Top 8 Bài văn phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Ngữ văn 11) hay nhất

Thai Ha 162 0 Báo lỗi

"Romeo và Juliet", một bản tình ca bất hủ của nhân loại, một nỗi niềm thổn thức lấy đi biết bao nước mắt của khán giả ở mọi lứa tuổi. Trong đó, mười sáu câu ... xem thêm...

  1. Đoạn trích "Tình yêu và thù hận" đã đánh dấu được tên tuổi của William Shakespeare, một nhà viết kịch vĩ đại, mang trong mình tư tưởng nhân đạo sâu sắc, khao khát giải phóng con người, đập tan mọi xiềng xích, rào cản trong xã hội. Những tác phẩm của ông như những bức tranh tả thực, có khả năng thâu tóm và tái hiện lại xã hội nước Anh lúc bấy giờ nhằm lên án những quan niệm cổ hủ, lạc hậu cùng chế độ phong kiến nhơ nhớp với tầng lớp các quan điểm, hủ tục trói buộc con người. Chính vì thế, với tầm nhìn rộng mở và tư tưởng tiến bộ, khát khao tự do, tác phẩm của ông được coi là tiếng lòng của những tâm hồn biết rung động, trái tim hướng thiện, yêu thương và thấu hiểu con người cùng cảnh ngộ éo le của họ.


    Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một trong số những vở kịch nổi tiếng nhất của Sếch- xpia. Dựa vào câu chuyện về món nợ máu truyền kiếp của haị dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét xảy ra thời trung cổ, tại thành phố Vê-rô-na (I-ta-li-a), Sếch-xpia đã xây dựng thành một bi kịch tình yêu và cho ra mắt công chúng lần đầu tiên vào năm 1595. Từ bấy đến nay, vở kịch đã được dịch, được chuyển thể và được công diễn ở hầu khắp các nước trên thế giới, vở bi kịch dựa trên xung đột giữa con người với khát vọng yêu đương mãnh liệt và hoàn cảnh thù địch vây hãm. Vượt lên tất cả, Rô- mê-ô và Giu-li-ét đã đến với nhau: Mối tình của họ khẳng định sức sống, sức vươn dậy vượt lên trên mọi hoàn cảnh trói buộc con người. Mối tình đó cũng là lời kết án đanh thép, tố cáo xã hội phong kiến là mối trường thù địch với tình người, với chủ nghĩa nhân văn.


    Qua đoạn trích "Tình yêu và thù hận" với những lời đối thoại trực tiếp giữa chàng Romeo và nàng Juliet, người đọc dễ dàng hình dung ra được tình yêu say đắm của những người trẻ tuổi, tình yêu vượt lên trên sự an bài của số phận, những thù hận truyền kiếp. Gặp nhau một cách tình cờ trong buổi vũ hội, Rô - mê - ô và Giu - li -ét đã phải lòng nhau, hai trái tim tuổi trẻ đã hòa cùng nhịp đập. Động lực lớn lao ấy đã tiếp bước cho Rô - mê - ô vượt qua những gian khó, hiểm nguy để gặp nàng tiên của đời mình. Mười sáu lời thoại trong trích đoạn "Tình yêu và thù hận" không chỉ đơn thuần là lời trò chuyện mà đó chính là những tấm thư tình đẹp nhất, lãng mạn nhất, nhưng đáng buồn thay, những tấm thư ấy lại được viết nên bằng nỗi đau, sự mất mát và cả chính tính mạng của hai nhân vật.


    Lấy không gian đêm khuya, một đêm trăng sáng vằng vặc trên trời để làm nền cho tình cảm mặn nồng của đôi tình nhân. Khung cảnh đêm khuya có phần lén lút, thận trọng do mối tình của hai người không được phép công khai đoan chính. Chàng Romeo nhìn thấy Juliet trước, khuất sau những lùm cây mà vọng lên ban công, nơi nàng Juliet đẹp như thơ mộng đang đợi chờ. Hình ảnh ánh trăng xuất hiện cốt là để tô đậm thêm vẻ đẹp mĩ miều, thanh thuần của Juliet. Sau khi nghe thấy những lời độc thoại của nàng Juliet, lúc này Romeo mới lên tiếng. Hiểu được tấm chân tình của nàng dành cho mình, Romeo sẵn sàng từ bỏ danh phận, của cải để đi theo tiếng gọi tình yêu. Diễn biến tâm trạng nhân vật Romeo có phần dễ hiểu, đơn giản.


    Rô-mê-ô có suy nghĩ đơn giản, chàng có một tình yêu say đắm không chút đắn đo, khi biết được nỗi lòng của giu-li-ét trong lời thoại thứ tư, chàng có chút băn khoăn trong lời thoại thứ năm “Mình cứ nghe thêm nữa, hay mình lên tiếng nhỉ?”


    Tâm trạng của Giu-li-ét lại phức tạp hơn, mang những nỗi niềm riêng, nàng đã không còn kiềm chế được cảm xúc, thốt lên, thổ lộ tình yêu mãnh liệt không che giấu, ngượng ngùng “Rô-mê-ô chàng ơi, chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi… đổi lấy cả em đây!”. Khi biết có người nghe được nỗi lòng của mình, nàng ngỡ đó là người xa lạ nhưng rồi nàng đã biết rõ đó chính là Rô-mê-ô “Chẳng phải anh Rô-mê-ô, và là họ nhà Môn-ta-ghiu đấy ư?”, nàng nhắc đến chàng nhưng vẫn mang theo nỗi ám ảnh thù hận dòng họ. Rô-mê-ô đã liên tục dùng những từ như “người yêu, nàng tiên yêu quý” trong lời thoại của mình để khẳng định quyết tâm từ bỏ dòng họ của mình vì tình yêu.


    Như vậy qua những lời thoại trong đoạn trích, chúng ta có thể nhận thấy diễn biến tâm trạng của hai nhân vật đã được khắc họa rõ nét. Nếu như Romeo có chút xốc nổi, hăng hái thì Juliet lại có nốt trầm của người con gái tuy nhỏ tuổi nhưng chín chắn, trưởng thành. Cộng hưởng và bổ trợ cho nhau, họ đã đưa tình yêu của mình vượt qua những ngăn cấm về mặt đạo lý, để lại cho ngàn đời khúc hát về tình yêu diệu kì. Với khả năng khai thác dòng chảy cảm xúc nhân vật, để nhân vật bộc lộ tính cách qua chính lời nói và hành động cùng những nút thắt mở linh hoạt, tác giả đã khẳng định sự chiến thắng của tình người, gửi vào tác phẩm một thông điệp đi trước thời đại về mỗi khát vọng tự do của nhân loại.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. "Romeo và Juliet", một bản tình ca bất hủ của nhân loại, một nỗi niềm thổn thức lấy đi biết bao nước mắt của khán giả ở mọi lứa tuổi. Đại văn hào đã viết nên một biểu tượng trường tồn của tình yêu, mối tình thủy chung son sắt, vượt lên mọi gian nan khó khăn, sẵn sàng hi sinh cả tính mạng để được ở bên nhau. Trong đó, mười sáu câu thoại trong trích đoạn hồi thứ hai đã mở ra một kết cục tuy bi kịch nhưng là lời khẳng định về tình yêu mãnh liệt, tình yêu vượt lên trên mọi thù hận dân tộc qua những diễn biến tâm lý của hai nhân vật chính.


    Là nhà thơ, nhà viết kịch đại tài đến từ xứ sở sương mù, William Shakespeare mang trong mình tư tưởng nhân đạo sâu sắc, khao khát giải phóng con người, đập tan mọi xiềng xích, rào cản trong xã hội. Những tác phẩm của ông như những bức tranh tả thực, có khả năng thâu tóm và tái hiện lại xã hội nước Anh lúc bấy giờ nhằm lên án những quan niệm cổ hủ, lạc hậu cùng chế độ phong kiến nhơ nhớp với tầng lớp các quan điểm, hủ tục trói buộc con người. Chính vì thế, với tầm nhìn rộng mở và tư tưởng tiến bộ, khát khao tự do, tác phẩm của ông được coi là tiếng lòng của những tâm hồn biết rung động, trái tim hướng thiện, yêu thương và thấu hiểu con người cùng cảnh ngộ éo le của họ.


    "Romeo và Juliet" đã đưa Shakespeare lên hàng tượng đài trong nghệ thuật kịch sân khấu. Câu chuyện kể về một mối tình oan gia, khi Romeo và Juliet lại là con cháu của hai gia đình có mối thù truyền kiếp. Ra mắt năm 1595, vở bi kịch này đã tạo nên tiếng vang trên toàn thế giới. Đứng giữa những bi kịch, xung đột tâm lý xã hội, hai nhân vật chính đã hoàn thành được ước nguyện bên nhau trọn đời. Kết thúc thảm thương của họ đã một lần nữa khẳng định sức sống tiềm tàng của con người, đồng thời lên án gay gắt xã hội phong kiến vô nhân đạo đã đang tâm cắt bỏ mối duyên trời định, dẫn đến cái chết bi thương của hai nhân vật.


    Qua đoạn trích "Tình yêu và thù hận" với những lời đối thoại trực tiếp giữa chàng Romeo và nàng Juliet, người đọc dễ dàng hình dung ra được tình yêu say đắm của những người trẻ tuổi, tình yêu vượt lên trên sự an bài của số phận, những thù hận truyền kiếp. Gặp nhau một cách tình cờ trong buổi vũ hội, Rô - mê - ô và Giu - li -ét đã phải lòng nhau, hai trái tim tuổi trẻ đã hòa cùng nhịp đập. Động lực lớn lao ấy đã tiếp bước cho Rô - mê - ô vượt qua những gian khó, hiểm nguy để gặp nàng tiên của đời mình. Mười sáu lời thoại trong trích đoạn "Tình yêu và thù hận" không chỉ đơn thuần là lời trò chuyện mà đó chính là những tấm thư tình đẹp nhất, lãng mạn nhất, nhưng đáng buồn thay, những tấm thư ấy lại được viết nên bằng nỗi đau, sự mất mát và cả chính tính mạng của hai nhân vật.


    Lấy không gian đêm khuya, một đêm trăng sáng vằng vặc trên trời để làm nền cho tình cảm mặn nồng của đôi tình nhân. Khung cảnh đêm khuya có phần lén lút, thận trọng do mối tình của hai người không được phép công khai đoan chính. Chàng Romeo nhìn thấy Juliet trước, khuất sau những lùm cây mà vọng lên ban công, nơi nàng Juliet đẹp như thơ mộng đang đợi chờ. Hình ảnh ánh trăng xuất hiện cốt là để tô đậm thêm vẻ đẹp mĩ miều, thanh thuần của Juliet. Sau khi nghe thấy những lời độc thoại của nàng Juliet, lúc này Romeo mới lên tiếng. Hiểu được tấm chân tình của nàng dành cho mình, Romeo sẵn sàng từ bỏ danh phận, của cải để đi theo tiếng gọi tình yêu. Diễn biến tâm trạng nhân vật Romeo có phần dễ hiểu, đơn giản.


    Đối mặt với sự thù hận truyền đời của hai dòng họ, chàng thậm chí sẵn sàng đề nghị: "Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ; từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Romeo nữa; nếu chính tôi đã viết tên đó, thì tôi xé nát nó ra". Những lời nói này đều là sự thật tâm, thật lòng, bắt nguồn từ tình yêu cũng như khát vọng bỏng cháy được đường đường chính chính công khai mối tình này. Có người cho rằng, Romeo còn trẻ tuổi và bốc đồng khi dám thốt ra những lời chối bỏ cả gia tộc, dòng họ để đi theo tiếng gọi trái tim. Nhưng xét về mặt tình, những lời nói ấy đều thể hiện một tình yêu nồng cháy, không ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng đi lên từ hai bàn tay trắng và giũ bỏ cả thân phận quý tộc của mình.


    Khi Juliet nhắc chàng về sự nguy hiểm khi đang ở trong khuôn viên dòng họ Ca-piu-let, chàng Romeo càng trở nên gan dạ, thậm chí có cả sự bất cần: "Em ơi! Ánh mắt của em còn nguy hiểm cho tôi hơn hai chục lưỡi kiếm của họ; em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ nữa đâu.". Đối với trái tim lần đầu biết rung động ấy, giờ phút được nhìn thấy ánh mắt người tinh thì mọi luân lý giáo điều đều trở nên vô nghĩa. Chàng còn gọi chính dòng họ của mình là "họ", một cách gọi đầy xa cách, lạ lẫm. Với chàng lúc này, chỉ còn mình Juliet là vô giá, là nguồn sống, "tôi vượt được từng này là nhờ đôi cánh của tình yêu". Trong tâm trạng chàng trai trẻ bấy giờ, tình yêu được thần thánh hóa trở thành cõi thần tiên, là đôi cánh đưa chàng vượt qua mọi thử thách, đứng lên trên mọi nỗi sợ hãi hay rào cản dòng tộc. Ở chàng chỉ còn tình yêu say đắm, "cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm", không chùn bước, không ngần ngại hay băn khoăn, bộc lộ tính cách của con người quyết đoán, mạnh mẽ.


    Đối lập với chàng Romeo, mang thân phận là một cô gái con nhà danh gia vọng tộc, những diễn biến tâm trạng của Juliet đều mang nhiều suy nghĩ, thận trọng hơn. Sau buổi dạ hội, nàng trót mang lòng vấn vương, thương nhớ chàng Romeo. Sau những lời độc thoại bày tỏ tình cảm mãnh liệt không chút ngại ngần, khi bắt gặp Romeo trong vườn nhà, nàng có chút lo lắng, hoảng sợ. Tư tưởng hận thù giữa hai dòng họ đã phần nào ăn mòn trong tâm trí nàng, vả lại, phận nữ nhi không thể chống cự, quay lưng với cả gia đình để đi theo người tinh. Trong lời đối thoại của nàng luôn song hành tồn tại hai diễn biến tâm trạng, một bên là tình yêu ngây thơ, một bên là sự bồn chồn khi ý thức được những nguy hiểm của mối tình oan trái này. Câu hỏi hết sức trong sáng: " Chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi? Cái tên nó có ý nghĩa gì đâu" cho thấy chính bản thân nàng cũng muốn Romeo từ bỏ dòng họ để đi theo nàng. Nàng tin vào tình yêu nhưng niềm tin ấy không hoàn toàn tuyệt đối. Chính vì thế mà nàng mới thảng thốt khi gặp Romeo: "Anh làm thế nào mà tới được chốn này anh ơi, và tới làm gì thế?". Nàng đơn giản chỉ không ngờ tình cảm lại mãnh liệt tới mức có thể khiến người tình của nàng bất chấp hiểm nguy đến vậy. Tuy khẩn cầu: "Romeo chàng ơi! Chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi. Chàng hãy đem tên họ ấy đổi lấy cả em đây" nhưng trong tâm khảm người con gái ấy vẫn có chút gì lấn cấn, không dám, không nỡ. Một bên là thù hận, một bên là tình yêu, một bên là danh dự cả dòng họ và một bên là hạnh phúc cá nhân minh. Đấu tranh nội tâm giằng xé của cô gái mới chỉ mười lăm tuổi lần đầu biết yêu cho thấy sự nồng cháy và sức mạnh tiềm ẩn của tình yêu.


    Xét cho cùng, câu nói "Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây" chính là lời thuận ý theo tình yêu một cách đầy ý nhị. Thù hận với Juliet cũng chẳng còn nghĩa lý gì, tình yêu của trái tim tuổi trẻ, thứ tình cảm thuần khiết đã vượt lên trên cái nền của mối nợ máu truyền từ đời này sang đời khác. Tư tưởng nhân đạo trong thời kì Phục hưng được bộc lộ thẳng thắn, dứt khoát. Rõ ràng, Romeo và Juliet hoàn toàn vô tội, chẳng hề liên quan đến những sự kiện đã xảy ra từ quá khứ thời ông, thời cụ của họ. Quan điểm bảo thủ và lề thói lạc hậu đã không thể ngăn cản được hai trái tim trẻ khát vọng được yêu, được hòa quyện. Sự bất tử của tình yêu con người không chỉ tô đậm tâm trạng của nhân vật Juliet mà còn toát lên tư tưởng nhân văn, đồng thời gửi gắm niềm hi vọng vào con người trong một tương lai tươi sáng, hạnh phúc hơn.

    Đứng giữa tình yêu và thù hận, nhưng qua đoạn đối thoại của hai nhân vật, người đọc không thấy có bất kì một xung đột nào giữa hai nhân vật, chỉ có tình yêu nồng nàn giữa hai trái tim tri kỉ. Xung đột đến từ phía Juliet trong tâm trạng nàng khi phải đưa ra quyết định: tình yêu hay gia tộc. Cái dai dẳng và khủng khiếp của sự hận thù hiện lên rõ ràng trong dòng tâm trạng của Juliet, nhưng đến cùng, tình yêu của hai phía đã vượt lên tất cả, mối tình thời đại, mối tình bất tử. Những lễ giáo đã trói buộc con người quá lâu đã đến lúc cần được phá hủy và bài trừ, như kết thúc của tác phẩm, khi bị kịch rơi vào đường cùng thì mối thù kia cũng được xóa bỏ, chỉ là, cái giá phải đánh đổi quá đắt, quá bi thương.


    Với mười sáu lời đối thoại giữa Romeo và Juliet, diễn biến tâm trạng của hai nhân vật đã được khắc họa rõ nét. Nếu như Romeo có chút xốc nổi, hăng hái thì Juliet lại có nốt trầm của người con gái tuy nhỏ tuổi nhưng chín chắn, trưởng thành. Cộng hưởng và bổ trợ cho nhau, họ đã đưa tình yêu của mình vượt qua những ngăn cấm về mặt đạo lý, để lại cho ngàn đời khúc hát về tình yêu diệu kì. Với khả năng khai thác dòng chảy cảm xúc nhân vật, để nhân vật bộc lộ tính cách qua chính lời nói và hành động cùng những nút thắt mở linh hoạt, Shakespeare đã khẳng định sự chiến thắng của tình người, gửi vào tác phẩm một thông điệp đi trước thời đại về mỗi khát vọng tự do của nhân loại.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Từ lâu, trong đời sống văn học nhân loại, mối tình Rô -mê-ô và Giu-li-ét trong vở bi kịch cùng tên của đại văn hào Sếch-xpia đã trở thành biểu tượng cho tình yêu chung thủy, mãnh liệt. Mặc dù bi kịch kết thúc, cả hai đều chết, nhưng tình yêu của họ đã chiến thắng, thù hận được xóa bỏ. Mười sáu lời thoại trong trích đoạn của hồi thứ hai đã bắt đầu hé mở về một sức mạnh tình yêu vượt lên thù hận.


    Uy-li-am Sếch-xpia (1564-1616) là một nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời kì Phục hưng, thời kỳ của chủ nghĩa nhân văn, kết tinh khát vọng tự giải phóng của con người khỏi những xiềng xích phong kiến và chủ nghĩa khổ hạnh của Giáo hội thời trung cố. Với một tài năng xuất chúng, Sếch-xpia đã để lại 37 vở kịch mà phần lớn đều trở thành kiệt tác trong kho tàng văn học nhân loại. Từ những điển hình nghệ thuật sinh động, ông tái hiện trung thành hiện thực xã hội nước Anh đương thời; phơi bày tội ác phong kiến với những mối hận thù truyền kiếp, những quan niệm luân lí và lễ giáo khắc nghiệt. Đổng thời cũng chỉ ra bộ mặt xảo trá của chủ nghĩa cá nhân tư sản thời kỳ đầu. Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la, niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và sức vươn dậy để khẳng định cuộc sống của con người.


    Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một trong số những vở kịch nổi tiếng nhất của Sếch- xpia. Dựa vào câu chuyện về món nợ máu truyền kiếp của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét xảy ra thời trung cổ, tại thành phố Vê-rô-na (I-ta-li-a), Sếch-xpia đã xây dựng thành một bi kịch tình yêu và cho ra mắt công chúng lần đầu tiên vào năm 1595. Từ bấy đến nay, vở kịch đã được dịch, được chuyển thể và được công diễn ở hầu khắp các nước trên thế giới, vở bi kịch dựa trên xung đột giữa con người với khát vọng yêu đương mãnh liệt và hoàn cảnh thù địch vây hãm. Vượt lên tất cả, Rô- mê-ô và Giu-li-ét đã đến với nhau: Mối tình của họ khẳng định sức sống, sức vươn dậy vượt lên trên mọi hoàn cảnh trói buộc con người. Mối tình đó cũng là lời kết án đanh thép, tố cáo xã hội phong kiến là mối trường thù địch với tình người, với chủ nghĩa nhân văn.

    Trong cuộc gặp gỡ kỳ duyên tại buổi dạ hội, tiếng sét ái tình đã đưa bước chân Rô-mê-ô quay trở lại, vượt tường vào vườn nhà Giu-li-ét. Vầng trăng huyền diệu, lãng mạn đã được nghe tiếng nói yêu thương cháy bỏng thốt ra từ hai con tim của hai người tuổi (trẻ. Mười sáu lời thoại trong trích đoạn "Tình yêu và thù hận" chính là lời của tình yêu say đắm, lãng mạn đã đưa Rô-mê-ô và Giu-li-ét vượt lên trên hiện thực nghiệt ngã của những toan tính, thù hận.


    Rô-mê-ô và Giu-Li-ét không đối thoại với nhau ngay từ đầu vì lúc này họ chưa nhìn thấy nhau, đúng hơn là chỉ có Rô-mê-ô nhìn thấy Giu-li-ét. Chán" khuất trong tán lá của khu vườn nhìn lên ban công, thấy Giu-li-ét lộng lẫy ngời lên giữa trăng sao. Chàng độc thoại mà như là đối thoại bằng những lời yêu thương có cánh. Giu-li- ét không nhìn thấy Rô-mê-ô dưới tán lá khu vườn nhưng có một chàng Rô-mê-ô hiển hiện trong tâm trí nàng cùng với hận thù giữa hai dòng họ khiến trái tim nàng thổn thức mà như có ai đó bóp nghẹt. Nàng nói với mình mà như nói cùng Rô-mê-ô. Từ lời thoại thứ bảy trở đi, ngôn từ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét mới chuyển sang tình thế đối thoại. Sáu lời thoại đầu tiên thực chất là những lời độc thoại nội tâm nhưng được thốt lên thành tiếng, nói khe khẽ, nói một mình, chí để mình nghe.


    Trong toàn bộ đoạn trích, Rô-mê-ô có tất cả 8 lời thoại nhưng quan trọng hơn cả là lời thoại đầu tiên cũng là lời thoại dài nhất. Tuy đây chỉ là lời độc thoại nội tâm nhưng dưới ngòi bút nghệ thuật của Sếch-xpia, trong độc thoại đường nhơ vẫn có đối thoại, đảm bảo tính sinh động của kịch. Rô-mê-ô lúc thì như nói với Giu-li-ét vừa xuất hiện ở cửa sổ (Vầng dương đẹp rươi ơi...), lúc thì như đang đối thoại với chính mình (nàng; đang nói kìa...). Đầu tiên, khi thấy Giu-li-ét xuất hiện, Rô-mê-ô choáng ngợp trước nhan sắc tuyệt vời của nàng. Lúc này đang là đêm khuya, một đêm trăng sáng (dạ hội vừa kết thúc, Rô-mê-ô cùng bạn bè ra về nhưng chàng quay lại ngay, trèo tường vào vườn). Trong khung cảnh ấy, Rô-mê-ô dễ so sánh người đẹp với chị Hằng; nhưng dưới con mắt của chàng, vầng trán bì sao được với Giu-li-ét. nhà văn đã để cho chàng so sánh người đẹp với mặt trời mọc lúc rạng đông khiến mặt trăng thành héo hon. nhợt nhạt. Lời chỉ dẫn cho biết Giu-li-ét đã xuất hiện trên cửa sổ. Thế nhưng Rô-mê-ô vẫn nói : "Vầng dương đẹp tươi ơi, hãy mọc lên đi...". Cũng như vào lúc bình minh-, vầng thái dương từ từ mọc lên ớ chân trời sau những tia sáng báo hiệu đầu tiên, Giu-li-ét thoáng xuất hiện ở cửa sổ rồi, nhưng nàng sẽ hiện ra rực rỡ hơn.


    Từ hình ảnh bao quát của Giu-li-ét, Sếch-xpia để cho mạch suy nghĩ của Rô- mê-ô tập trung vào đôi mắt đẹp của nàng một cách khéo léo bằng cách chuyển dấn : "Nàng nhìn kìa, miệng nàng có nói gì đâu... Đôi mắt nàng lên tiếng", ánh mắt lấp lánh khiến Rô-mê-ô ngỡ là đôi môi mấp máy! Hợp lí lắm. Trong khung cảnh đêm trăng. Rô-mê-ô so sánh đôi mắt nàng như hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời. Nhưng đôi mắt nàng chỉ đẹp như hai ngôi sao thôi ư, dù đó là hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời ? Qua tâm hồn say đắm của chàng, chẳng ngôi sao nào có thể bì được với đôi mắt đẹp kia ! Sếch-xpia để cho nhân vật của ông đặt ra may giả định : Sao xuống nằm dưới đôi lông mày kia ư ?... Đôi mắt nàng lên thay cho sao ư ?... Một cách hết sức tự nhiên, giả định thứ nhất hướng mạch suy nghĩ của Rổ-mô-ô chuyển sang ca ngợi đôi gò má rực rỡ của nàng tưởng như lúc nào không biết, dẫn đến ý cuối cùng : "Kìa, nàng tì má lên bàn tay /"...


    Lời thoại đầu tiên đã thể hiện tầm say đắm của Rô-mê-ô trước nhan sắc người đẹp. Mạch suy nghĩ của chàng diễn ra theo trình tự hợp lí và mối liên tưởng, so sánh của chàng phù hợp với khung cảnh lúc bấy giờ.


    Tâm trạng Rô-mê-ô khá đơn giản. Ta chỉ bắt gặp ở chàng tình yêu say đắm không chút đắn đo. Điều đó bộc lộ ngay từ lời thoại thứ nhất. Lời thoại thứ năm (nói Riêng - Mình cứ im lặng hay là lên tiếng nhỉ". Chẳng phải là dấu hiệu băn khoăn của chàng khi biết được nỗi lòng Giu-li-ét (lời thoại 4). Chàng có thể trả lời ngay, trả lời dứt khoát.


    Tâm trạng Giu-li-ét diễn biến phức tạp hơn. Vừa gặp Rô-mê-ô tại buổi dạ hội, bây giờ về phòng, đứng bên cửa sổ nhìn ra vườn trong đêm thanh vắng, tưởng không có ai, nàng đã thốt lên thành tiếng nỗi niềm riêng. Những lời trực tiếp thổ lộ tình yêu mãnh liệt không chút che giấu, không chút ngượng ngùng (các lời thoại 4, 6). Qua mấy lời thoại ấy, kể cả hai tiếng "ôi- chao /" (lời thoại 2), ta thấy Giu-li-ét tuy chưa đầy 15 tuổi mà rất chín chắn, cảm nhận được mối tình của mình có thể sẽ vấp phải trở ngại là thù hận giữa hai dòng họ.


    Thông thường, người con gái không chủ động thổ lộ tình yêu với người mình yêu. Do vô tình mà Giu-li-ét đã làm chuyện đó. Khi biết có kẻ đã nghe được nỗi lòng của mình, mới đầu có thể nàng nghĩ người đứng khuất trong bóng tối kia là kẻ xa lạ (lời thoại 8), rồi nàng rõ đó chính là Rô-mê-ô (lời thoại 10). Trong lời thoại 10, chẳng phải ngẫu nhiên Giu-li-ét lại nhắc đến dòng họ Môn-ta-ghiu của Rô-mê-ô, mối thù hận của hai dòng họ vẫn ám ảnh nàng. Các lời đáp của Rô-mê-ô (lời thoại 7, 9, I I) với các từ ngữ "người yêu, nàng tiên yên quy', với quyết tâm dứt khoát dứt bỏ dòng họ Môn-ta-ghiu chưa bảo đảm tình yêu thật sự của Rô-mê-ô đối với nàng. Vì vậy Giu-li-ét mới hỏi một câu tưởng như thừa: "Anh làm thế nào mà tới được chốn này, anh ơi, và tới làm gì thế?"


    Lời đáp của Rô-mê-ô (lời thoại 13) với từ "tình yêu" lần đầu được nói đến và nhắc đi, nhắc lại tới bốn lần dù làm cho Giu-li-ét tin rằng Rô-mê-ô yêu mình. Nàng tin vào tình yêu nhưng nàng vẫn chưa thể tin tưởng tuyệt đối về sức mạnh của tình yêu. Chàng đã vượt được mấy bức tường đá vào đây, nhưng liệu có việc được mối hận thù giữa hai dòng họ hay không?


    Lời đáp của Rô-mê-ô (lời thoại 15) đã giải tỏa mối băn khoăn của Giu-li-ét và câu : "Em chẳng đời muốn họ bắt anh nơi đây" là lời nàng tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô, khác hẳn với những lời lẽ quá bạo dạn lúc đầu khi nàng tưởng không có ai nghe thấy.


    Diễn biến tâm trạng của Giu-li-ét thể hiện rõ nàng yêu Rô-mê-ô nhưng không biết Rô-mê-ô có yêu mình không, nàng sẵn sàng vượt qua thù hận giữa hai dòng họ nhưng không biết Rô-mê-ô có sẵn sàng vượt qua như thế không. Qua 16 lời thoại, vấn đề "tình yêu và thù hận đã được giải quyết".


    Xung đột được coi là đặc trưng cơ bản của kịch. Xung đột trong kịch là sự va chạm gay gắt giữa những lực lượng đối địch, giữa hai hoặc nhiều nhân vật, nhiều quan điểm, thái độ khác nhau trước cùng một tình huống, hoặc giữa cá nhân với hoàn cảnh; xung đột cũng có thể xảy ra ngay trong lòng người. Xung đột kịch chi phối hành động của các nhân vật và từng bước đòi hỏi phải được giải quyết để thúc đẩy hành động kịch. Thông thường, xung đột là cơ sở của hành động kịch. Tuy nhiên, không phải bất cứ hành động kịch nào cũng được xây dựng trên cơ sở các xung đột. Trong đoạn trích "Tình yêu và thù hận", ta dễ nghĩ rằng có xung đột giữa tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét với mối thù hận giữa hai dòng họ Ca-piu-lét và Môn-ta-ghiu.


    Đúng là mối hận thù giữa hai dòng họ có thể cản trở mối tình của đôi trẻ. Nhưng với tất cả những diễn biến tâm lí của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra qua 16 lời thoại, ta không thấy có sự xung đột nào cả, không có một lực lượng nào xuất hiện cản trở tình yêu của họ. Rô-mê-ô và Giu-li-ét và yêu nàng không một chút băn khoăn, đắn đo, không có sự giằng xé nội tâm. Trước sau, vì tình yêu, Rô-mê-ô sẵn sàng từ bỏ tên họ của mình, chàng cũng đã khẳng định điều đó nhiều lần và Giu-li ét. Giu-li-ét có nhiều băn khoăn, nhưng là băn khoăn không biết Rô-mê-ô có vượt qua được mối hận thù kia không, băn khoăn về phía Rô-mê-ô chứ không phải về bản thân nàng. Có thể nói, ở đây không có xung đột giữa giữa tình yêu và thù hận mà chi có tình yêu trong sáng, mãnh liệt vượt lên trên hận thù.


    Khát vọng tình yêu luôn luôn cháy trong trái tim con người nhưng không phải ai cũng đủ dũng khí và sức mạnh để đưa tình yêu vượt lên mọi rào cản. Sức mạnh phải được tạo nên bởi sự cộng hưởng của hai trái tim yêu. Rô-mê-ô và Giu-li-ét chỉ bằng 16 lời thoại đã cho chúng ta thấy rõ sức mạnh của sự cộng hưởng ấy. Họ không chỉ đưa tình yêu vượt qua rào cản mà còn khiến tình yêu thăng hoa để trở thành bất tử. Thiên tài nghệ thuật của Sếch-xpia cùng với tư tưởng nhân văn của thời đại ông đã cộng hưởng để làm nên điều kỳ diệu đó.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. William Shakespeare là nhà thơ nhà viết kịch nổi tiếng của thời kì phục hưng, ông có tấm lòng nhân đạo sâu sắc đây là lý do ông viết lên những tác phẩm thiên tài của mình, ông để lại cho người đọc nhiều cảm xúc trong những tác phẩm của mình tiêu biểu trong những tác phẩm đó là bài tình yêu và thù hận.


    Tình yêu của Rô mê ô và Giu li ét đã nảy nở và vượt qua những sự thù hận đối lập giữa hai gia đình và hai dòng họ, tình yêu của học lớn lao, và nảy nở trong đêm lễ hội, cuộc gặp gỡ đã làm cho hai người nảy sinh tình cảm, khi biết được sự thù hận giữa hai dòng họ, tình yêu của họ ngày càng lớn hơn, khi bị ngăn cản nhưng với một trái tim đẹp hai người đã vượt qua hết những ngăn cản và đến với nhau như một chân lý sống của cuộc đời. Tình yêu đã lớn lên và nó vượt qua mọi sự ngăn cản xiềng xích của mọi người, lễ cưới của hai người được tổ chức bí mật ở nhà thờ, và nhà thờ là nơi đã chấp nhận tình yêu của họ.


    Sự thù hận làm cho học bối rối trong cuộc gặp gỡ chàng trai thì đang nói ghét cái tên của tôi, còn Giu li ét thì bối rối và lo lắng cho tình yêu của mình, chàng trai đã dứt khoát từ bỏ dòng họ của mình để đến với tình yêu chân chính, cả hai người đều bỏ qua những thù hận để bù đắp xây dựng tình yêu của mình. Dù lòng thù hận có lớn nhưng tình yêu của họ rất lớn lao họ vẫn rất quyết liệt để bù đắp cho tình yêu của mình. Thù hận không làm mất đi tình yêu đẹp của họ mà nó làm cho học có niềm tin về tình yêu hơn, sự hi sinh của họ thật vô cùng đáng quý tình yêu của họ là bất tử.


    Lòng thù hận không được xóa bỏ, nhưng tình yêu đang dần cảm hóa những lòng thù hận đó, nó đang xen vào tâm hồn những con người nơi đây và ấp ủ bao niềm tin và cả những hi vọng đang bừng cháy trong con người họ lòng thù hận khó xóa đi được, nó trở thành một sự giao tranh mà hai bên nhất định phải có một bên thắng và một bên thua nhưng tình yêu lớn lao của hai người đã vượt qua những cái gọi là trật tự để thắng được sự thù hận để đến được với nhau. Tình yêu thật lớn lao , nó có thể cảm hóa tất cả, và cả những cái gọi là khó khăn và gian lao nhất nó cũng có thể vượt qua.


    Nỗi đau đớn trong bi kịch tình yêu của hai người khi hai người phải có những quyết định để trả thù cho dòng họ của mình, Rô mê Ô phải giết Ti bản để trả thù cho dòng họ của mình. Giu li ét đau khổ vì biết được sự thật là người giết anh con bác mình chính là chồng của mình. Đây là những tình huống bi kịch của tình yêu giữa hai dòng họ, hai người đang lâm vào những tình cảnh hết sức éo le một bên là tình cảm gia đình một bên là tình yêu, họ phải quyết định và đưa ra, nhưng nó thật khó khăn đối với hai người khi đó đều là quyết định giữa một mất một còn, sự trả thù nó là sự mất mát lớn lao, khi tình thù hận giữa hai dòng họ ngày càng được lên cao, nó đang cảm hóa những con người có tấm lòng thù hận. Tình yêu của hai người đang phải đối mặt với những éo le của hoàn cảnh, vì vậy họ thật đau đớn khi biết được những sự thật rất nghiệt ngã và họ quyết định dứt khoát khi đưa ra những quyết định của mình.


    Hai người mong ước được xóa đi những lòng thù hận giữa hai dòng họ nhưng không có cách nào có thể lý giải và xóa bỏ được, hai người không thể sống cùng nhau vì vậy họ đã quyết định chết cùng nhau, cuộc sống của họ rất lớn lao khi phải đưa ra những quyết định đó, hai người chết đi không phải là sự bi lụy trong tình yêu mà đó là chết đi để thức tỉnh những con người đang sống về những đổi giải của sự thù hận, người muốn để lại cho những người đang sống giá trị đích thực của sự bình an và những nỗi niềm của hạnh phúc, hạnh phúc là việc mà hai người muốn giành cho mọi người còn đang sống, cái chết của họ có ý nghĩa thức tỉnh rất sâu sắc, sự thù hận đã được xóa bỏ bằng cái chết của hai người.


    Tình yêu của Rô mê ô và Giu li ét là tình yêu của lòng cao thượng và sự thủy chung son sắt, nó xóa bỏ mọi hiềm khích và ngăn cản của mọi người để đến với nhau, những khi lòng thù hận trong hai dòng họ được dâng cao, họ đã quyết định chết cùng nhau để xóa bỏ đi nhưng lòng thù hận đó, tình yêu của họ thật cao thượng biết bao khi họ đang phải sống trong những lòng thù hận đó. Thật đau đớn biết bao khi tình yêu của họ không được sống cùng với nhau, họ mong đợi một niềm tin và những điều mới lạ sẽ đến những sự thật nghiệt ngã biết bao, khi sự thù hận và những ước mong trả thù cho hai dòng họ được lên cao, nó cướp đi một cuộc sống hạnh phúc đáng nhẽ hai người được hưởng nó.


    Với lòng nhân đạo của mình tác giả đã viết lên những tình tiết rất đặc sắc của mình trong vở kịch này, trong tác phẩm tác giả đã nói lên những tâm tư và cả những nguyện vọng lớn lao của mình đối với những nhân vật đắt giá của mình. Rô mê ô và Giu li ét là những nhân vật có tình yêu cao thượng, nó trở thành lý tưởng trong tình yêu bởi sự cao thượng vì đã hi sinh để đánh đổi lấy được sự tự do và hạnh phúc của hai dòng họ, khi ban đầu bị sự ngăn cản của mọi người, với tình yêu đẹp đã vượt qua mọi ngăn cản để tìm thấy sự tự do trong tình yêu, tình yêu của họ thật vĩ đại và nó đã để lại nhiều cảm xúc cho người đọc.


    Tình yêu và thù hận đã nêu lên tình yêu trong sáng, dũng cảm vượt lên trên cả thù hận. Đây là bài thơ hay về tình yêu nó khẳng định tình yêu là nó sẽ vượt qua mọi thù hận để cập được đến bến bờ của hạnh phúc. Tình yêu trong sáng của họ đã làm hóa giả mọi niềm đau và cả những thù hận, tình yêu của học thật thiêng liêng và đáng kính.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Uy-li-am Sếch-xpia là tác giả tiêu biểu của nền văn học châu Âu thời kì Phục hưng. Sống vào giai đoạn quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản, ông đã nhanh nhạy nắm bắt được hơi thở, mạch đập của thời đại và đưa vào tác phẩm của mình. Và sự nghiệp sáng tác của Sếch-xpia là sự phản ánh và phê phán cả hai chế độ đó. Chế độ tư bản với những quan hệ "trả tiền ngay" rất tàn nhẫn của giai cấp tư sản buổi ban đầu đã được khái quát và điển hình hoá ở hình tượng tên lái buôn Do Thái Sai-lốc trong vở Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ và ở số phận vua Lia trong vở Vua Lia. Sự tàn bạo, lạc hậu, hủ lậu đầy thành kiến của chế độ phong kiến già nua đã được phơi bày trong một loạt bi kịch của ông như Mác-bét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Ô-ten-lô…


    Sếch-xpia luôn lên tiếng ngợi ca con người và đòi quyền sống, quyền tự do đích thực cho họ. Nhân vật của Sếch-xpia là những con người mới của thời đại mới, những con người luôn sống bằng chính trái tim của mình, dám cất lên tiếng nói thể hiện khát vọng của mình, vượt lên mọi thù hận, mọi ràng buộc xã hội. Rô-mê-ô và Giu-li-ét là đại diện tiêu biểu cho những con người ấy. Trong suốt thời trung cổ, cả châu Âu chìm trong đêm tối của chế độ phong kiến và nhà thờ. Mọi quyền tự do của con người dường như đều bị tước bỏ. Tư tưởng nhân văn cao đẹp của nền văn hoá Hi Lạp – La Mã cổ đại đều bị chìm trong đống đổ nát của những thành tựu văn hoá từng phát triển rực rỡ.


    Thời cổ đại người ta ngợi ca con người bao nhiêu thì thời trung cổ con người bị vùi dập bấy nhiêu. Phong trào văn nghệ Phục hưng ra đời đã đánh thức khát vọng của con người, đề cao con người và khẳng định con người là cao quý nhất. Hoàng tử Hămlet, nhân vật chính của vở kịch Hăm-lét, đứa con tinh thần yêu quý của Sếch-xpia, đã có một phát ngôn bất tử về con người: "Kì diệu thay là con người, về vẻ đẹp nó sánh ngang với thần thánh, trí tuệ sánh ngang với thượng đế. Con người thật là kì diệu, là trung tâm của vũ trụ, là kiểu mẫu của muôn loài. Con người phải được thỏa mãn mọi nhu cầu vốn có như ăn, uống, ngủ, nghỉ, các sinh hoạt trần thế, sự hiểu biết và sự phát triển về mặt trí tuệ". Phát ngôn này là sự kế tục tinh thần của Prôtago-rốt, nhà triết học cổ đại Hi Lạp: "Con người là thước đo của vạn vật", là tư tưởng chung của chủ nghĩa nhân văn trong văn học Hi Lạp cổ đại và cũng chính là tư tưởng chủ đạo của văn học thời Phục hưng. Là tác giả tiêu biểu của văn học Phục hưng Anh, Sếch Xpia đã thể hiện sâu sắc tư tưởng này trong tác phẩm của mình.


    Sự vĩ đại của Sếch-xpia là sản phẩm của sự kết hợp giữa tài năng, sự hiếu học, sự phát triển rực rỡ của thời đại Phục hưng và hiện thực xã hội Anh cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII. Với sự thắng thế của tinh thần nhân văn chủ nghĩa, văn học Phục hưng giai đoạn đầu luôn vui tươi và tràn đầy tinh thần lạc quan. Nhưng đến giai đoạn sau, tinh thần lạc quan ấy giảm dần bởi sự hiện hữu lạnh lùng của những quan hệ tư sản mới. Những mâu thuẫn giữa lí tưởng cao đẹp và hiện thực xã hội đầy phức tạp của buổi giao thời giữa phong kiến và tư bản đã để lại dấu ấn rất đậm nét trong sáng tác của các nhà văn Phục hưng. Và Sếch-xpia là đại diện tiêu biểu nhất. Sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Sếch-xpia cũng có thể chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, trước năm 1600, sáng tác của nhà văn mang âm hưởng lạc quan, đây là thời kì của những vở hài kịch. Giai đoạn sau, từ năm 1600 trở đi, chủ yếu ông sáng tác bi kịch.


    Vở bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét viết khoảng 1594 đến 1595, có thể coi là gạch nối tư tưởng hai giai đoạn sáng tác của ông. Tuy là một bi kịch tình yêu, kết thúc là cái chết của hai nhân vật chính nhưng vở bi kịch này không để lại âm hưởng thê thảm như những vở bi kịch ở giai đoạn sau. Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một vở kịch thơ xen lẫn văn xuôi vì vậy dù đã dịch sang văn xuôi nhưng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật vẫn là những câu văn vần rất uyển chuyển, nhịp nhàng tạo cho đoạn trích một sức hấp dẫn đặc biệt. Dù là độc thoại hay đối thoại, lời thoại của các nhân vật đều rất giàu chất thơ, có vần điệu.


    Sau cuộc gặp gỡ ở buổi dạ hội, cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều đã mang trong mình mối sầu tương tư. Và như người ta vẫn nói, khi hai ánh mắt đã gặp nhau, trái tim đã đồng điệu là lúc hai tâm hồn đã thuộc về nhau. Rô-mê-ô và Giu-li-ét là hai người như thế. Vì vậy, họ mới có chung một cảm xúc và không hò hẹn, họ đã cùng nhau than thở dưới trăng trong vườn nhà Ca-piu-lét. Những lời độc thoại và đối thoại của đôi trai gái trong Tình yêu và thù hận đã thể hiện họ là những con người biết yêu thương bằng chính trái tim mình.


    Đoạn trích gồm hai phần. Phần 1 gồm sáu lời thoại đầu. Hai người tự nói bộc lộ cảm xúc của mình. Chính tình huống kịch này đã làm tăng tính chất chân thành, say đắm của mối tình Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Phần 2 là cuộc đối thoại trực tiếp giữa hai người. Đoạn trích tập trung thể hiện nội dung chính là: mối thù truyền kiếp giữa hai dòng họ không cản trở được hai trái tim yêu mà chỉ làm họ say đắm hơn mà thôi. Họ sẵn sàng vượt lên tất cả để được yêu nhau. Rô-mê-ô và Giu-li-ét đại diện cho những con người khao khát tự do và hạnh phúc. Họ sẵn sàng vượt lên hàng rào ấy để giành lấy tự do, hạnh phúc cho riêng mình. Họ sẵn sàng từ bỏ tên họ của mình để được đến bên nhau. Hành động này không phải là sự vô tình của kẻ dám từ chối gia đình mình, mà đó là sự từ chối những thành kiến vô lí. Giu-li- ét nói: "chàng hay thề là chàng yêu em đi, và em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu lét nữa". Và Rô-mê-ô: "Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ; từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa".


    Những lời tha thiết ấy của hai người đã chứng tỏ tình yêu say đắm của họ. Đó là một mối tình trong sáng và mãnh liệt. Dưới ánh mắt của chàng Rô-mê-ô đang yêu, Giu-li-ét đẹp và dịu hiền hơn tất cả. Với chàng, "nàng Giu Li-ét là mặt trời". Rô-mê-ô đã dùng một loạt hình ảnh so sánh tuyệt vời nhất để miêu tả vẻ đẹp của nàng Giu-li-ét: "chẳng qua hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng, đã thiết tha nhờ mắt nàng lấp lánh, chờ đến lúc sao về". Lời thoại dài nhất của Rô-mê-ô trong đoạn trích là lời ca ngợi vẻ đẹp của nàng Giu-li-ét còn lời thoại dài nhất của Giu-li- ét là đoạn bộc lộ tình yêu say đắm của nàng với Rô-mê-ô. Chính lời thoại này của Giu-li- ét thể hiện tư tưởng cốt lõi của đoạn trích: "Mông-ta-ghiu là cái gì nhỉ ? [...] thì mười phân chàng vẫn cứ vẹn mười." Rô-mê-ô vượt tường rào vào vườn nhà Giu-li-ét chỉ vì nhớ nàng không thể ngủ được. Tình yêu đã làm chàng quên đi rằng vì mối thù truyền kiếp chàng có thể bị giết chết nếu bị người nhà Ca-piu-lét bắt. Khát vọng yêu là khát vọng của muôn đời và của mọi dân tộc.

    Trong văn học Việt Nam, nàng Kiều dám vượt qua hàng rào lễ giáo phong kiến "Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình" để đến vườn Lãm Thuý thề nguyền cùng chàng Kim trong một đêm trăng: Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai miệng một lời song song. Thì bên khung cửa sổ tràn đầy ánh trăng trong vườn nhà Ca-piu-lét, Rô-mê-ô và Giuli-ét vượt qua mối thù địch của hai dòng họ cũng thề nguyền cùng nhau với những lời tha thiết. Cuộc thề hẹn dưới trăng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã đánh thức khát vọng sống của cả thời đại. Tình yêu của họ đã chứng tỏ những thế lực và xiềng xích của những hủ tục, thành kiến của mối quan hệ phong kiến đã dần mất tác dụng. Nó đang bị phá bỏ hoặc tự tan rã. Thời đại trung cổ đã qua đi, con người đã được giải phóng khỏi những quy tắc hà khắc vô lí.


    Lời của Rô-mê-ô đã trực tiếp thể hiện điều này, "Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu; mấy bức tường đá ngăn sao được tình yêu; mà cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm…". Cuộc đối thoại giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong đoạn trích đã khẳng định rằng tình yêu có thể vượt lên tất cả. Và chỉ tình yêu có quyền lên tiếng trong trái tim hai người đang yêu. Tuy đoạn trích không có những xung đột đầy kịch tính như các hồi kịch khác nhưng tính kịch vẫn được thể hiện rất rõ qua ngôn ngữ và hành động kịch, đó là hoàn cảnh đầy bất trắc, là cảm xúc yêu thương mãnh liệt, là những băn khoăn trước sự trái ngang của tình yêu.


    Với một giọng văn thấm đẫm chất thơ và cảm hứng lãng mạn, Sếch-xpia đã tạo nên một đêm trăng thề hẹn thật trữ tình. Tình yêu trong sáng thuần khiết của đôi trẻ đặt bên cạnh mối thù hận truyền kiếp làm cho mối thù ấy trở nên vô nghĩa và mang đầy tính chất phản nhân văn. Ngôn ngữ kịch của Sếch-xpia vốn rất giàu nhạc tính và hình ảnh với những lối ví von so sánh rất gợi cảm, nhất là những câu Rô-mê-ô miêu tả vẻ đẹp của nàng Giu-li-ét. Mặc dù đã dịch sang văn xuôi nhưng đó vẫn là những câu văn uyển chuyển, gợi cảm và thấm đẫm chất thơ.


    Ngôn ngữ đối thoại giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét tràn đầy tình yêu thương, nó thể hiện sự đồng điệu tâm hồn của hai người trẻ tuổi. Chỉ một lần gặp nhau với thời gian ngắn ngủi nhưng dường như họ đã hiểu hết những điều người kia muốn nói. Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét tuy gặp nhiều trở ngại nhưng họ đều đã dũng cảm vượt qua, và đến cái chết cũng không chia lìa được họ. Cái chết của hai người đã thức tỉnh và hoá giải được mối thù của hai dòng họ. Tình yêu của họ đã làm được điều mà chính quyền lực của Vương chủ thành Vê-rô-na cũng không làm được. Mối tình Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã trở thành một huyền thoại tình yêu thật đẹp, là tình yêu lí tưởng cho toàn nhân loại. Cho đến nay con người vẫn khao khát một tình yêu như thế.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Sếch-xpia là một nhà soạn kịch vô cùng nổi tiếng của nước Anh, ông đã từng được coi là bước ngoặt tiến bộ vĩ đại nhất từ trước đến bây giờ loài người chưa từng thấy, bởi trong văn của ông mang phong cách chủ nghĩa nhân văn, đề cao giá trị của con người, thể hiện khát vọng giải phóng khỏi sự kìm hãm của chế độ phong kiến, một trong số những tác phẩm tiêu biểu là “Tình yêu và thù hận” trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác phẩm nói về tình yêu thắm thiết giữa con người với con người, đặc biệt là những đôi trai gái, nhưng do sự chế độ xã hội đã vùi dập tình yêu đó bằng cách cướp đi sự sống của những con người đó.


    Tác phẩm thể hiện rõ nét xung đột kịch là sự va chạm giữa những lực lượng đối địch, những quan điểm khác nhau dẫn tới thái độ không hòa hợp, từ đó có cái nhìn về một vấn đề khác nhau tạo nên sự xung đột diễn ra ở bên trong lòng mỗi con người, tác phẩm đã vẽ ra một tình yêu trong sáng đáng trân trọng, một tình yêu say đắm nồng nhiệt giữa hai con người với tính cách trung thực, hồn nhiên trong sáng, nhận thức một cách rõ ràng về quyền sống, quyền được làm người, quyền được hưởng thụ hạnh phúc.


    Phân tích xung đột trong đoạn trích Tình yêu và thù hận của Sếch – xpia. Khi biết người con gái mình yêu ngần ngại trước những xung đột mà dòng họ đem lại chàng Rô-mê-ô đã sẵn sàng vứt bỏ dòng họ để chạy theo tiếng gọi của tình yêu, chỉ cần được nghe tiếng gọi người yêu chàng trai sẵn sàng xóa sạch hết tất cả, sẽ thay tên đổi họ, sẽ xé nát cái tên do chính bản thân mình viết ra, hi sinh tất cả để có được thứ tình cảm thiêng liêng đó.


    Về phía Giu-li-ét thì mọi chuyện không hề đơn giản như thế, cô luôn bị một thứ vỏ bọc mà dòng họ đem lại kìm hãm cô, bị bóng đen thù hận của dòng họ giàng buộc tình cảm trong con người cô, ẩn sâu bên trong người cô vẫn tồn tại một thứ tình yêu mãnh liệt, một khao khát chân thành, nhiệt huyết của tuổi trẻ dành cho người mình thương. Qua đó tác giả lên án sâu sắc xã hội phong kiến đã kìm hãm con người, tố cáo sự dã man, vô nhân đạo khi ràng buộc con người vào những quan niệm không đáng có, đồng thời thể hiện khát vọng giải phóng tình cảm tự nhiên để thoát khỏi những ràng buộc đạo đức mà xã hội đó đem lại

    Xung đột kịch còn được thể hiện giữa tình yêu của đôi nam nữ với mối quan hệ thù hận tồn tại trong hai dòng họ từ rất lâu đời, thù hận mà hai dòng họ đem lại thực sự quá to lớn, sức mạnh của nó đã dẫn tới cái kết bi thảm đó là cái chết của hai con người. Tình yêu đẹp như thế, trong sáng như thế tại sao lại phải kết thúc bằng một cái kết buồn như vậy, tại sao không phải là một cuộc sống tươi đẹp hiện ra trước mắt, hiện ra trong tương lai?


    Đơn giản vì xã hội chính là mồ chôn cho những tình cảm đẹp đó, mối thù hận giữa hai dòng họ đã chấm dứt một tình yêu đẹp của thế hệ trẻ. Xung đột vở kịch không chỉ dừng lại ở mâu thuẫn giữa tình yêu và hai dòng họ mà còn là sự xung đột giữa hai chế độ, giữa nền luân lí trung cổ hà khắc khi mà con người phải hy sinh cống hiến cho dòng họ với nhân văn của thời đại phục hưng đề cao con người, để con người thoát ra khỏi sự ràng buộc của xã hội, tình cảm đến và chân trọng nó một cách tự nhiên nhất.


    Tác giả đã đem đến cho người đọc một tư tưởng về tình người rất sâu sắc, đó là muốn tình yêu chiến thắng, vượt qua tất cả phải vượt qua được những khó khăn thử thách, vượt qua được sự bất hòa của xã hội. Tình yêu giữa hai con người trong tác phẩm là bất tử, cái chết đã chứng minh cho mối quan hệ bền chặt đó, không một điều gì trong xã hội có thể ngăn cản con người đến với nhau.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  7. Tình yêu có muôn ngàn ngang trái, muôn nẻo khổ đau. Tình yêu được xây dựng trên một mối thâm thù còn đau khổ hơn thế. Con người bị đặt vào tình cảnh éo le, vào giữa sự giằng xé của hai đối cực: yêu thương và thù hận. Sự giằng xé đó có thể được chúng ta bắt gặp trong Rô-mê-ô và Ju-li-ét, vở kịch nổi tiếng của nhà văn Anh W. Sếch-xpia. Qua đoạn trích "Tình yêu và thù hận", tác giả đã khắc hoạ trung thực hành động và tâm trạng của Rô-mê-ô khi nhận thấy sự trái ngang của tình yêu.


    Số phận dường như thích trêu đùa với con người. Trong đêm định mệnh, sau cuộc gặp gỡ kỳ duyên lấy, ngọn lửa tình yêu đã nhen nhóm trong trái tim chàng trai trẻ. vẻ đẹp ngây thơ, trong sáng và thánh thiện của Ju-li-ét đã làm trái tim của Rô-mê-ô rung động và loạn nhịp. Nhưng cũng chính lúc ấy Rô-mê-ô đã nhận ra người con gái chàng yêu say đắm lại chính là con gái một kẻ thù của dòng họ mình. Đặt nhân vật của mình vào một tình huống éo le, nhà văn một mặt đẩy tâm trạng nhân vật phát triển theo chiều dọc câu chuyện, một mặt cũng là để "mở nút"cho một vấn đề mang tính thời đại.


    Tình yêu và thù hận khiến tâm trạng Rô-mê-ô diễn biến khá phức tạp qua ngôn ngữ kịch. Dù biết rằng đó là con gái của kẻ thù nhưng trái tim của Rô-mê-ô không thể ngừng cháy ngọn lửa yêu thương. Ra khỏi nhà Ca-piu-lét, Rô-mê-ô bỏ mặc bạn bè quay trở lại trèo tường vào vườn để được gặp Ju-li-ét, bất chấp mọi nguy hiểm. Đứng ngắm Ju-li-ét từ dưới vườn, trên khung cửa sổ, nàng hiện ra như ánh sáng Mặt Trời -Phương Đông, đẹp hơn cả nữ thần mặt trăng. Mặt trăng ấy trong một phút đã xua đi ám ảnh của mối thù năm xưa. Còn lại bây giờ trong tâm trí của Rô-mê-ô lúc này là ánh sáng của tình yêu, là ngọn lửa yêu đam mê đang bùng cháy. "Ôi! Đây là người yêu tôi! Ôi, giá nàng biết nhỉ". Giá mà nàng hiểu được lòng tôi, kẻ thù của tôi, tôi đã yêu nàng.


    Dưới con mắt của người đang yêu còn gì đẹp hơn người mình yêu? Còn gì cao quý cho bằng sự cao quý của người ta yêu? Và giá như người ấy hiểu được cõi lòng ta. Cho đến lúc này Rô-mê-ô vẫn chưa biết người con gái ấy có yêu mình không nếu biết mình là con của kẻ thù? Tình yêu đã thôi thúc chàng trở lại nơi kẻ thù đang sống. Và giờ đây tâm trạng của chàng đang rối bời trước vẻ đẹp kiều diễm ấy của Ju-li-ét .Với Rô-mê-ô, Giu-li-ét lúc này là cả bầu trời, là những vì tinh tú.... Đôi mắt chàng dõi theo từng cử chỉ, từng điệu bộ của người thiếu nữ đứng bên cửa sổ. Một sự khát khao đang bùng cháy trong Rô-mê-ô, khát khao được đến gần bên nàng, được nghe nàng nói, được "là chiếc bao tay để được mơn trớn gò má ấy!". Giá mà không có sự ngăn cách, giá mà không có hàng rào nào cản trở tình yêu ấy, có lẽ Rô-mê-ô đã có thể đường hoàng đứng trước Ju-Li-ét để bày tỏ tình cảm của mình. Hạnh phúc quá mong manh, tình yêu quá mong manh. Tìm thấy nó đã khó, giữ được lại càng khó hơn.


    Tâm trạng của Rô-mê-ô giống như bao chàng trai khác trong tình yêu. Phải chăng đó là triệu chứng của "tương tư"? Cái rào cản ngăn cách tình yêu của chàng với Ju-li-ét lại chính là sự hận thù của hai dòng họ. Mối thù truyền kiếp ấy đã làm nảy sinh một mối tình nồng thắm.


    Nếu làm một phép so sánh, tâm trạng của Rô-mê-ô qua lời thoại đầu tiên của đoạn trích này và trong "Gặp gỡ kì duyên" chúng ta thấy có sự khác biệt rõ nét. Nếu ở "Gặp gỡ kì duyên", ta bắt gặp một Rô-mê-ô đang ngất ngây vì tình yêu, đang hạnh phúc, say đắm khi chiêm ngưỡng Ju-li-ét, khi hôn nàng. Thì đến tình yêu và thù hận, tâm trạng chất chứa một nỗi buồn, một sự giằng xé của lương tâm khi ở giữa hai đối cực.

    Mạch suy nghĩ của Rô-mê-ô diễn ra theo một trật tự hợp lí và lô-gíc. Trong mạch suy nghĩ ấy, tâm trạng cũng thể hiện sự phức tạp dần. Ban đầu là nói cho mình nghe, một sự độc thoại với chính mình, tình cảm chất chứa bao ưu phiền. Tiếp đến là sự phân vân "mình cứ nghe thêm nữa, hay mình lên tiếng nhỉ?" Và cuối cùng là sự bùng phát mãnh liệt của tình yêu đã tiếp thêm cho chàng sức mạnh, đưa tâm trạng nhân vật thoát khỏi sự ràng buộc của hai đối cực.


    Có thế thấy trong đoạn trích này, tâm trạng Rô-mê-ô dược phát triển qua hai giai đoạn. Nếu giai đoạn đầu, tâm trạng ấy chất chứa những nỗi buồn, là sự hỗn độn giữa tình yêu và sự hận thù. Thì ở giai đoạn sau tình yêu đã xóa đi tất cả, tăng thêm sức mạnh, tiếp thêm sinh lực cho việc đập tan đi sự ngăn cách ấy. Cùng với tâm trạng ấy là hành động của nhân vật. Không trốn né trong bóng tối, trong cái bóng đen của hận thù, chàng bước ra ngoài ánh sáng trước mặt người yêu dấu, bước tới nơi có ánh sáng của tình yêu tỏa rạng. Ở nơi đây có Ju-li-ét đang chờ chàng.


    Một đặc điểm của văn bản kịch là không chỉ rõ hành động hay tâm trạng của nhân vật. Hành động và tâm trạng nhân vật chỉ được bộc lộ qua ngôn ngữ, qua lời đối thoại. Chính vì thế, qua ngôn ngữ của Rô-mê-ô, người đọc có thể hình dung ra một Rô-mê-ô sống thực, cảm nhận được sự biến đổi trong tâm trạng và hành động của nhân vật.


    Có thể nói ở đây có sự vận động từ bóng tối đến ánh sáng, từ hận thù đến yêu thương. Sự vận động biến đổi ấy là từ đâu nêu không phải từ tình yêu? Chính tình yêu của Ju-li-ét đã tiếp cho Rô-mê-ô sức mạnh để bước ra đối mặt với thử thách ấy.


    Chấp nhận tất cả vì tình yêu. Tình yêu là cao quý nhất, thiêng liêng nhất. Tình yêu có sức mạnh vĩ đại nhất giúp con người vượt qua mọi thử thách. Đặc biệt khi nó có được sự cố gắng của cả hai người.


    Khi đã có tình yêu của Ju-li-ét, khi biết rõ trái tim nàng, Rô-mê-ô quyết định đánh đổi tên họ của mình để lấy tình yêu, để có được tình yêu. "Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay đổi họ; từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa". Chàng thù ghét cái tên, họ ấy. Không phải vì tên, họ ấy đáng ghét hay xấu xa mà tại "nó là kẻ thù của em". Hay nói cách khác đi, Rô-mê-ô muốn chối bỏ mối hận giữa hai dòng họ Môn-ta- ghiu và Ca-piu-lét, vì ló là kẻ thù của tình yêu. Thù hận, có gì khác hơn là đem đến đau khổ cho người? Thù hận, có gì khác hơn là chia cắt tình thương yêu đồng loại của người? Đó chính là "những xiềng xích phong kiến và chủ nghĩa khổ hạnh của Giáo hội thời trung cổ". Chúng kìm hãm tự do của con người được hưởng quyền sống chân chính và hạnh phúc tự nhiên ngay ở thế gian này, đó chính là quan điểm của nhà soạn kịch vĩ đại W. sếch-xpia. Và Rô-mê-ô là một ví dụ điển hình.


    Đấu tranh với bản thân, đối mặt với thử thách để đến với tình yêu vượt qua những bức tường ngăn cách và nơi tử địa nhờ đôi mắt nhẹ nhàng của tình yêu. "Mấy bức tường đá ngăn sao được tình yêu, cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm". Sự vượt tường ấy cũng là sự vượt qua hận thù để đến với tình yêu. Khao khát yêu thương cháy bỏng ấy là khao khát thường tình của con người. Thế nhưng với những người thù thì đó quả là mối tình dũng cảm. Tình yêu có thể làm tất cả, có thể xoa dịu tất cả những đau thương, xóa bỏ thù hận. Cũng chính tình yêu làm cho tâm trạng Rô-mê-ô biến đổi phức tạp. Tình yêu đã dẫn đường cho chàng tìm thấy con đường chàng cần phải đi. Chống lại những gông cùm xiềng xích để được tự do và hạnh phúc.


    Qua mười sáu lời thoại, tâm trạng Rô-mê-ô diễn biến khá phức tạp và có sự vận động biến đổi sâu sắc. Điều đó cũng cho thấy sự thành công của Sếch-xpia trong nghệ thuật xây dựng kịch, trong sáng tạo ngôn ngữ kịch. Rô- mê-ô và mối tình của chàng với Ju-li-ét trở thành bất tử, sự bất tử trong tình yêu. Một tình yêu trong trắng bất chấp hận thù, xóa bỏ hận thù và khát khao tự do, hạnh phúc.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  8. Vở kịch Romeo và Juliet mang nội dung sâu sắc khi nói về tình yêu thắm thiết thuộc hai dòng họ đang có những mối thâm thù với nhau. Tình yêu của họ quá đẹp, khăng khít và bất tử. Vì những xô xát và hiểu nhầm, vì mối thù truyền kiếp giữa hai họ mà hai người không đến được với nhau, để rồi cuối cùng cả hai đều tử tự. Chính cái chết của đôi uyên ương đã làm bừng tỉnh tính nhân văn, đã giải tỏa hết những ân oán của cả hai dòng họ.


    Đây là một tác phẩm hiện thực mang tính bi thương, khởi nguồn từ “món nợ truyền kiếp” của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét ở thời trung cổ tại thành phố Vê-rô-na của đất nước Ý. Từ khi ra đời vào năm 1595 đến nay, vở kịch đã được nhiều công chúng đón nhận, được trình diễn ở nhiều nơi trên thế giới. Nội dung chính kể về tình yêu da diết của đôi trai tài gái sắc bị dồn nén chia cắt bởi hoàn cảnh vây hãm. Khi phân tích nhân vật Romeo chúng ta sẽ cảm nhận rõ điều này.


    Tình yêu và thù hận là đoạn trích từ lớp hai, hồi II của vở kịch. Nội dung được bắt đầu tại một đêm hội hóa trang của gia đình Ca-piu-let khi con gái của họ tròn 14 tuổi. Sau khi bị nàng Roda-lin chối từ, Rô-mê-ô đã đến đây và tình cờ quen nàng Giu-li-et. Chàng say đắm trước vẻ đẹp của Juliet và cũng nhận lại được sự yêu mến từ nàng.


    Trong hồi I, tình yêu của họ nảy nở mãnh liệt. Họ đã thổ lộ tình cảm của mình vô cùng sâu sắc. Thế nhưng mối hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ đã chia cắt họ. Đoạn trích gồm có 16 hội thoại giữa hai nhân vật chính. Diễn biến tâm trạng phức tạp đã được nhà văn miêu tả chi tiết và đầy sống động, người đọc dễ dàng nhận thấy khi phân tích nhân vật Romeo và Juliet.


    Dù biết rằng Juliet chính là con gái của kẻ thù, nhưng ngọn lửa yêu thương trong trái tim của Romeo vẫn không ngừng sục sôi. Khi phân tích nhân vật Romeo, chúng ta cũng không thể quên cái đêm định mệnh khi chàng quay trở lại trèo tường vào vườn để gặp Juliet. Nàng chính là mặt trời, là ánh sáng xua đi mối thâm thù giữa hai dòng họ và khoảng cách giữa hai người.


    Giá mà không có mối thù truyền kiếp của hai dòng họ, giá mà tình yêu không còn hàng rào ngăn cản thì chàng đã có thể đàng hoàng đứng trước nàng mà cầu hôn. Tình yêu phải chịu nhiều ngăn cản đến vậy. Hạnh phúc thực sự quá khó để nắm bắt, hạnh phúc quá đỗi mong manh.


    Phân tích nhân vật Romeo và tâm trạng của chàng, người đọc sẽ nhận thấy có hai giai đoạn khác biệt diễn ra. Ta thấy sự thù hận, những nỗi buồn bế tắc chất chứa trong đoạn đầu, thì ở giai đoạn sau, sức mạnh mãnh liệt và thắm thiết của tình yêu đã xóa tan tất cả, đã tiếp thêm sinh lứt để loại bỏ sự ngăn cách. Romeo đã không còn trốn né trong bóng tối và thù hận, chàng bước ra và chiến đấu cho tình yêu của mình.


    Khi nhận ra tình cảm thực sự mà nàng Juliet dành cho mình, Romeo đã quyết định đánh đổi tất cả để có được tình yêu ấy. Chàng đã đổi họ của mình để có được tình yêu. Chàng muốn chối bỏ mối hận thù giữa hai dòng họ bấy lâu để tình yêu đích thực này được tiếp tục nở hoa kết trái. Phân tích nhân vật Romeo và Juliet đến chi tiết này, người đọc sẽ nhận thấy nguyên nhân sâu xa khiến hạnh phúc của con người bị tước bỏ là đâu.


    Sự thù hận chỉ có thể đem đến đau khổ cho con người. Nó là nguyên nhân gián tiếp chia cắt tình yêu và tình cảm tha thiết nồng đượm của những đôi trai tài gái sắc. Đây là những xiềng xiếc từ xã hội phong kiến và chủ nghĩa của Giáo hội thời trung cổ. Sự hận thù từ các mối quan hệ xã hội, khoảng cách giàu-nghèo chính là một trong những lí do kìm hãm hạnh phúc và tự do của con người.


    Nhìn chung, khi phân tích nhân vật Romeo qua mười sáu đoạn hội thoại, chúng ta thấy chàng là người có tâm trạng phức tạp, có sự vận động biến đổi phù hợp với logic. Điều này đã chứng tỏ ngòi bút tinh tế và cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật tài hoa của nhà văn Sếch-xpia.


    Mối tình đẹp và đầy sâu đậm giữa Romeo và Juliet là một mối tình đầy dũng cảm, dám đối mặt, bất chấp và vượt qua mọi hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ. Qua đây, nhà văn cũng khéo léo cho chúng ta thấy được, xung đột của tác phẩm không chỉ đơn giản dừng lại ở mối tình của hai nhân vật chính, mà còn là sự đối chọi giữa hai nền luân lí xã hội- luân lí trung cổ hà khắc với tinh thần nhân văn của thời đại Phục hưng.

    Biện pháp đối lập tương phản được sử dụng hài hòa và kết hợp với các chi tiết trong vở kịch. Cái đời thường trần trụi với cái quan hệ lí tưởng, giữa cái thấp hèn và cao cả, giữa thù hận và ái tính, giữa chia li và hạnh phúc… Cảnh tình tứ và thệ nguyện giữa Romeo và Juliet mãi là khung cảnh lãng mạn nhất và là biểu tượng đặc trưng của thứ tình yêu cao cả, vững bền vượt lên trên mọi thời đại.


    Khát khao về thứ tình yêu vĩnh hằng bất tử luôn là mơ ước của mỗi người, nhưng không phải ai cũng dám đứng lên đấu tranh cho tình yêu ấy. Phân tích nhân vật Romeo và Juliet, chúng ta mới nhận thấy rằng, chỉ khi tình yêu được đấu tranh, được thử thách thì nó mới xứng đáng được trân trọng. Hai nhân vật Romeo và Juliet chính là hai tòa thành bất tử về hình tượng của tình yêu trong xã hội cũ.


    Tình yêu giữa hai nhân vật chính của vở kịch không chỉ cần vượt qua thử thách mà còn được thăng hoa và trở nên bất diệt. Phân tích nhân vật Romeo và Juliet đã giúp người đọc thấy được tài năng nghệ thuật cũng như tư tưởng, thông điệp mà nhà văn Sếch-xpia đã gửi gắm.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy