàn thiện vẻ đẹp phẩm chất nhân vật và là kết tinh những giá trị tư tưởng sâu sắc của Nguyễn Tuân.


    Huấn Cao vốn là một người Nho sĩ, vì bất mãn với thực tại xã hội đương thời, đã đứng lên khởi nghĩa, nhưng cuối cùng thất bại ông bị bắt giam và chờ ngày hành quyết. Ông là một người tài hoa, có tài viết chữ đẹp mà ai cũng ao ước gặp gỡ. Ông gặp quản ngục tại nơi mà ông bị giam giữ. Không gian gặp gỡ của họ là chốn tù lao, nơi chỉ có lừa lọc và chém giết lẫn nhau. Đây đồng thời cũng là ngày sống cuối cùng của người tử từ Huấn Cao. Vị thế của các nhân vật có sự thay đổi khác nhau, trên bình diện xã hội: Huấn Cao là kẻ tử tù, mang trong mình mong muốn lật đổ và thay đổi trật tự xã hội, còn quản ngục là người đứng đầu trại giam tỉnh Sơn, là người đại diện cho trật tự xã hội đương thời. Trên bình diện xã hội, họ là những người đối nghịch với nhau.


    Còn trên bình diện nghệ thuật: Huấn Cao là một người nghệ sĩ với tài năng viết chữ đẹp, được biết bao người coi trọng, mếm mộ; còn viên quản ngục là kẻ liên tài, là người trân trọng cái đẹp và cái tài sáng tạo ra cái đẹp. Ở đây họ lại là những người bạn tri âm, tri kỉ. Còn trên bình diện nhân cách: Huấn Cao là người có khí phách kiên cường, có thiên lương trong sáng, trân trọng những tấm lòng trong thiên hạ; quản ngục là người biết biết kính mến khí phách và chính là tấm lòng trong thiên hệ. Trong quan hệ này họ cũng là những người tri âm. Như vậy mối quan hệ giữa họ vô cùng phức tạp, với những vị thế khác nhau khiến cho mối quan hệ trở nên chồng chéo.


    Trong những ngày ở nhà lao tỉnh Sơn, viên quản ngục có thái độ biệt đãi đặc biệt với ông Huấn Cao: cặp mắt hiền từ khi nhận tù nhân, đồ ăn thức uống trong những ngày ông Huấn trong ngục, không chỉ vậy quản ngục còn đích thân xuống nhà lao gặp Huấn Cao với sự lễ độ, khúm núm, dù bị Huấn Cao đuổi ra ngoài vẫn khiêm nhường, lặng lẽ mà không hề nổi cáu. Bởi quản ngục mong muốn có được nét chữ ông Huấn để treo trong nhà. Ngày nhận tin Huấn Cao sẽ bị giải đi, quản ngục lặng người đi bởi ông biết có thể cả đời sẽ không bao giờ có được chữ ông Huấn Cao. Và chính trong hoàn cảnh đó, thầy thơ lại đã đánh liều xin với Huấn Cao, và được Huấn Cao nhận lời cho chữ. Đây chính là bối cảnh dẫn đến cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có.


    Không gian cho chữ vô cùng đặc biệt, người ta chỉ xin chữ và cho chữ ở những nơi sạch sẽ, yên tĩnh, trang trọng còn trong tác phẩm cảnh cho chữ lại diễn ra ở nhà tù tối tăm, bẩn thỉu, đó là nơi chỉ tồn tại cái xấu, cái ác, lừa lọc và giả dối với nhau. Thời gian cho chữ cũng là một điểm đặc biệt khac: Huấn Cao cho chữ khi mà chỉ đến sáng mai sẽ phải đi chịu án tử hình. Ông đã dành những giây phút cuối cùng của cuộc đời để vừa hoàn thành nguyện ước cho quản ngục, vừa để lại những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất cho cuộc đời. Trong không gian tăm tối ấy ánh lên là tấm vải lụa trắng bạch trắng tinh còn nguyên vẹn lần hồ, người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ. Mỗi chữ quản ngục viết ra “viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng” còn thầy thơ lại thì “run run bưng chậu mực”.


    Trước cái đẹp, con người ta dường như không quan tâm tới bất cứ chuyển động nào từ thế giới bên ngoài, họ chỉ nhìn thấy Huấn Cao và những nét chữ ông đậm tô, thành kính và thiêng liêng trước khoảnh khắc cái đẹp được tạo tác. Ông Huấn Cao viết xong phần lạc khoản, lặng lẽ thở dài và đỡ viên quản ngục dậy. Ông thương cho quản ngục phải ở nơi đen tối, làm nghề này thì khó có thể giữ được thiên lương cho lành vững, rồi cũng đến lem luốc cả đời lương thiện đi. Chính cái đẹp đó đã có sức mạnh cải hóa con người. Giữa người cho chữ và nhận chữ có sự chuyển đổi vị thế cho nhau, cho thấy sự cảm hóa của cái đẹp. Người cho chữ là người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp lại ở vị thế của tử tù; vốn là đối tượng cần được giáo dục, cảm hóa lại ban phát những lời khuyên chí tình cho quản ngục. Người xin chữ ở vị thế quản ngục, cai quản tử tù, tiếp nhận, bái lĩnh những lời khuyên của tử tù. Qua đó Nguyễn Tuân muốn truyền tải thông điệp: niềm tin vào sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp, của cái thiện.


    Cảnh cho chữ đã được Nguyễn Tuân vận dụng thủ pháp đối lập tương phản triệt để, đem lại hiểu quả nghệ thuật cao. Không khí cổ xưa của một thời đã cách xa hàng trăm năm đã được Nguyễn Tuân gợi lại qua ngôn ngữ và cử chỉ của nhân vật. Cảnh cho chữ là một bức tranh giàu chất hội họa, đồng thời ông vận dung linh hoạt kĩ thuật điện ảnh, liên tục chuyển góc, chuyển cảnh, quay cận rồi quay xa giúp người đọc có cái nhìn trọn vẹn về nhân vật.


    Cảnh cho chữ là một cảnh đặc sắc, “xưa nay chưa từng có”, kết tinh giá trị nghệ thuật và tư tưởng của Nguyễn Tuân, làm nổi bật và hoàn chỉnh vẻ đẹp nhân cách của mỗi nhân vật. Với cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân đã khẳng định, giữa chốn nhà lao tù ngục, không phải những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị mọi thứ mà chính người tử tù với tài năng và cốt cách làm chủ. Qua đó, ông cũng ngầm khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, cái tài hoa và nhân cách cao đẹp với cái xấu xa, độc ác, tàn nhẫn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  10. Nguyên Tuân trước Cách mạng tháng Tám là một nhà văn duy mĩ. Ông yêu đến say đắm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, tôn thờ cái đẹp. Theo ông, mĩ (cái đẹp) là đỉnh cao của nhân cách con người. Ông săn lùng cái đẹp không tiếc công sức. Ông miêu tả cái đẹp bằng khi ngôn ngữ giàu có của riêng ông. Những nhân vật hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn Tuân phải là hiện thân của cái đẹp. Đó là nhừng con người tài hoa hoạt động trong những hoàn cảnh, môi trường đặc biệt, phi thường. Ông phát hiện, miêu tả cái đẹp bên ngoài và bên trong của nhân vật. Cái đẹp của ông bao gồm cái chân và thiện; ông lại còn kết hợp mĩ với dũng. Truyện ngắn Chữ người tử tù (1939) trong tập Vang hóng một thời là áng văn hay nhất, tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân. Giá trị tư tưởng và dụng công nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện chủ yếu trong đoạn văn tả một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, cảnh tượng một người tử tù cho chữ một viên cai ngục.


    Ông Huân Cao trong truyện Chữ người tử tù là một nho sĩ tài hoa của một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng. Nguyễn Tuân đã dựa vào nguyên mẫu nhà thơ, nhà giáo, một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân là Cao Bá Quát, một con người hết sức tài hoa và dũng khí phị thường để sáng tạo ra nhân vật Huấn Cao (Cao là họ, Huấn là dạy). Cao Bá Quát trước khi trở thành lãnh tụ nông dân cũng là thầy giáo. Nguyễn Tuân đã dựa vào hai tính cách của nguyên mẫu để xây dựng nhân vật Huấn Cao. Cao Bá Quát, người viết chữ đẹp nổi tiếng và khí phách lừng lẫy. Xây dựng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân vừa thể hiện lí tưởng thẩm mĩ của ông lại vừa thỏa mãn tinh thần nổi loạn của ông đối với xã hội đen tối tàn bạo lúc bấy giờ.


    Truyện có hai nhân vật chính, một là ông Huân Cao có tài viêt chữ đạp, một nửa là viên quản ngục say mê chữ đẹp của ông Huấn, quyết tìm mọi cách để xin chữ treo trong nhà. Lão coi chữ của Huấn Cao như báu vật. Họ đã gặp nhau trong tình huống oái ăm là nhà ngục. Người có tài viết chữ đẹp lại là một tên đại nghịch cầm đầu khởi nghĩa nông dân (triều đình gọi là nổi loạn, giặc) đang bị bắt giam chờ ngày thụ hình. Còn người mê chữ đẹp của ông Huấn Cao lại là một quản ngục đại diện cho cái trật tự xã hội ấy. Trên bình diện nghệ thuật họ là tri âm tri kỉ, trên bình diện xã hội họ ở hai vị trí đối lập. Tình huống của truyện có tính kịch. Từ tình huống đầy kịch tính ấy tính cách hai nhân vật được bộc lộ và tư tưởng chủ đề của truyện được thể hiện một cách sâu sắc.


    Huấn Cao nói: Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Huấn Cao coi thường tiền bạc và uy quyền, nhưng Huấn Cao vui lòng cho chữ viên quản ngục vì con người sống giữa chốn bùn nhơ này, nơi người ta chỉ biết sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc lại có kẻ biết trọng người có nghĩa khí, biết tôn quý cái đẹp của chữ nghĩa ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà có những sở thích cao quý như vậy. Viên quản ngục cũng không dễ gì nhận được chữ của Huấn Cao. Hắn đã bị nghi ngờ, bị đuổi. Có lần hắn mon men vào ngục định làm quen và biệt đãi Huấn Cao để xin chữ thì lại bị Huấn Cao cự tuyệt: Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây, về sau hiểu được tấm lòng của viên quản ngục, ông đã nói một lời sâu sắc và cảm động: thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ.


    Coi khinh cường quyền và tiền bạc, Huấn Cao chỉ trọng những tấm lòng biết quý cái đẹp, cái tài, có sở thích cao quý. Những con người ấy theo Huấn Cao là còn giữ được thiên lương. Ông khuyên viên quản ngục bỏ cái nghề nhơ bẩn của mình đi bởi ở đây khó giữ được thiền lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi. Vẻ đẹp rực rỡ của Huấn Cao hiện lên trong đêm viết chữ cho viên quản ngục. Chính trong tình tiết này, cái mĩ và cái dũng hòa hợp. Dưới ánh đuốc đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu, một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong môt chữ viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu 6 chữ trên phiến lụa óng. Hình ảnh người tử tù trở nên lồng lộng. Viên quản Qgục và viên thư lại trở nên nhỏ bé, bị dộng, khúm núm trước người tử tù.


    Vì sao Nguyễn Tuân lại nói đây là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Cảnh tượng này quả là lạ lùng, chưa từng có vì trò chơi chữ nghĩa thanh tao có phần đài các lại không diễn ra trong thư phòng, thư sảnh, mà lại diễn ra nơi ngục tối chật hẹp, bẩn thỉu, hôi hám. Cảnh tượng lạ lùng chưa từng thấy là hình ảnh tên tử tù cho chữ thì nổi bật lên uy nghi lộng lẫy, còn viên quản ngục và thư lại, những kẻ đại diện cho xã hội đương thởi thì lại khúm núm run rẩy.


    Điều đó cho thấy rằng trong nhà tù tăm tối, hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo đó, không phải cái ác, cái xấu đang thống trị mà chính cái đẹp, cái dũng, cái thiện, cái cao cả đang làm chủ. Với cảnh cho chữ này, cái nhà ngục tăm tối đã đổ sụp, bởi vì không còn kẻ phạm tội tử tù, không có quản ngục và thư lại, chì có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ sùng kính của những kẻ liên tài, tất cả đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái dẹp, cái đẹp của thiên lương và khí phách. Cũng với cảnh này, người tử tù đang đi vào cõi bất tử. Sáng mai ông sẽ bị tử hình, nhưng những nét chữ vuông vắn, tươi đẹp hiện lên cái hoài bão tung hoành cả một đời của ộng trên lụa bạch sẽ còn đó. Và nhất là lời khuyên của ông đối với tên quản ngục có thể coi là lời di huấn của ông về đạo lí làm người trong thời đại nhiễu nhương đó.Quan niệm của Nguyễn Tuân là cái đẹp gắn liền với cái thiện. Người say mê cái đẹp trước hết phải là người có thiên lương. Cái đẹp của Nguyễn Tuân còn gắn với cái dũng. Hiện thân của cái đẹp là hình tượng Huấn Cao với khí phách lừng lẫy đã sáng rực cả trong đêm cho chữ trong nhà tù.


    Bên cạnh hình tượng Huấn Cao lồng lộng, tạ còn thấy một tấm lòng trong thiên hạ. Trong đêm cho chữ, hình ảnh viên quản ngục cũng cảm động. Đó là âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ. Cái tư thế khúm núm, giọng nói nghẹn ngào, cái cúi đầu xin bái lĩnh và cử chỉ run run bưng chậu mực không phải là sự quỵ lụy hèn hạ mà là thái độ chân thành khiến ta có cảm tình với con người đáng thương này.


    Đoạn truyện ông Huấn Cao cho chữ là đoạn văn hay nhất trong truyện ngắn Chữ người tử tù. Bút pháp điêu luyện, sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, chi tiết nào cũng gợi cảm, gây ấn tượng. Ngôn ngữ Nguyễn Tuân biến hóa, sáng tạo, có hồn, có nhịp điệu dư ba. Một không khí cổ kính trang nghiêm đầy xúc động, có phần bi tráng toát lên trong đoạn văn.


    Chữ người tử tù không còn là chữ nữa, không chỉ là mĩ mà thôi, mà những nét chữ tươi tẳn nó nói lên những bão tung hoành của một đời người. Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối. Đấy là sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng, đối với sự phàm tục nhơ bẩn, cũng là sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ. Sự hòa hợp giữa mĩ và trong hình tượng Huấn Cao là đỉnh cao nhân cách theo lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân, theo triết lí duy mĩ của Nguyễn Tuân.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  11. Nguyễn Tuân là tên tuổi lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, một nhà văn bậc thầy, một con người có nhân cách văn hóa mẫu mực suốt một đời “đi tìm cái đẹp, cái thật” trong văn chương. Nhà văn duy mỹ ấy ông say đắm, ngợi ca và tôn thờ cái đẹp. Điều đó được ông thể hiện tài tình qua cảnh cho chữ nơi cửa ngục của người tử tù Huấn Cao và viên quan coi ngục. Đây được coi là đoạn văn quan trọng nhất hội tụ được giá trị nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm, đồng thời tô đậm thêm vẻ đẹp của Huấn Cao và viên quản ngục với bút pháp tương phản và lí tưởng hóa cái đẹp.


    Đoạn văn tả cảnh cho chữ nằm ở cuối tác phẩm, là đỉnh cao của tình huống truyện éo le. Người tử tù Huấn Cao bị bắt giam nơi cửa ngục vì tội làm phản chống lại triều đình, viên quan coi ngục là người có nhiệm vụ trông coi phạm nhân nhưng cũng là một người say mê cái đẹp, khao khát có được chữ của ông Huấn. Biết được tấm lòng biệt nhỡn liên tài và tấm chân tình của viên quan coi ngục Huấn Cao đã đồng ý cho chữ. Với nghệ thuật tương phản rõ rệt cảnh cho chữ đã tháo cởi nút thắt của tình huống truyện, để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm.


    Trước tiên, sự tương phản về vị trí giữa người cho và người nhận. Người cho chữ ở đây là tên tử tù sắp phải chịu án chém đầu, tên tội phạm nguy hiểm “có tài bẻ khóa và vượt ngục”_kẻ cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình . Kẻ xin chữ là viên quan coi ngục_người đại diện cho bộ máy cai trị của triều đình ấy. Xét về địa vị xã hội họ là hai người đối nghịch nhau nhưng trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri âm tri kỉ cùng ham mê, say đắm cái đẹp. Một người có tài viết chữ đẹp, người kia lại suốt một đời ngưỡng mộ tài năng ấy. Chính điều đó đã làm cho địa vị trí trong xã hội bị xóa nhòa để làm nổi bật lên sự đồng điệu của hai tâm hồn. Xét về một bình diện khác Huấn Cao là một người tù bị gông cùm xiềng xích và giam giữ về nhân thân nhưng tự do về nhân cách còn người kia tự do về nhân thân nhưng nhân cách lại bị cầm tù.


    Thứ hai, tương phản giữa thời gian và không gian cho chữ. Thời gian ở đây là đêm cuối cùng của một đời người anh hùng ở trong khoảnh khắc đếm từng canh bởi ngày mai ông cùng các bạn của mình sẽ bị áp giải vào kinh lĩnh án hành hình. Không gian cũng thật đối lập bởi thông thường cái đẹp phải được sáng tạo ở nơi trong sạch, nghệ thuật thư pháp_thú vui tao nhã và thanh tao phải được thực hiện giữa thanh thiên bạch nhật trong thư phòng sang trọng ngào ngạt của mùi hương trầm lan tỏa, có ánh đèn lung linh huyền ảo. Nhưng cảnh cho chữ trong tác phẩm trái lại hoàn toàn được Nguyễn Tuân đánh giá là “Cảnh tượng xưa nay chưa từng có” bởi nó diễn ra ở một nơi là buồng giam của tử tù, nơi tăm tối và “chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián” dưới “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu”, ánh sáng trắng của tấm lụa bạch còn nguyên vẹn đã xóa tan đi bóng tối và mùi mực thơm thanh khiết áp đảo mùi hôi bẩn thỉu đó là sự thắng thế của cái đẹp với cái phàm tục dơ bẩn. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân tốn công sức, giấy mực để miêu tả không gian nơi đây tất cả chi tiết đều có dụng ý nghệ thuật. Nhà văn tả cái bẩn thỉu để làm nổi bật lên giá trị của cái đẹp. Thế là không còn cái nhà ngục nào tồn tại với mùi ẩm mốc, mạng nhện… chỉ còn cái mùi của thiên lương thuần khiết, thanh cao hiện hữu.


    Thứ ba, tương phản về vị thế và tâm tế của người cho và kẻ xin chữ. Người cho chữ là “Một người tù cổ đeo gông chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván” Huấn Cao lúc này không còn là một tên tử tù sắp bị tử hình mà là một người nghệ sĩ tài ba sáng tạo ra cái đẹp, nhà tù phong kiến giam giữ được thân hình ông nhưng không trói nổi nhân cách, tâm hồn ông. Đối lập với tư thế ung dung, tự do tự tại của người tử tù là sự “khúm núm” của viên quan coi ngục và “run run” của thầy thơ lại_ những con người đại diện cho quyền uy lại khép nép đến thế. Cái “khúm núm” của quan coi ngục không phải là cái cúi đầu hèn hạ mà trái lại rất đáng trân trọng. Ông cúi đầu thành kính trước cái đẹp đó là một điều nên làm ở trong đời. Vị thế và tâm thế bị đảo ngược hoàn toàn. Người có quyền lại không có uy, người tử tù lại giữ trong tay quyền sát quyền sinh, người đáng lẽ phải giáo dục, giáo hóa tội phạm thì nay lại được tội phạm giáo dục lại. Đây không còn là một cảnh cho chữ bình thường mà là cảnh giáo hóa thiêng liêng về nhân cách làm người của người cho và người nhận chữ thông qua đoạn cuối là khi Huấn Cao cho viên quan coi ngục lời khuyên vô giá. Bởi theo ông “Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.


    Nguyễn Tuân với tài năng nghệ thuật tương phản với bút pháp tả thực và lãng mạn đan xen, sự sắc sảo điêu luyện của ngòi bút đã khắc họa con người và cảnh vật chi tiết, tỉ mỉ gây ấn tượng sâu sắc. Giọng văn chậm rãi, từng câu từng chữ như thước phim quay chậm cảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có” làm nổi bật lên nhân cách của con người hiện thân cho cái đẹp.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  12. Một trong những đặc điểm nổi bật của bút pháp lãng mạn là tô đậm những cái kì vĩ, phi thường bằng cách tạo ra những tương phản, đối lập. Cảnh Huấn Cao cho chữ quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân chính là một cảnh tiêu biểu của nghệ thuật lãng mạn. Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tổỉ, của cái đẹp, cái cao thượng đốỉ với sự phàm tục, sự nhơ bẩn, của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu, nô lệ. Chính vì thế mà bản thân tác giả cũng đã xác nhận đó là: "Cảnh tượng xưa nay chưa từng cỏ".


    Muốn hiếu được giá trị của đoạn văn tả cảnh cho chữ trước hết phải thấy được bố cục của câu chuyện. Truyện tự nó đã chia làm hai phần: phần đầu chủ yếu giới thiệu về các nhân vật tham gia vào câu chuyện - có thể xem là phần dẫn chuyện. Trên cơ sở giới thiệu lai lịch, tính cách nhân vật, tác giả dẫn dắt người đọc vào phần chính của truyện: cảnh cho chữ. Đây là cảnh quy tụ các nhân vật và chủ đề tác phẩm đồng thời là kết tinh toàn bộ bút lực và tư tưởng Nguyễn Tuân. Tác phẩm có ba nhân vật chia làm hai tuyến. Hai tuyến có mối tương quan hết sức oái ăm. Tính chất xung đột, tương phản khiến cho cuộc gặp gỡ của họ mang đầy kịch tính, hết sức éo le.


    Trước hết, xét trên bình diện xã hội, họ là hai kẻ đối địch, một người được coi là kẻ phản loạn cầm đầu một cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình, một người là quan chức thuộc bộ máy cai trị cửa chính cái triều đình ấy. Nhưng xét trên bình diện nghệ thuật thì họ là những kẻ tri âm. Ở một khía cạnh khác, đây còn là sự đối mặt của hai loại tà, hai kiểu tù nhân: một người tự do về nhân thân, nhưng bị cầm tù. về nhân cách. Người kia tự do về nhận cách nhưng lại cầm tù về nhân thân. Ta có thể coi đây là cuộc gặp gỡ giữa một kẻ tử tù (Huấn Cao) và một người tù chung thân (quản ngục). Cuộc gặp gỡ diễn ra trong một hoàn cảnh oái ăm: nhà tù. Chọn tình huống gặp gỡ này, Nguyễn Tuân đặt quản ngục trước sự lựa chọn: hoặc làm tròn bổn phận một cai tù hoặc trọn đạo tri kỉ.


    Làm tròn bổn phận quản ngục đồng nghĩa với việc giẫm đạp lên tấc lòng tri kỉ. Làm tròn đạo tri kỉ thì tất phải tư bỏ bổn phận nhà nước của một viên quan. Ngục quan lựa chọn theo hướng nào thì ý nghĩa tư tưởng, câu chuyện sẽ nghiên theo hướng ấy. Theo hướng thứ nhất, chiến thắng sẽ thuộc về cái tầm thường, còn theo hướng thứ hai, cái đẹp, cái thiền lương sẽ chiến thắng. Cho nên, xét về một mặt nào đó thì Chữ người tử tù có thể xem là câu chuyện về số phận của cái đẹp mà cảnh cho chữ chính là cảnh quyết định cho số phận đó.


    Huấn Cạo cho chữ là dể đáp lại một tấm lòng. Chữ của Huấn Cao là tinh huyết và tâm huuết của Huấn Cao. Huấn Cao cho chữ quản ngục là đem lòng mình đạp lại kẻ tri âm. Đó là tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Cứ theo cách Nguyễn Tuân miêu tả nhân vật ở phần đầu và cách đặt nhân vật trong tình huống thường thấy ở chủ nghĩa lãng mạn để tô đậm các nhân vật và tư tưởng nghệ thuật thì cảnh cho chữ không thể diễn ra đơn giản. Đó cũng là điều mà cả đời viết văn của mình. Nguyễn Tuân không bao giờ chấp nhận.


    Nguyễn Tuân viết về Huấn Cao với những nét bút lãng mạn, tô đậm tài hoa, khí phách và thiên lương. Đặc biệt Nguyễn Tuân nhấn manh tính khảng khái và khí khái của Huấn Cao. Viết đẹp nhưng sinh thời Huấn Cao chỉ mới viết cho ba người bạn thân. Muốn có được chữ Huấn Cao không thể lấy vàng bạc ra mua, không thể lấy vàng bạc ra mua, không thể dùng quyền uy mà ép. Muốn có được chữ Huấn Cao trước hết phải được ông kết nạp vào số những tri kỉ hiếm hoi của mình. Ngục quan bị Huấn Cao coi là kẻ tiểu nhân, lại làm nghề thất đức. Huấn Cao không che giấu thái độ "khinh bạc đến điều" đối với ngục quan. Cơ hội tiếp cận, trò chuyện đã khó nói gì đến tri kỉ. Giữa họ là cả một vực sâu ngăn cách.


    Quan hệ giữa quản ngục và Huấn Cao cải thiện được hay không, lúc này hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ của Huấn Cao. Khi Huấn Cao phát hiện ra "một tấm lòng trong thiên hạ" có "thiên lương" trong trẻo nơi ngục quan thì quan hệ hoàn toàn thay đổi. Sự khinh bỉ đã nhường chỗ cho sự trân trọng. Chính tấm lòng ngục quan đã làm cảm động tấm lòng Huân Cao. Thì ra từ trong sâu thẳm ngăn cách. Cái tâm đã làm cảm động cái tài và khi cái tài vài cái tâm có sự chuyển hóa thì cái đẹp ra đời.


    Nguyễn Tuân là nhà văn thiên về chủ nghĩa "duy mỹ". Nhưng trước sau Nguyễn Tuân vẫn tin ở "thiên lương" con người. Ông không chí hướng tới cái "mĩ" mà còn hướng tới cái "chân", cái "thiện". Sự ra đời của cái đẹp chính là sự hòa hợp tuyệt diệu giữa tài hoa và tâm thiện đạt đến độ chân như. Đó là tư tưởng Nguyễn Tuân.


    Nguyễn Tuân ngưỡng mộ vẻ đẹp của khí phách, vẻ đẹp của tài hoa, vẻ đẹp của thiên lương. Ông đã dồn bút lực dựng lên sức sống của những vẻ đẹp ấy nên dù Huấn Cao có ra đi mãi mãi thì tất cả vẫn vẹn nguyên, vẫn sống mãi.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy