Top 7 Bài văn nghị luận về câu nói "Ích kỷ là thuốc độc giết chết tình bạn" (Ngữ văn 11) hay nhất

  1. Top 1 Bài tham khảo số 1
  2. Top 2 Bài tham khảo số 2
  3. Top 3 Bài tham khảo số 3
  4. Top 4 Bài tham khảo số 4
  5. Top 5 Bài tham khảo số 5
  6. Top 6 Bài tham khảo số 6
  7. Top 7 Bài tham khảo số 7

Top 7 Bài văn nghị luận về câu nói "Ích kỷ là thuốc độc giết chết tình bạn" (Ngữ văn 11) hay nhất

Thai Ha 80 0 Báo lỗi

Tình bạn là tình cảm dễ có được nhưng cũng dễ mất đi, vì thế nên ta phải biết quý trọng và bảo vệ nó. Song đó, tác động xấu cũng dễ làm sụp đổ tình bạn mà ... xem thêm...

  1. Cuộc sống ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, con người bận rộn chạy đua với thời gian. Dường như chúng ta không còn dành cho nhau nhiều tình cảm như trước, thay vào đó là cách sống vô cảm, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình. Đấy cũng chính là lí do mà ngày nay, căn bệnh “ích kỉ” ngày càng lan rộng hơn.


    Ích kỉ là chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của bản thân mà vô cảm, thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Người ích kỉ là người vô cảm, vô tâm, đặt quyền lợi và nhu cầu của bản thân lên trên tất thảy mọi thứ. Sự ích kỉ bắt nguồn từ khi xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mình nên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, ít có thời gian quan tâm đến người khác hơn và chỉ chú tâm vào lợi ích của bản thân mình. Đôi lúc sự ích kỉ đến từ bản chất của người đó, vì ích kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm, để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi. Nguyên nhân của sự ích kỉ còn là do chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh. Nếu những người xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều gì sẽ dần hình thành cho những người khác tính cách này, sống khép mình trước người khác.


    Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập.


    Mỗi chúng ta được tự lựa chọn cho mình cách sống, cách cư xử, cách làm người. Chính vì thế hãy sống hết mình để sau này nhìn lại không có gì phải hối tiếc và hãy sống với chủ nghĩa, tư tưởng: những điều cho đi là những điều còn mãi.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Tình bạn là tình cảm dễ có được nhưng cũng dễ mất đi. Vì thế nên ta phải biết quý trọng và bảo vệ nó. Có nhiều yếu tố để xây dựng một tình bạn đẹp. Song đó, tác động xấu cũng dễ làm sụp đổ tình bạn mà chúng ta gìn giữ là tính ích kỉ. Cũng như nhà thơ La Phôngten (La Fontaine) có nói: “Tính ích kỉ là thuốc độc giết chết tình bạn”.


    Tính ích kỉ là gì? Ích kỉ là chỉ biết quan tâm đến bản thân, nghĩ đến lợi ích của mình, sống vô cảm, lạnh lùng với mọi người xung quanh. Nó như một con quái vật tàn ác, hung mãn, ăn mòn sâu bên trong mỗi con người chúng ta, làm tâm hồn trở nên mục nát, là một con rối nhỏ của sự ích kỉ.


    Những người có tính ích kỉ thường ở một mình, cô đơn vì những bước tường ngăn cách. Họ không biết được cách yêu thương gia đình, bạn bè và với mọi người xung quanh nhưng với bản thân mình thì họ chăm chút, bảo vệ cũng như yêu thương chính họ. Những người đó tính toán chi tiết, phân chia đến mức quá đáng, không cần thiết.


    Đối với những thứ, những vật mà họ yêu quý, sự ích kỉ là được bộc lộ rõ ràng hơn. Họ không đồng ý hãy cho phép ai đụng vào nó, chúng được bảo bọc xung quanh một lớp phòng vệ quá rắn chắc và nếu có ai đó đã phá lớp bảo vệ đó thì có thể họ sẽ làm ra những việc điên rồ hơn mà không ai biết hay tưởng tượng ra được. Tuy nhiên họ quên rằng nếu cứ giữ chặt như thế thì khả năng mất đi là rất cao nên đôi khi hãy cho nó một khoảng thời gian tự do.


    Ai cũng biết tính ích kỉ là một trong những tính cách xấu không được xã hội đón nhận và dễ gây ra những hệ lụy về sau. Nhưng dường như tính ích kỉ như thể tránh xa thứ dịch bệnh xấu xa nào đó. Khi một người sống mà chỉ biết đến bản thân, chỉ biết lo vun vén, tìm tư lợi cho chính mình mà không quan tâm đến người khác, sống giữa cộng đồng mà chỉ tách biệt cộng đồng, có một lối sống ích kỉ. Những người đó sẽ bị loại ra bên lề của xã hội – cộng đồng. Họ bị đào thải, vứt bỏ và coi thường. Vì, họ không có ích lợi gì cho cộng đồng. Họ trở nên cô độc, lạc lõng và bị khinh chê như những đồ thừa thãi của cộng đồng. Và tính ích kỉ là nguồn gốc của mọi sự tàn ác.


    Phải chăng ích kỉ là tật xấu nhưng trong tình yêu, ích kỉ vừa mức lại rất có ích. Có lẽ khi yêu, không ai tránh được sự ích kỉ. Giới trẻ hiện nay luôn quan niệm rằng trong tình yêu, đôi khi ích kỉ một chút lại tốt cho cả hai. Nhưng không phải ai cũng làm được điều đó, họ ích kỉ đến mức không thể chấp nhận được. Họ sợ mất người mình yêu thương, họ giam người mình yêu trong một lồng tàng hình. Làm như vậy người mình yêu thương lại càng chán nản và càng muốn rời xa mình. Nên đôi khi hãy thả họ ra khỏi cái lồng kinh khủng đó đi họ được tự do làm điều mình thích.


    Thói sống ích kỉ của nhiều người đã tạo nên những lối hành xử rất thiếu nhân văn, mất hết tính người. Người ta dửng dưng trước mọi hoàn cảnh, sự việc trong cuộc sống. Nó được gọi là lối hành xử, lối sống vô cảm. Có nhiều ví dụ làm rõ điều này. Trong thời gian gần đây, nếu theo dõi Facebook, ta dễ dàng thấy những vụ việc đáng lên án mà nguyên nhân của nó là do của nó là do sự ích kỉ của con người như: Vụ hội bia của người người dân Đồng Nai khoảng giữa năm 2014 hoặc những vụ chụp hình, quay clip những nạn nhân xấu số bị tai nạn giao thông. Trong khi những người xấu số đó đang đau đớn vì những vết thương chí mạng thì đứng nhìn, thậm chí nhiều người mất nhân tính tới mức còn chụp hình và đăng Facebook chỉ để lấy những lượt like, view, comment rẻ tiền, giả tạo.


    Tệ hại hơn, vì sự ích kỉ, tư thù cá nhân, ba thanh niên vốn trẻ trung, hiền lành đã gây nên vụ thảm án “trời không dung, đất không tha” tại Bình Phước vào tháng 7 năm 2015. Ích kỉ trong mỗi con người cũng tệ hại không kém. Sống ích kỉ sinh ra rất nhiều căn bệnh mà rất nhiều bạn trẻ ngày nay gặp phải là bệnh tự kỉ. Họ xa lánh mọi người, cũng như mọi người xa lánh họ. Những người đó sống chẳng biết đến ai “Của mình thì giữ bo bo , của người thì để cho bò nó ăn”. Họ ghét bỏ mọi người và cũng bị chính cộng đồng ghét bỏ.


    Tính ích kỉ là một thói xấu đáng bị loại bỏ và bài trừ khỏi con người. Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy cố gắng học hành thật tốt, xây dựng tình đoàn kết trong lớp và giữ gìn tình bạn thật trong sáng và bền lâu.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Trong cuộc sống ai cũng cần phải có bạn. Có một câu nói thật hay, đại ý: bạn thân là người đến với ta khi ta gặp khó khăn chứ không phải là khi ta hạnh phúc. Đúng vậy, trong tình bạn thực sự không thể tồn tại sự hẹp hòi, vụ lợi hay vô cảm của mỗi cá nhân. Vì bạn là sớt chia cho nhau những niềm vui, nổi buồn. Cũng không phải ngẫu nhiên mà người ta nói: “tính ích kỉ là thuốc độc giết chết tình bạn”.


    Ích kỉ là gì? Đó là một tính xấu. Người ích kỉ là những người sống mà chỉ nghĩ đến lợi ích của cá nhân, không quan tâm đến cảm nhận cũng như lợi ích của người khác. Điều này trái ngược với khái niệm về tình bạn, một trong những khái niệm đó là: tình bạn là mối quan hệ xuất phát từ sự bình đẳng, sự quan tâm chia sẻ lẫn nhau trong mọi tình huống vui buồn. “ích kỉ là thuốc độc giết chết tình bạn” cũng như là sự so sánh giữa tính ích kỉ trong tình bạn với liều thuốc độc mang theo hậu quả ghê gớm. Thuốc độc được chiết xuất từ sự ích kỉ, nó bào mòn tình bạn đến mục rỗng, gây nên tổn thương cho tình cảm bạn bè. Quả là không quá lời khi ta khẳng định mạnh mẽ rằng “tính ích kỉ là thuốc độc giết chết tình bạn”. Rõ ràng bản thân sự ích kỉ không thể tồn tại trong hai tiếng “tình bạn” được và tình bạn đích thực sẽ không bao giờ dung nạp sự ích kỉ ấy. Thước đo của tình bạn là sự cảm thông, đồng cám, chia bùi sẻ ngọt cho nhau. Tính ích kỉ của một người bạn sẽ kéo tình bạn về con số không. Một mối quan hệ bạn bè mà một thành viên trong đó luôn nghĩ đến “mình sẽ được gì” hay “mình phải được phần nhiều” thì làm sao có được sự sớt chia bình đẳng, chia sẻ cho nhau những gì tốt đẹp nhất. Nếu như không đến với bạn mỗi khi bạn gặp khó khăn vì sợ phải gánh chung nổi buồn với bạn thì làm sao tạo nên sự đồng cảm, chia bùi sẽ ngọt với nhau được. Một nhóm bạn, trong đó có một thành viên học không tốt lắm. Vì nghĩ rằng mình sẽ mất đi sự nổi trội ở trong nhóm, một thành viên học khá hơn luôn lãng tránh việc giúp bạn cải thiện tình hình học tập. Rồi trong tình bạn này không tìm ra được sự chia sẻ, đồng cảm nơi nhau. Thế là tình bạn bị rạn nứt. Việc sợ mình sẽ mất đi sự nổi trội trong nhóm như thế là sự ích kỉ cá nhân, luôn nghĩ đến lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến bạn bè đang cần sự giúp đỡ. Một nhóm bạn khác luôn chia sẻ cho nhau những niềm vui, phần thưởng. Một hôm có một bạn bị bệnh, thế là chẳng thấy bạn nào đến để “chia sẻ” nữa. trong tình huống này, nhiều người thường buột miệng nói: tụi này mọi lần người ta có gì là tụ đến đông lắm mà, sao bây giờ chẳng thấy bóng ma nào là sao. Nếu chỉ đến với nhau vì những thứ tốt đẹp, sợ phải dính líu đến những khó khăn của bạn bè thì đích thực tình bạn đó là tình bạn ích kỉ. Những sự ích kỉ trong tình bạn thế nào cũng sẽ lộ ra. Điều đó thật khủng khiếp vì người ta nghĩ rằng mình đã chọn lầm bạn. Sự ích kỉ của mỗi cá nhân làm cho bạn với bạn xa nhau hơn, không tìm được tiếng lòng của nhau, mất đi sự trong sáng của tình bạn. Rồi đến một ngày tình bạn trở nên lạnh lẽo, không có tình thương, quan tâm lẫn nhau. Tất yếu tình bạn – một thứ tình cảm cao quý sẽ bị rạn nứt và cuối cùng là đổ vỡ, trầm trọng hơn là gây cho nhau những ác cảm khó quên trong cuộc đời, có thể còn là tình địch của nhau.


    Ai cũng có tính ích kỉ, nhưng liệu tính ích kỉ ấy có vượt qua được điều kiện vốn có của tình bạn. Phải làm sao để tính ích kỉ trong ta là nhỏ nhất, nhỏ đến dễ thương thì khi đó ích kỉ mới không đến nỗi là thuốc độc. Điều quan trọng ở đây là mỗi thành viên phải biết dung hòa tính cách của bản thân với tình cảm bạn bè, không để tính ích kỉ là thuốc độc đầu độc tình bạn. Tính ích kỉ trong tình bạn xuất phát từ mỗi cá nhân không nhận thức rõ được thế nào là tình bạn, không khắc phục được bản tính của mình và “thực hành” nó ngay trong tình bạn; luôn nghĩ đến bạn bè sẽ hơn mình, luôn sợ bị bạn bè nhờ vả hay phải chia sẻ khó khăn. Ông bà đã nói rằng: “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, một người luôn sống ích kỉ nhưng có tình bạn thì người đó sẵn sàng cải thiện tính cách của mình thì điều đó cũng rất hoan nghênh. Hay có những tình bạn chấp nhận dung nạp người ích kỉ vì muốn giúp bạn bỏ đi tính xấu đó thì đây cũng là điều rất đáng khen… như vậy tính ích kỉ có là thuốc độc hay không còn phụ thuộc vào việc chúng ta đối mặt với nó như thế nào.


    Tình bạn là một thứ tình cảm thiêng liêng, hãy biết tạo dựng và bảo vệ nó. Sự quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và hi sinh cho nhau chính là những viên gạch chắc khỏe nhất để xây nên tình bạn vững bền. tình bạn sẽ trở thành cái xác chết nếu mỗi một thành viên trong đó không cải thiện được sự ích kỉ cá nhân, để nó trở thành thuốc độc giết chết tình bạn. Sự ích kỉ và tình bạn sẽ thanh trừng lẫn nhau nếu bạn biết cách cư xử trong mối quan hệ bạn bè. Tình bạn sẽ chết nếu ích kỉ quá lớn. Và ích kỉ sẽ chết khi tình bạn đủ sức đè bẹp cái ích kỉ đang ngày càng nhỏ lại. Hãy nhớ: “tính ích kỉ là thuốc độc giết chết tình bạn”

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. "Ích là lợi ích" và "Kỉ là bản thân" là hai câu nói rất đúng, tuy nhiên, khi ích kỉ trở thành thói quen sống, thì đó là một cuộc sống không đẹp. Con người thường đặt quyền lợi cá nhân lên hàng đầu, không quan tâm đến hoàn cảnh của người khác, chỉ biết so sánh để tìm kiếm lợi ích tối đa. Từ đó, suy nghĩ tiêu cực nảy sinh, tạo ra sự đố kỵ và tàn ác. Những người ích kỉ thường chỉ quan tâm đến những thứ có giá trị với họ, trong khi coi thường cuộc sống, người xung quanh và sống đầy căng thẳng và nghi ngờ. Đặc biệt, họ xem lợi ích của mình là trung tâm của mọi giá trị.

    Trong một thế giới đầy sự thay đổi và phát triển, cuộc sống trôi qua vô tận và luôn có một sự thật ẩn sau vẻ đẹp của con người yếu đuối và thiếu sức mạnh để vượt qua được những rắc rối của chính mình. Con vi rút độc hại này có thể xuất hiện trong thực phẩm hàng ngày, do những kẻ vô nhân tính chỉ tìm kiếm lợi lộc cá nhân mà không quan tâm đến sức khỏe của người mua. Nó cũng có thể hiện hình khi bạn tự nhận thấy mình đang ghen tỵ và coi thường sự thành công của người khác. Cuối cùng, ích kỉ hiện diện ở khắp mọi nơi và đang trở thành mối đe dọa lớn đẩy lùi sự văn minh của xã hội.

    Từ sự ích kỉ là nguyên nhân của mọi tệ nạn, sự hao mòn bản chất, tác động và làm tha hóa con người, chúng ta có thể thấy rõ ràng sự phức tạp của cuộc chiến tâm lý giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Mỗi người trong chúng ta đều phải đối mặt với những quyết định khó khăn khi phải chọn giữa lợi ích cá nhân hoặc lợi ích chung.

    Nếu quyết định bước vào con đường mà chỉ ưu tiên quyền lợi của mình về vật chất và tinh thần, phần "con" trong tâm trí sẽ dẫn dắt con người ta rơi vào hố sâu của cái ác, bất chính và bất lương. Ta sẽ đánh mất chính mình và có thể trở thành kẻ trốn tránh trách nhiệm, gây khó khăn cho những người khác.

    Hơn thế nữa, sự ích kỉ còn là kẻ giết chết tình thương. Chúng ta không thể sống mà chỉ nhận những tình cảm, quan tâm mà người khác dành cho ta như là điều hiển nhiên. Tình cảm và mối quan hệ không thể bền vững nếu không có sự cố gắng của cả hai bên. Liệu người ta có sẵn lòng giúp đỡ một kẻ không để tâm đến người khác bao giờ? Liệu một kẻ ích kỉ, chỉ suy nghĩ cho bản thân có xứng đáng với những tấm lòng chân thành kia không?

    Tóm lại, đằng sau tất cả những nỗ lực đẩy quyền lợi của bản thân lên trên hết là sự trả giá đau đớn nhất. Ta sẽ mất đi những người mà ta yêu thương, mất đi sự tin tưởng, sự tín nhiệm của tất cả mọi người, trở thành kẻ cô độc trước những tập thể đoàn kết và đau đớn hơn là đánh mất chính bản thân mình.

    Ích kỉ không phải là một tính có sẵn. Đây là căn bệnh dễ dàng xâm nhập trong môi trường mà con người thiếu bản lĩnh, ý chí và sự lương thiện. Nó nhanh chóng ăn sâu và bào mòn tinh thần con người. Vì vậy, trước khi bước vào xã hội, mỗi người cần phải trang bị những kỹ năng, biết đâu là tốt, đâu là xấu để tự tin tránh bị lung lay bởi lợi ích tầm thường của bản thân và thúc đẩy sự tốt đẹp hơn trong xã hội.

    Chúng ta đang sống trong một xã hội với rất nhiều hy vọng, nơi cô bé Hải An đã không quan tâm đến sự an toàn của bản thân mà sẵn lòng cho đi cặp gấu bông, trao đi ánh sáng cho người khác. Chúng ta đang sống trên mảnh đất mà những người anh hùng Việt Nam đã đổ máu bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn những người chưa thực sự tỉnh táo, những kẻ yếu đuối mang trong mình căn bệnh ích kỉ làm mất đi những giá trị cao đẹp.

    Tuy nhiên, chúng ta cần cân bằng, giữ cho mình một chút ích kỉ, đừng cho đi quá nhiều nếu không sẽ bị lợi dụng bởi người khác. Hãy sống như mặt trời, mỗi ngày chiếu rọi ánh sáng và hơi ấm cho muôn loài. Hãy sống như đóa hoa, sống hết mình trao hương sắc cho cuộc đời. Chỉ khi đó, con người mới có thể rũ bỏ chất "con" trong tâm thức để tiến gần hơn tới con người tốt đẹp hơn.


    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Tình cảm yêu thương của những người xung quanh chính là nền tảng để chúng ta sinh tồn và phát triển. Do đó, để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, chúng ta cần sống có tình nghĩa và loại bỏ tính ích kỉ ra khỏi cuộc sống của mình.


    Sự ích kỉ bắt nguồn từ khi xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mình nên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, ít có thời gian quan tâm đến người khác hơn và chỉ chú tâm vào lợi ích của bản thân mình. Đôi lúc sự ích kỉ đến từ bản chất của người đó, vì ích kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm, để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi.


    Tính ích kỉ chỉ cho thấy sự vô cảm và thờ ơ của những người chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến nỗi đau của người khác. Sự ích kỉ sẽ khiến con người bị tách rời khỏi xã hội và dẫn đến tâm lý ghen ghét, đố kị. Những người có tính cách này cần phải thay đổi bản thân và tập trung vào lợi ích chung của cộng đồng. Bên cạnh đó, chúng ta cần nhìn nhận và học tập từ những tấm gương sống có ích và giàu tình yêu thương. Những người này luôn cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội và hướng đến lợi ích chung của con người.


    Chúng ta nên tôn vinh và học tập từ những người này. Mọi sai lầm đều có thể sửa chữa và bản thân chúng ta cũng có thể thay đổi để trở thành những công dân tốt, yêu thương mọi người và sẵn sàng cho đi.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Có một loại thuốc độc độc nhất vô nhị, nó làm chết tâm hồn con người bằng vị đắng và sự khắc nghiệt. Nó được tạo ra từ sự đố kị, ghen ghét và không gian chật hẹp trong trái tim của bạn khi sống trong một tập thể hay cộng đồng.


    Sự ích kỷ thể hiện trong nhiều khía cạnh, có thể là sợ chia sẻ vì lo lắng bản thân bị thiệt thòi hơn, hoặc là nhỏ nhẹ trước sự xin lỗi của người khác. Tuy nhiên, trong cuộc sống, ai hạnh phúc hơn ai, ai thành công hơn ai…? Việc chia sẻ với mọi người có nghĩa là bạn đang kết nối trái tim của mình với những tế bào nhân ái mạnh mẽ hơn.


    Ngược lại, sự ích kỷ giữ lại tất cả những điều nhỏ bé, đủ để làm già nua gốc rễ tâm hồn. Vì bạn đang cô lập mình khỏi mối quan hệ với mọi người, cộng đồng và tình cảm ấm áp của nhân loại. Thêm vào đó, sự ích kỷ cũng là một loại virus đẩy lùi sự phát triển văn minh con người, rõ nhất là hệ lụy của nó – căn bệnh vô cảm. Vì chỉ tập trung vào bản thân mà không quan tâm đến người khác, nhiều vợ chồng, anh em… đã sát hại nhau vì một câu nói hay hành động không vừa mắt, hoặc vì của cải mà cha mẹ để lại không được chia đều.


    Chúng ta cần lên án những kẻ ích kỷ cá nhân nghiêm trọng này, giúp đỡ những người đang mềm yếu trước virus ích kỷ và ca ngợi, trân trọng lòng tốt của mọi người. Cuộc sống sẽ đầy hạnh phúc nếu ta đương đầu với tinh thần ích kỷ, tuy nhiên, nếu lựa chọn theo đuổi nó, chắc chắn sẽ gặp phải sự oán hận.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  7. Lối sống ích kỷ là một hành vi xấu, đáng bị chỉ trích. Nó làm suy giảm tình yêu, làm tâm hồn trở nên khô khan, chỉ quan tâm đến bản thân mình mà không chú tâm đến người khác.


    Con người luôn bận rộn với cuộc sống của riêng mình, coi trọng lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích của cộng đồng. Kẻ ích kỷ muốn lợi dụng người khác cho việc riêng, ghen tỵ khi thấy người khác thành công. Trong những trường hợp khó khăn và bất công, người ích kỷ không có sự động lòng, không biết thương cảm. Họ cũng không ghi nhận tinh thần hi sinh vì cộng đồng, tình cảm yêu thương đồng loại, sự chia sẻ.


    Khi lối sống ích kỷ trở nên phổ biến trong một số người, nó sẽ dẫn đến sự suy thoái nhân cách. Tâm hồn của người ích kỷ sẽ trở nên khô héo, suy tàn, bị xa lánh và bị lãng quên bởi người khác. Khi lối sống ích kỷ trở nên phổ biến trong đời sống, những giá trị đạo đức truyền thống sẽ trở nên xa lạ và bị mất đi. Nguy hiểm hơn nữa, khi chủ nghĩa cá nhân trở nên phổ biến, sớm hay muộn sẽ tạo ra một xã hội không có tình người. Chúng ta không thể sống mà chỉ nhận những tình cảm, quan tâm mà người khác dành cho ta như là điều hiển nhiên. Tình cảm và mối quan hệ không thể bền vững nếu không có sự cố gắng của cả hai bên. Liệu người ta có sẵn lòng giúp đỡ một kẻ không để tâm đến người khác bao giờ? Liệu một kẻ ích kỉ, chỉ suy nghĩ cho bản thân có xứng đáng với những tấm lòng chân thành kia không?


    Vì vậy, bây giờ hơn bao giờ hết, chúng ta phải đấu tranh để loại bỏ lối sống ích kỷ ra khỏi bản thân và xã hội.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy