Top 10 Bài văn phân tích nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong "Hạnh phúc của một tang gia" của Vũ Trọng Phụng

Bình An 6701 0 Báo lỗi

Xuân Tóc Đỏ là một trong những nhân vật đại diện cho lớp người thượng lưu, lố bịch dối trá, đại diện cho kết tinh, sản phẩm của xã hội lúc bấy giờ. Mời các bạn ... xem thêm...

  1. Mỗi dòng văn đều có cảm hứng riêng cho nó. Đối với văn học hiện thực, nhìn chung cảm hứng của nó là sự phủ nhận và phê phán thực tại xã hội thông qua những nhân vật điển hình và đặc sắc. Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là tác phẩm tố cáo hiện thực xã hội độc đáo bằng tiếng cười ào ạt, bằng một hình tượng “kì dị” mà nổi bật và đại diện trong tác phẩm là nhân vật Xuân Tóc Đỏ.


    Thông qua Xuân Tóc Đỏ, Vũ Trọng Phụng cho thấy cái xã hội lúc bấy giờ là “tấn kịch thực sự của con người giữa những sự giả dối buồn cười”. Đó là một tên cơ hội, tiến được trong xã hội nhờ trò “gian trá bịp bợm”. Xuân Tóc Đỏ thực chất chỉ là một đứa lưu manh, vô học với lí lịch tối đen như mực: “Thằng Xuân lấy đầu hè, xó cửa làm nhà; lấy sấu các phố, cá hồ Hoàn Kiếm làm vui. Nó đã bán phá xa, bán nhật trình, bán cao đơn hoàn tán trên xe lửa, chạy rạp hát, và với ba nghề tiểu xảo khác nữa. Ánh nắng mặt trời làm cho tóc nó đỏ như tóc Tây. Cảnh ngộ đó tạo nên nó một đứa hoàn toàn vô giáo dục, nhưng tính nó quái lắm, thạo đời lắm”…


    Cuộc sống đầu đường xó chợ, những bài học ở vỉa hè, tạo ra một thằng Xuân bụi đời, lưu manh, tinh quái. Xuân lang thang tự kiếm sống với nhiều nghề nghiệp “rẻ tiền” nên về lâu càng trở nên ranh mãnh hơn. Nhưng cũng nhờ vào những hoàn cảnh đặc biệt đó, Xuân đã nhập vào thế giới thương lưu, những kẻ giàu có, từ ông bà Văn Minh, bà phó Đoan, cô Tuyết… nói chung cái xã hội thương lưu đó là môi trường rất tốt để nuôi dưỡng những loại người như Xuân Tóc Đỏ. Con đường tiến lên của Xuân hoàn toàn là do những cơ may. Có những điều mà đến chính Xuân cũng không ngờ được. Do bản tính nhanh nhẹn, láu cá, hắn tạo được chỗ đứng trong gia đình ông bà Văn Minh. Để từ một anh nhặt banh ở sân quần, một gã thổi loa kén quảng cáo thuốc lậu trở thành sinh viên trường thuốc, một quan đốc- tờ Xuân, một cây hi vọng của giứo quân vợt Bắc kì, một vĩ nhan cứu quốc, một bậc thượng lưu của xã hội… Tất cả tuy có được nhà văn phóng đại, nhưng cái điều cốt yếu vẫn là sự tố cáo chân thực hiện thực xã hội.


    Thực vậy Xuân chỉ là một tên vô lại bằng những ngôn từ thấp hèn cửa miệng: “Mẹ kiếp”, “Nước mẹ gì”… Do biết một tí về nghề thuốc, trong thời gian quảng cáo thuốc lậu, hắn được Văn Minh giới thiệu là “sinh viên trừng thuốc” và hắn chữa khỏi bệnh cho cụ cố Tổ: Bước đầu hắn đã gặp được vận đỏ: Chẳng những được tiếng mà còn được tình. Người đầu tiên mê phục Xuân là cô Tuyết (tình nguyện trực đêm với “quan đốc – tờ”) và một loạt người khác dần dần chú ý và cũng thấy mê nó. Sự tình cờ màu nhiệm càng làm thanh thế của Xuân to lên trong gia đình của Văn Minh, từ đó “sự ngu độn của nó được người ta cho là nhũn nhặn, là sự khiêm tốn, nên nó càng được yêu mến hơn”. Bà phó Đoan cũng đã có tình với nó và cho nó là người có học thức, ông phán mọc sừng cũng xem nó là ngư đứng đắn…


    Cuộc đời Xuân Tóc Đỏ hết gặp vận may này đến vận may khác. Sự “huyên thuyên” của hắn khi chữa bệnh cho cụ cố làm mọi người kinh ngạc, nhưng hắn đã chinh phục được họ. Ở nhân vật này xuất hiện nhiều điều bất ngờ nhưng lại phù hợp với lô – gíc nội tại. Tính cách luôn có những mặt trước sau không hể thay đổi. Bản chất của một tên lưu manh, mở miệng ả là cứ “mẹ kiếp”, “nước mẹ gì”. Sự khôn ranh không phải do học hành mà do sự bắt chước, che đậy, đối phó với mọi tình huống. Nào hắn có biết làm thơ đâu mà cũng được tôn là “Xuân Tóc Đỏ thi sĩ”, thực chất hắn chỉ thuộc bài thơ “thuốc cảm, nhức đầu” của những tiệm thuốc giao cho hắn đi bán dạo! Trên sân khấu cuộc đời xô bồ hỗn độn hắn sắm rất nhiều vai hài kịch. “Nhưng đôi khi, giữa lúc đang múa may khóc cười trên sân khấu, hắn bỗng nhớ đến thân phận hèn mọn của mình và gần như sững đi trong chốc lát, trong cái giây phút quan trọng đó, hắn hiện nguyên hình là một thằng Xuân hạ lưu, vô học” (Phan Cự Đệ). Chẳng hạn lúc Xuân Tóc Đỏ “ưỡn ngực” nói to trước vợ chồng ông Phán và trước mặt cả nhà Văn Minh: “Thưa ngài, ngài là người chồng mọc sừng!”. Tình cảnh bi đát xảy ra: Ông Phán dây thép ôm lấy ngực ngã quỵ xuống đất, cụ Tổ cũng nấc một cái to, ngã xuống giường”… Trong lúc bối rối nguy ngập này, Xuân Tóc Đỏ thú tội và chỉ biết chạy thẳng một mạch như kẻ cắp: “Thưa cụ, quả con vô học, xưa nay nhặt banh quần hạ lưu, không biết thuốc ạ!”. Nhưng rõ là số hắn quá đỏ: hắn không bị xem thường mà còn được trọng vọng!


    Cái chết của cụ Tổ càng làm người ta nể phục hắn. Đám tang cụ cố trước đó không hề có mặt hắn, nhưng trên đường mai táng rộn rịp bỗng có sự xuất hiện lạ lùng của chiếc xe tang mà trên đó có Xuân và mấy vị sư chùa bà Đanh ngồi chễm chệ. Chính sự xuất hiện này đã làm cho đám tang ngày càng sang trọng, thượng lưu. Thân chủ của cụ Tổ càng thấy khâm phục Xuân bởi Xuân đã góp phần làm lừng danh “đám tang lớn nhất từ trước đến nay”. Nhưng đó là một sự thật mỉa mai, lố bịch, phũ phàng, tàn nhẫn: Bởi chính nó đã gây ra cái chết cho cụ Tổ. Tình cảm gì cái thằng Xuân, sự xuất hiện của nó một lần nữa tô đậm con người đểu cáng, vô lương tâm của Xuân, và của cả cái xã hội văn minh “chó đểu”. Đó là hiện thực, hiện thực toát lên bằng cái nhìn châm biếm và tiếng cười ồ ạt. Nó không phải là tiếng khóc, là nước mắt như “Đám tang lão Gôriô” ( Lão Gôriô – Ban Zắc).


    Xuân Tóc đỏ thấy rõ vị trí của mình trong xã hội, hắn ngày càng nhận rõ muốn tạo được thanh thế và uy tín thì phải xem thường mọi người! Hắn càng làm bộ, giả dối bao nhiêu thì lại được kính trọng bấy nhiêu… Dù làm ra vẻ kiểu cách nhưng bản chất của nhân vật này vẫn là lố bịch, kệch cỡm. Thái độ của hắn mỗi lần được tiếp xúc với mọi người chỉ là sự đòi hỏi kiểu cách: “Rất hân hạnh”…và hết sức lố bịch khi hắn đứng trước quần chúng: “Hỡi quần chúng, mi không hiểu gì, mi oán ta. Ta vẫn yêu quý mi, mặc lòng mi chẳng rõ lòng ta. Thôi giản tán đi!”. Thực chất của Xuân Tóc Đỏ là như vậy

    Tác giả xây dựng thành công nhân vật này bằng bút pháp châm biếm sâu sắc, bằng tiếng cười tung hê vào mặt xã hội “Âu hoá” kệch cỡm. Xuân Tóc Đỏ không chỉ là tính cách của một cá nhân mà là sự tổng hợp các loại người trong xã hội thối tha ấy.


    Những kẻ luôn vỗ ngực tự coi mình là văn minh là những cải cách thực chất bọn họ là những bầy hề sống thượng lưu, thác loạn. Chỉ trong xã hội thực dân thì những kẻ như Xuân Tóc Đỏ mới có “vai trò quan trọng” đứng trên thiên hạ làm xã hội điên đảo, mục nát.


    Xuân Tóc Đỏ là hình tượng độc đáo trong tiểu thuyết hoạt kê độc nhất vô nhị của văn học hiện thực 1930 – 1945. Thông qua những chuỗi cười mà Vũ Trọng Phụng lên án gay gắt cái xã hội đồi bại đê tiện thời ông sống. Tiếng cười ấy đồng thời cũng là tiếng chửi thẳng vào bọn người học đòi làm quý tộc, làm tư sản nhưng ngu độn, chỉ biết sống vì đồng tiền mà quên đi nhân phẩm.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Trong nền văn học hiện thực những năm 1930 – 1945 Vũ Trọng Phụng là một cái tên mà ai cũng biết đến. Với tài năng văn chương của mình nhà văn đã phơi bày những mặt xấu xa của xã hội thời bấy giờ. Xã hội ấy nhà văn gọi là xã hội chó đểu.Và có lẽ tác phẩm Số Đỏ đặc biệt là đoạn trích hạnh phúc của một tang gia là tác phẩm thể hiện rõ nhất những mặt xấu của xã hội ấy. Trong đoạn trích chúng ta không thể nào quên nhân vật chính là Xuân Tóc Đỏ. Số phận cuộc đời và những tính cách của anh chàng này đã làm nổi bật lên xã hội “tây tàu nhố nhăng”.


    Trước hết là cuộc đời của Xuân. Hắn ta là một chàng thanh niên không cha không mẹ sống vật vờ nay đây mai đó “Thằng Xuân lấy đầu hè, xó cửa làm nhà, lấy sấu các phố, cá hồ Hoàn Kiếm làm cơm. Nó đã bán phá xa, bán nhật trình, làm chạy hiệu rạp hát, bán cao đan hoàn tán trên xe lửa, và với ba nghề tiểu xảo khác nữa. Ánh nắng mặt trời làm cho tóc nó đỏ như tóc Tây. Cảnh ngộ đó tạo nó nên một đứa hoàn toàn vô giáo dục tuy nó tinh quái lắm, thao đời lắm”. Cái tên Xuân Tóc đỏ có lẽ là do hắn phơi nắng nhiều nên tóc chuyển sang màu đỏ như thế. Hắn chẳng có một tài sản nào cả. Hắn không giàu không thông minh nhưng chính cái xã hội tây tàu nhố nhăng khiến cho hắn lại được trở thành người để cho người ta phải khâm phục ngưỡng mộ.


    Chính cái xã hội ấy đã làm cho hắn trở nên vô giáo dục và ti tiện đến như thế. Nhưng đồng thời cũng chính xã hội ấy biến hắn gặp gỡ những người giàu và số hắn cứ thế mà phất lên như diều gặp gió. Trong sự thiếu thốn không cha không mẹ đáng nhẽ ra phải sống khổ cực lay lắt lắm thế nhưng Xuân lại hoàn toàn có một cuộc sống vui vẻ và được mọi người kính trọng. Phải chăng sự ngược đời ấy nhà văn cố tình tạo ra để tố cáo xã hội mà ông gọi là chó đểu.


    Sau quãng thời gian làm hàng ngàn nghề trên những vỉa hè thì Xuân Tóc đỏ đã làm một nhân viên nhặt ban quần vợt. Vốn khổ nhưng hắn lại tinh danh và giảo hoạt thêm cả cái đa dâm cho nên hắn quen được bà phó đoan. Người phụ nữ không có chồng đã già nhưng lại rất dâm đãng. Vũ Trọng Phụng không ngần ngại khi nói về cảm nhận của bà phó đoan về lần đầu bị hiếp dâm. Dâm đãng gặp Xuân Tóc Đỏ đã đem lòng thích chàng trai nhặt ban này. Thế rồi bà ta hứa sẽ cho Xuân về làm ở tiệm may Âu Hóa của vợ chồng nhà Văn Minh. Có thể nói cuộc đời Xuân Tóc Đỏ đã bắt đầu từ đây bước sang một trang mới. Nếu như trước hắn bị coi thường khinh miệt đến đâu thì quãng đời về sau lại được mọi người kính trọng và tặng cho những danh hiệu cao quý bấy nhiêu. Xã hội với sự cải cách mới ấy đã khiến cho một thằng vô giáo dục như Xuân có thể ngọc đầu dậy đứng lên những vị trí cao của xã hội thượng lưu.


    Và sau đó Xuân được về làm cho tiệm may Âu Hoa thật, ban đầu ai cũng khinh miệt hắn thế nhưng càng về sau thì lại tranh giành hắn. Chẳng là hắn tinh danh nên cũng biết ăn biết nói để lấy lòng người. Nói đúng hơn là hắn nịnh nọt và tâng bốc. Mà trong cái xã hội ấy những con người chạy theo Âu Hóa lại càng thích được khen và việc làm của mình là đang giúp cho xã hội tiên tiến hiện đại hơn. Xuân được cử đi làm vận đông viên ban quần vợt đánh giao hữu với nước ngoài. Xuân được lệnh phải thua để giữ hòa bình giữa hai nước. Và sự hi sinh của Xuân ấy đã khiến cho cả nước khen ngợi là một anh hùng hi sinh vì đất nước. Xuân có công giữ gìn nền hòa bình cho cả đất nước này. Thế là cuộc đời Xuân cứ thế mà lên như diều gặp gió. Không những thế hắn cũng còn lưu manh giả danh trí thức khám chữa cho cụ cố tổ, Hắn bốc phét khiến cho người ta tưởng rằng hắn có tài lắm. Và hắn lại được thêm cái danh đốc tờ Xuân.


    Trong đoạn trích ta còn thấy được cái “công” làm cho người cần chết phải chết. điều đó làm cho người ta càng thêm yêu thêm quý Xuân đặc biệt là nhà văn Minh. Xã hội thượng lưu đã giúp hắn có cơ hội được nhìn bằng một con mắt khác. Hắn vô học lưu manh như thế nhưng chính cái lưu manh vô học ấy lại giúp họ có thể thực hiện sự Âu hóa của mình. Không chỉ thế, Xuân còn khiến cho những người đàn bà thích hắn, đặc biệt là cô Tuyết. Một cô tiểu thư và hay mơ mộng. Tuyết ngóng xuân tóc đỏ trong đám tang của cụ cố tổ. Trong đám tang ấy Xuân xuất hiện dưới sự chú ý của mọi người. Xuân còn có vai trò đỡ lấy ông Phán mọc sừng khi ông ta giả vờ ngã xuống.


    Nói tóm lại thì cuộc đời Xuân tưởng sẽ khốn khổ đến hết đời nhưng với sự vô học tinh danh cùng xã hội tây tàu ấy khiến cho anh trở thành một người được người ta kính trọng mỗi khi nhìn thấy. Đó chính là cái hiện thực mà nhà văn muốn nói tới qua nhân vật Xuân Tóc Đỏ. Thường thì các nhà văn thường xây dựng nhân vật của mình là người tốt. Ví như Chí Phèo của Nam Cao là một con quỷ dữ lưu manh như thế nhưng thực chất đó chỉ là kết quả ảnh hưởng của xã hội còn bản chất trong con người Chí vẫn là một anh nông dân lương thiện. Còn Vũ Trọng Phụng ở đây lại xây dựng một nhân vật quá xấu, quá vô lại để làm gì?. Cốt là để làm nổi bật cái mà nhà văn muốn tố cáo đó chính là xã hội bấy giờ.


    Không thể không nhắc đến tính cách của Xuân Tóc Đỏ. Kể từ khi vẫn còn là một thằng lang thang đầu đường vỉa hè với những nghề vụn vãnh cho đến khi Xuân trở thành một người được kính trọng thì tính cách của hắn vẫn không hơn không kém một thằng vô giáo dục. Nhà văn Vũ Trọng phụng đã dùng ngòi bút hiện thực của mình để nói lên tính cách điển hình của Xuân. Mỗi sự kiên hoàn cảnh nào diễn ra hắn thường có câu cửa miệng là “mẹ kiếp” “chẳng được cái nước mẹ gì”. Cũng giống như cụ Cố Hồng với câu “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Bản chất con người đã xấu xa thì dẫu có khoác lên mình những bộ quần áo của ông chúa bà hoàng để chia đậy thì cũng không thể nào che đậy được. Thế nhưng cái xã hội kia đã che đậy cho Xuân Tóc Đỏ khiến cho hắn trong mắt người khác vẫn đầy vẻ tài giỏi và anh hùng.


    Không những thế Xuân còn là một kẻ rất cơ hội. Hắn có thể làm mọi việc có lợi cho hắn. Tức là cứ có tiền là hắn làm. Dù đôi khi công việc mà hắn làm cho bọn thương lưu kia là bị lợi dụng nhưng chính sư lợi dụng ấy lại khiến cho hắn được vinh danh. Hắn sẵn sàng làm cho một người tức chết để nhận lấy năm trăm đồng bạc. Qua đó ta thấy Xuân quả thật là một người không có lương tâm. Sống trong hoàn cảnh ấy hắn vẫn cùng có khả năng thay đổi con người mình cho phù hợp với hoàn cảnh.


    Qua đây ta thấy nhà văn Vũ Trọng Phụng đã dùng ngòi bút tố cáo sâu sắc chân thực của mình để làm nổi bật lên cuộc đời và tính cách cảu nhân vật Xuân Tóc Đỏ. Đồng thời qua nhân vật ấy tác giả một lần nữa thể hiện sự phi lý và nhố nhăng của xã hội “chó đểu” ấy. Có lẽ chính thành công trong hình tượng nhân vật nay đã khiến cho tác phẩm của ông trở thành một tác phẩm hay và có giá trị.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Nổi lên giữa nền văn học hiện thực những năm 1930 – 1945 Vũ Trọng Phụng là một cái tên mà không ai không biết đến. Với tài năng văn chương của mình và ngòi bút trào phúng tài tình, nhà văn đã phơi bày những mặt xấu xa của xã hội thời bấy giờ cái mà nhà văn gọi là xã hội chó đểu. Số đỏ là một trong những tác phẩm tiêu biểu thời đó và ngay cả tới bay giờ Số Đỏ với nhân vật chính là Xuân Tóc Đỏ vẫn giữ nguyên được giá trị của nó đến tận thời đại này.


    Số Đỏ đặc biệt là đoạn trích hạnh phúc của một tang gia là tác phẩm thể hiện rõ nhất những mặt xấu của xã hội ấy. Trong đoạn trích chúng ta không thể nào quên nhân vật chính là Xuân Tóc Đỏ. Số phận cuộc đời và những tính cách của anh chàng này đã làm nổi bật lên xã hội “tây tàu nhố nhăng”. Một con người nhưng nổi bật cho nhiều con người trong xã hội cũ.

    Cuộc đời của Xuân tóc đỏ là bắt đầu với hình ảnh của một chàng thanh niên không cha không mẹ sống vật vờ nay đây mai đó. Không có nhà không có nơi làm việc hắn nhờ vào mồm miệng để sống, cái nắng đã khiến cho hắn có một mái tóc đỏ rực, kể từ đó hắn có biệt hiệu là “ Xuân tóc đỏ”. Cảnh ngộ đó tạo nó nên một đứa hoàn toàn vô giáo dục tuy nó tinh quái lắm, thao đời lắm”. Nhưng trong xã hội tây ta lẫn lộn thì với sự khôn khéo và lắm chiêu trò thì hắn lại trở thành một hình tượng mà nhiều người ngưỡng mộ. Xã hội mà hắn đang sống quả thực là bàn đạp cho hắn càng thêm phất lên. Nhưng đồng thời cũng chính xã hội ấy biến hắn gặp gỡ những người giàu và số hắn cứ thế mà lên như diều gặp gió. Lẽ ra hắn phải sống khổ cực lay lắt lắm thế nhưng Xuân lại hoàn toàn có một cuộc sống vui vẻ và được mọi người kính trọng. Sự ngược đời đó lại càng khiến cho chúng ta hiểu được phần nào xã hội cũ.


    Xuân tóc đỏ có ngàn nghề, những công việc dù ở vỉa hè thôi nhưng sau khi trở thành một tên nhặt ban quàn vợt. Vốn mồm miệng rảo hoạt cả cái đa dâm cho nên hắn quen được bà phó đoan. Người phụ nữ không có chồng đã già nhưng lại rất dâm đãng. Tác giả Vũ Trọng Phụng không ngần ngại khi nói về cảm nhận của bà phó đoan về lần đầu bị hiếp dâm. Thế rồi bà ta hứa sẽ cho Xuân về làm ở tiệm may Âu Hóa của vợ chồng nhà Văn Minh. cuộc đời của Xuân tóc đỏ như bước sang một trang mới, trước kia hắn bị coi thường bao nhiêu thì giờ hắn được kính trọng và tâng bốc biết bây nhiêu. Xã hội với sự cải cách mới ấy đã khiến cho một thằng vô giáo dục như Xuân có thể ngọc đầu dậy đứng lên những vị trí cao của xã hội thượng lưu. Từng bước từng bước Xuân bước đi với những sự nâng đỡ của những người trong giới thượng lưu.


    Sau khi làm việc ở tiệm may Âu hóa, hắn ngày càng được tín nhiệm, vì biết ăn biết nói để lấy lòng người. Nói đúng hơn là hắn nịnh nọt và tâng bốc, trong cái xã hội ấy những con người chạy theo Âu Hóa lại càng thích được khen và việc làm của mình là đang giúp cho xã hội tiên tiến hiện đại hơn. những thứ mà Xuân được trịnh trọng giữ là được cử đi làm vận đông viên ban quần vợt đánh giao hữu với nước ngoài. Xuân được lệnh phải thua để giữ hòa bình giữa hai nước. Những gì Xuân làm được ví như “sự hi sinh” của Xuân ấy đã khiến cho cả nước khen ngợi là một anh hùng hi sinh vì đất nước. Xuân có công giữ gìn nền hòa bình cho cả đất nước này. Không những thế Xuân tóc đỏ cũng còn lưu manh giả danh trí thức khám chữa cho cụ cố tổ, Hắn bốc phét khiến cho người ta tưởng rằng hắn có tài lắm. Và hắn lại được thêm cái danh đốc tờ Xuân với khả năng thực sự của hắn là con số không.


    Nhưng công trạng lớn nhất của Xuân tóc đỏ là khiến cho một người mà tất cả đều mong chết đã vì quá uất ức vì câu nói của hắn mà chết. Thế là mọi người càng thêm biết ơn hắn ,điều đó làm cho người ta càng thêm yêu thêm quý Xuân đặc biệt là nhà văn Minh. Xã hội thượng lưu hiện tại đã giúp hắn có cơ hội được nhìn bằng một con mắt khác. Hắn vô học lưu manh như thế nhưng chính cái lưu manh vô học ấy lại giúp họ có thể thực hiện sự Âu hóa của mình. Không những thế, phụ nữ lại say vì hắn,đặc biệt là cô Tuyết cứ ngẩn ngơ trong đám tang vì mãi hắn không đến.


    Với sự tinh ranh của mình cùng xã hội tây tàu ấy khiến cho anh trở thành một người được người ta kính trọng mỗi khi nhìn thấy. Đó chính là cái hiện thực mà nhà văn muốn nói tới qua nhân vật Xuân Tóc Đỏ. Qua hình ảnh của một con người vô lại lưu manh như thế là nhằm làm nổi bật một xã hội tha hóa,tố cáo cái xã hội bị tây hóa lấn sang, con người sống giữa hai nền văn hóa, càng có cơ hội cho những mầm mống lưu manh phát triển. Nhà văn Vũ Trọng phụng đã dùng ngòi bút hiện thực của mình để nói lên tính cách điển hình của Xuân. Mỗi sự kiên hoàn cảnh nào diễn ra hắn thường có câu cửa miệng là “mẹ kiếp” “chẳng được cái nước mẹ gì”.


    Thế nhưng cái xã hội kia đã che đậy cho Xuân Tóc Đỏ khiến cho hắn trong mắt người khác vẫn đầy vẻ tài giỏi và anh hùng.Không những thế Xuân còn là một kẻ rất cơ hội, có thể làm mọi việc có lợi cho hắn. Tức là cứ có tiền là hắn làm. Dù đôi khi công việc mà hắn làm cho bọn thương lưu kia là bị lợi dụng nhưng chính sư lợi dụng ấy lại khiến cho hắn được vinh danh và có thu lại được tiền. Hắn sẵn sàng làm cho một người tức chết để nhận lấy năm trăm đồng bạc. Qua đó ta thấy Xuân quả thật là một người không có lương tâm. Sống trong hoàn cảnh ấy hắn vẫn cùng có khả năng thay đổi con người mình cho phù hợp với hoàn cảnh. Xã hội có thể làm cho một con người trở nên tha hóa, biến chất, cũng giống như nhân vật Chí Phèo của Nam Cao, chính xa hội đã tước mất quyền làm một con người thực sự của hắn.


    Nhà văn Vũ Trọng Phụng đã dùng ngòi bút tố cáo sâu sắc chân thực của mình để làm nổi bật lên cuộc đời và tính cách cảu nhân vật Xuân Tóc Đỏ. Những tính cách của hắn, dưới giọng điệu trào phúng bậc thầy,tác giả còn vẽ ra được cả một xã hội khi Tây- Ta lẫn lộn, con người sống ở xã hội đó cũng thật biến đổi để thích ứng.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Bàn về giá trị của tiểu thuyết Số đỏ, nhà văn Nguyễn Khải đã khẳng định, Số đỏ là “cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học”. Xuân Tóc Đỏ là nhân vật trung tâm của tiểu thuyết “Số đỏ”, đồng thời cũng là nhân vật điển hình bậc nhất của nền văn học Việt Nam đương thời. Tập trung xây dựng Xuân Tóc Đỏ với bút pháp trào phúng quen thuộc kết hợp với lối viết phóng đại kích thước đã mang đến chân dung một Xuân Tóc Đỏ đầy hài hòa, tổng hợp được những bóng dáng, đường nét của nhiều kiểu người trong xã hội xưa.


    Xuân Tóc Đỏ là một người tinh quái, thạo đời, một con người vô giáo dục do môi trường sống bụi đời tạo nên. Ngay từ nhỏ Xuân Tóc Đỏ là một đứa trẻ mồ côi cha mẹ, là đứa trẻ không có giáo dục của bố mẹ nên Xuân bị nhiễm những thói xấu, những cái lố lăng, vô đạo đức nên ở với bác cũng sớm bị đuổi ra khỏi nhà. Từ đó Xuân bắt đầu cuộc sống lang thang, vật vờ ở các phố, đầu hè xó cửa để kiếm ăn “Thằng Xuân lấy đầu hè, xó cửa làm nhà, lấy sấu ở các phố cả Hồ Hoàn Kiếm làm cơm…”


    Môi trường sống đen tối của cuộc sống bụi đời đã làm cho Xuân bị tác động tiêu cực, từ một đứa vô giáo dục Xuân trở nên lưu manh hóa thể hiện trực tiếp qua những hành động như: tán tỉnh cô hàng mía, cô đầm hay cách nói lăng thô tục, vô văn hóa “mẹ kiếp”, “nước mẹ gì”. Có thể nói, Xuân Tóc Đỏ là sản phẩm của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời đen tối, nhiều tệ nạn.


    Là một tên lưu manh, kẻ vô giáo dục lớn lên từ môi trường bụi đời nhưng Xuân Tóc Đỏ lại là gặp được nhiều vận may mà “phất” lên mà thuận lợi bước vào thế giới của những người thượng lưu. Bản chất lưu manh, dâm đãng của Xuân khi bị phát hiện đã bị bắt nhưng lại được bà Phó Đoan giải thoát và tạo điều kiện để Xuân bước những bước đầu tiên vào môi trường của những kẻ giàu có. Bằng sự khôn khéo, nhiều thủ đoạn mà Xuân tóc đỏ đã tạo được chỗ đứng trong gia đình của ông bà Văn Minh, lọt vào mắt xanh của cô Tuyết.


    Vì từng làm nghề rao thuốc vặt nên Xuân có chút kiến thức về y lí, được cụ cố khen và được Văn Minh “đánh bóng” cho nguồn gốc xuất thân cao quý, từ kẻ lưu manh bán thuốc dạo Xuân nghiễm nhiên trở thành sinh viên trường thuốc, sau trở thành quan Đốc.


    Mồm mép nhanh nhạy với khả năng ứng xử khôn khéo nên Xuân đã được bà Phó Đoan suy tôn là nhà hùng biện, người biết chơi quần vợt và được đăng kí là danh thủ. Đi đến đâu Xuân cũng tự tin giới thiệu với mọi người ““Me sừ Xuân, nguyên sinh viên trường thuốc, giáo sư quần vợt, giám đốc hiệu Âu hóa phụ nữ tân tiến”. Bằng những thủ đoạn tinh vi, Xuân đã trở thành cái tên sáng giá để thi đấu với danh thủ quần vợt của Xiêm La. Trong trận đánh, Xuân đã để thua đối thủ nhưng lại được ca tụng là vì nghĩa lớn, là anh hùng cứu quốc.


    Bản chất là kẻ lưu manh, dâm đãng lại hoạt ngôn, khéo léo trong việc lấy lòng người khác nên Xuân Tóc Đỏ đã “chinh phục” được cô Tuyết, một cô gái hám danh vọng nhưng cả tin và dễ dãi trong chuyện tình cảm. Tuy nhiên, nếu theo dõi toàn bộ câu chuyện thì có thể thấy Xuân Tóc Đỏ là một người nhạy cảm, thức thời, luôn khôn khéo tìm ra cách để ứng phó với hoàn cảnh. Tùy từng hoàn cảnh mà Xuân có thể kiêu ngạo, làm bộ làm tịch giống như những người thuộc tầng lớp thượng ưu thực sự, có lúc kiêu ngạo vênh váo, hóm hỉnh lố bịch nhưng trong những hoàn cảnh đặc biệt, Xuân đã không ngần ngại mà thừa nhận thân phận thấp hèn của mình: “Tôi thì danh giá quái gì, Hạ lưu. Ma cà bông. Nhặt banh quần. Không đứng đắn”.


    Xuân Tóc Đỏ là nhân vật điển hình, nhân vật tập trung những tính cách tiêu biểu của nhiều loại người trong xã hội cũ, không ngại dùng thủ đoạn, giả dối để đạt được mục đích tiến thân. Sở dĩ tác giả Vũ Trọng Phụng để cho nhân vật Xuân Tóc Đỏ tiến thân thuận lợi nhờ những vận may đến không ngờ là vì môi trường xã hội vốn đen tối, mà trong xã hội ấy không được tạo lập trên những quan hệ chân thành giữa con người với con người mà đầy rãy những giả dối, lọc lừa đối phó lẫn nhau.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Xuân Tóc Đỏ là nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết “Số đỏ”, thành công trong việc xây dựng và khắc họa nhân vật này, tác giả Vũ Trọng Phụng đã thể hiện trọn vẹn “tấn kịch thực sự của con người giữa những sự giả dối buồn cười”. Xuân Tóc Đỏ hiện lên như một con người kì dị nhưng lại là nhân vật tập hợp được những nét tính cách điển hình của nhiều loại người trong xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời.


    Xuân Tóc Đỏ vốn là kẻ lưu manh, tinh quái với một lí lịch tối như mực, Xuân mồ côi cha mẹ lại có bản chất vô đạo đức với những trò bịp bợp khiến cho bác họ cũng phải đuổi ra khỏi nhà, sống lưu lạc ở đầu đường xó chợ, Xuân dần trở thành một kẻ lưu manh gian trá bịp bợm: Thằng Xuân lấy đầu hè, xó cửa làm nhà; lấy sấu các phố, cá hồ Hoàn Kiếm làm vui… Ánh nắng mặt trời làm cho tóc nó đỏ như tóc Tây. Cảnh ngộ đó tạo nên nó một đứa hoàn toàn vô giáo dục, nhưng tính nó quái lắm, thạo đời lắm”.


    Xuân sống lang thang và kiếm sống bằng nhiều nghề “rẻ tiền”: “Nó đã bán phá xa, bán nhật trình, bán cao đơn hoàn tán trên xe lửa, chạy rạp hát, và với ba nghề tiểu xảo khác nữa”, chính môi trường bụi đời đã khiến cho hắn càng trở lên ma mãnh, lưu manh hơn. Vốn là kẻ không ra gì nhưng Xuân Tóc Đỏ lại có một vận may vô cùng tốt, nhận được sự giúp đỡ của bà Phó Đoan, vợ chồng Văn Minh mà Xuân Tóc Đỏ có thể thuận lợi bước vào cuộc sống của những người thượng lưu. Có thể nói con đường tiến thân của Xuân toàn những cơ may, có những vận may bất ngờ mà ngay bản thân Xuân cũng không ngờ tới.


    Nhờ biết một chút y lí là Xuân Tóc Đỏ may mắn chữa khỏi bệnh cho cụ cố Tổ, từ đó hắn liên tục gặp được những vận may bất ngờ, tạo được chỗ đứng vững chắc trong gia đình Văn Minh, không những đường công danh rộng mở mà đường tình duyên cũng thuận lợi khi hắn mê phục được cô Tuyết. Vận may của Xuân Tóc Đỏ cũng được tác giả Vũ Trọng Phụng trào phúng “sự ngu độn của nó được người ta cho là nhũn nhặn, là sự khiêm tốn, nên nó càng được yêu mến hơn”. Nhờ bản tính láu cá, nhanh nhẹn mà Xuân Tóc Đỏ từ một tên nhặt bóng ở sân quần vợt, một tên bán thuốc lậu mà trở thành sinh viên của trường thuốc danh giá, thành quan Đốc tờ xuân và trở thành niềm hi vọng của quần vợt Bắc Kì. Vận may của Xuân Tóc Đỏ có được một phần nhờ sự khôn ranh, lọc lõi sự đời và đối phó tốt với mọi tình huống.


    Hắn ta có thể ưỡn ngực tự tin tỏ ra mình là người thuộc giới thượng lưu nhưng cũng có khi hắn thừa nhận thân phận hèn mọn của mình. Trong cái xã hội xô bồ, đen tối Xuân Tóc Đỏ đã tự sắm cho mình nhiều vai, tỉnh táo đánh giá trong mọi trường hợp để có cách ứng xử khéo léo nhất, dù đã bước chân vào giới thượng lưu nhưng hắn vẫn đủ tỉnh táo để nhớ ra xuất thân, vị trí thực sự của mình : “Nhưng đôi khi, giữa lúc đang múa may khóc cười trên sân khấu, hắn bỗng nhớ đến thân phận hèn mọn của mình và gần như sững đi trong chốc lát, trong cái giây phút quan trọng đó, hắn hiện nguyên hình là một thằng Xuân hạ lưu, vô học”


    Có thể nói, trong tiểu thuyết Số Đỏ tác giả Vũ Trọng Phụng đã rất thành công khi xây dựng nhân vật Xuân Tóc Đỏ. Bằng bút pháp trào phúng đặc sắc, tác giả đã hướng ngòi phút phê phán của mình đến nhiều kiểu người trong xã hội tây ta lẫn lộn đầy thị phi ấy. Tính cách của Xuân Tóc Đỏ được tổng hợp từ nhiều kiểu người, loại người trong xã hội thực dân nửa phong kiến ấy.


    Xuân Tóc Đỏ là nhân vật độc đáo bậc nhất của nền văn học hiện thực trong những năm 1930 – 1945. Qua nhân vật Xuân Tóc Đỏ, Vũ Trọng Phụng đã lên án sâu sắc với cái đen tối, lố lăng của xã hội phong kiến đương thời.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Nhắc đến Nam Cao người ta nhớ ngay đến Chí Phèo. Nhắc đến Ngô Tất Tố người ta không thể nào quên Chị Dậu. Còn Vũ Trọng Phụng lại ghi dấu trong lòng người đọc với Xuân Tóc Đỏ - Nhân vật chính trong tiểu thuyết Số đỏ, một kẻ cơ hội bò dần vào giới thượng lưu bằng nhiều mánh khóe mà bất cứ một con người bình thường nào cũng không nghĩ ra được. Có thể nói Xuân Tóc Đỏ làm nên thành công cho số đỏ.


    Cái tên Xuân Tóc Đỏ gắn liền với nguồn gốc xuất thân và quãng đời chẳng lấy gì làm đẹp đẽ của hắn. Sinh ra thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội, mồ côi cả cha lẫn mẹ. Xuân đi ở cho nhà bác họ, nhưng mới chín, mười tuổi, Xuân đã có hành động bỉ ổi, bị bác đánh và đuổi đi. Không nhà, không cửa, không người thân thích, hắn sống lang thang bằng đủ mọi nghề của một kẻ ma cà bông: Thằng Xuân lấy đầu hè xó chợ làm nhà, lây sấu ở các phố, lấy cá ở Hồ Hoàn Kiếm làm cơm. Nó bán phá xa, bán nhật trình, chạy cờ rạp hát... Cảnh ngộ đó tạo cho nó lên một đứa hoàn toàn vô giáo dục, tuy nó tinh quái lắm, thạo đời lăm. Thế nhưng, trong cái xã hội thực dân tư sản thời Vũ Trọng Phụng với đông đúc những me Tây, nhà giàu hãnh tiến, gái tân mất nết... Xuân Tóc Đỏ gặp số đỏ đến lạ kì.


    Khởi đầu chuỗi ngày dài may mắn của đời Xuân Tóc Đỏ bắt nguồn từ một hành động chẳng lấy gì làm tốt đẹp. Hắn dòm trộm một cô đầm thay váy và bị bắt quả tang. Người ta nhốt hắn vắo bót lồi xềnh xệch ra sân mà tát, mà sỉ vả. Nhưng số đỏ đã mỉm cười với hắn. Nhờ hành động dòm trộm ấy, Xuân Tóc Đỏ đã lọt vào mắt xanh của bà Phó Đoan - một me Tây góa chồng dâm đãng. Bà Phó Đoan bỏ tiền nộp phạt cho cảnh sát, bảo lãnh cho Xuân ra tù với mục đích biến hắn thành công cụ thỏa mãn thói dâm ô của bà. Ngày đầu đến nhà bà Phó Đoan, bước chân đầu tiên vào xã hội thượng lưu, Xuân Tóc Đỏ có chút ngờ nghệch, nhưng Xuân nhanh chóng thích nghi, nhập vào xã hội đó để tiến thân.


    Xuân sau khi được bà Phó Đoan cứu khỏi cảnh tù tội, được bà giới thiệu với tiệm may Âu hóa của vợ chồng Văn Minh - một thành viên của xã hội thượng lưu. Bước vào đây, Xuân đã gặp được nhiều sự may mắn ngẫu nhiên. Hắn bập bõm học những mốt y phục: Ngây thơ, Lời hứa, Chờ một phút... rồi nhờ vào cái tài lẻo mép của hắn, hắn được những kẻ thượng lưu dốt nát đánh giá rất cao Xuân bắt đầu tham dự vào cải cách xã hội, hắn thực sự đi vào cái thế giới giàu sang, điều mà trước đó, Xuân Tóc Đỏ mơ cũng không thấy nổi.


    Lúc đầu do đột ngột bị ném vào cái xã hội thượng lưu, quá xa lạ với môi trường sống quen thuộc, Xuân hoàn toàn bị động trước cái số đỏ của mình nên hoặc không khai thác được, hoặc bỏ lỡ dịp may bày sẵn như lần đầu đến nhà bà Phó Đoan. Rồi sau đó, Xuân vốn tinh quái và thạo đời, Xuân nhanh chóng hiểu ra rằng cái xã hội sang trọng mà hắn lọt vào được cũng như cái xã hội lem luốc của hắn bề ngoài tuy khác nhau nhưng cùng chung một bản chất, dâm ô, đểu cáng, hám danh, bịp bợp. Và khi đã hiểu Xuân quyết định dành cho mình một vị trí trong xã hội đó. Hắn đã thực sự thành công.


    Ở tiệm may Âu hóa vài ngày, Xuân đã được mụ Phó Đoan khen là được việc ở đâu vui vẻ đây, thịnh vượng đấy. Văn Minh vợ cũng khen hết lời: Hắn thông minh lắm! Mới vào đây có vài ngày mà khách khứa xem ý ai cũng mến. Còn Văn Minh chồng thì ôn tồn nhận xét “được cái hắn cũng mồm mép nhanh nhẩu”. Các bà, các cô thì thích hắn vì hắn khéo nịnh, khéo hót, có người khen Xuân là phong nhã, hiểu biết nhiều. Nhưng Xuân thực chất là một tên láu cá, xảo quyệt. Hắn dĩ sử dụng tất cả những gì thu lượm được trong cõi đời lăn lóc dưới đáy xã hội đế tiến thân. Đó là một sự trào phúng đặc sắc của nhà văn. Với Xuân, hắn chỉ có tính thông minh, kiểu con vẹt và triết lí của một cái đầu rỗng tuếch!


    Xuân, tên ma cà bông ngày xưa chuyên thổi loa quảng cáo thuốc lậu ngày nào, nhờ thế đã thuộc lòng được mớ kiến thức bập bõm, lộn xộn bỗng trở thành sinh viên trường thuốc, đốc tờ Xuân. Ngồi hóng chuyện giữa cụ cố Hồng, bà Phó Đoan, vợ chồng Văn Minh về bệnh tình của cụ tổ, hắn đem những điều này góp ý vào. Ngay sau đó, hắn thành sinh viên trường thuốc qua sự bịp bợm cửa Văn Minh đang tìm một thầy thuốc rởm để cụ tổ chết đi. Trước sự “thông thạo” về y lí của Xuân, cả bà Phó Đoan và vợ chồng Văn Minh đều kinh hoàng, không hiểu duyên cớ vì đâu, cụ cố Hồng kính cẩn hỏi Xuân: Bẩm ngài ngài làm gì mà giỏi về y lí như vậy ạ?


    Xuân đã bước lên những bậc thang của danh vọng, sự ngu độn của nó được người ta cho là nhũn nhặn, khiêm tốn. Bà Phó Đoan xem nó là người có học thức . Ổng Phán Mọc Sừng cũng cho Xuân là người đứng đắn. Nhờ tài bẻm mép của Xuân mà cửa hàng Âu hóa của vợ chồng Văn Minh phát đạt, nhờ tài chữa bệnh bằng thuốc Thánh đền Bia (thực ra là nước ao và rau dại) mà cụ tổ khỏi bệnh, Uy tín của Xuân được nâng cao, được mọi người tâng bốc. Lúc đầu, Xuân chỉ là công cụ của bọn lừa bịp, sau đó, Xuân trở thành kẻ đi lừa đi bịp. Những ngôn ngữ của kẻ vô học: nước mẹ gì, mẹ kiếp... được bọn kia tôn sùng. Xuân Tóc Đỏ ngày càng lên tầm cao danh vọng, hắn kiêu ngạo, mọi người trở nên sợ hắn và lấy lòng hắn. Hắn được cô Tuyết - con gái cụ cố Hồng mang tiếng là hư hỏng với hắn mê như điếu đổ. Hắn gây ra cái chết của cụ tổ - cái chết mà lũ con cháu mong ngày mong đêm khi tố cáo tội ngoại tình của con gái cụ. Sự có mặt của Xuân trong lễ lang mà là danh giá và vinh dự cho đại gia đình con cháu bất hiếu này lắm lắm!


    Tiểu thuyết Số đỏ kết thúc khi Xuân đã leo lên nấc thang cuối cùng của danh vọng Xuân - vĩ nhân; anh hùng cứu quốc đang diễn thuyết trước đông đảo quần chúng, gọi quần chúng là mi. Bằng hành động bịp bợm của nước Xiêm để tránh họa chiến tranh. Trong cái xã hội tư sản nhố nhăng đó, kẻ vô học như Xuân được biểu dương, tán tụng đến không ngờ.


    Xây dựng nhân vật điển hình Xuân Tóc Đỏ, Vũ Trọng Phụng đã thể hiện một tài năng trào phúng bậc thầy. Có thể xem mỗi chương trong số đỏ là một màm kịch mà các xung đột diễn ra đầy kịch tính. Trong xã hội đó, kẻ vô học đào luyện trong nền văn hóa vỉa hè trở thành anh hùng cứu quốc, vĩ nhân, quả là sự châm biếm sâu cay. Qua nhân vật này, tác giả thể hiện sự tố cáo mạnh mẽ đối với xã hội đương thời - xã hội tư sản đầy rẫy thói dâm ô, bịp bợm vô liêm sỉ mà Xuân Tóc Đỏ là một điển hình.


    Hình tượng nhân vật Xuân Tóc Đỏ là một sáng tạo độc đáo của Vũ Trọng Phụng. Giữa những nhân vật về người nông dân quen thuộc như: Chị Dậu, Chí Phèo... những tên địa chủ như: Bá Kiến, Nghị Quế,… Xuân Tóc Đỏ quả là độc nhất vô nhị trong văn học hiện thực trào phúng trước Cách mạng tháng Tám.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. Trong một tác phẩm văn học đặc biệt là truyện ngắn và tiểu thuyết, nhân vật giữ một vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng của nhà văn đến với người đọc. Nhân vật chính là linh hồn của một tác phẩm, với những tác phẩm văn học hiện thực, thông qua tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình đã phản ánh hiện thực xã hội một cách sâu sắc. Đến với tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, nhân vật Xuân Tóc Đỏ đã thể hiện được mọi ngóc ngách của một xã hội kệch cỡm, lố lăng, phê phán gay gắt xã hội tư sản thành thị Việt Nam lúc bấy giờ.


    Vốn là một đứa mồ côi từ nhỏ, được người bác họ cưu mang nhận nuôi, khi nhỏ đã có những biểu hiện của một tính cách tệ bạc khi ngang nhiên nhìn trộm bác gái tắm. Bị đuổi ra khỏi nhà hắn trở thành một kẻ không chốn nương thân, đầu đường xó chợ, không giáo dục. "Thằng Xuân lấy đầu hè, xó cửa làm nhà, lấy sấu các phố, cá hồ Hoàn Kiếm làm cơm. Nó đã bán phá xa, bán nhật trình, làm chạy hiệu rạp hát, bán cao đan hoàn tán trên xe lửa, và với ba nghề tiểu xảo khác nữa. Ánh nắng mặt trời làm cho tóc nó đỏ như tóc Tây. Cảnh ngộ đó tạo nó nên một đứa hoàn toàn vô giáo dục tuy nó tinh quái lắm, thạo đời lắm". Hắn không có một tài sản nào ngoài mái tóc đỏ chót phơi nắng giữa trời với cuộc sống vật vờ và sự ranh ma của một kẻ hợm người, hắn dường như không có tương lai, không hy vọng.


    Nhưng sống trong xã hội lố lăng ấy lại làm cho Xuân Tóc Đỏ trở thành "người" mà nhìn vào ai cũng khâm phục, ngưỡng mộ, nhắc đến ai cũng xuýt xoa kính nể. Xã hội mà làm cho hắn từ một kẻ vô giáo dục và ti tiện trở nên giàu có, Tây hóa. Đó là một kẻ " thượng lưu" trong một xã hội "chó đểu". Bằng sự tinh quái và ranh ma của mình, từ một kẻ đầu đường xó chợ, Xuân Tóc Đỏ được nhận vào nhặt bóng cho sân quần. Bản tính dâm đãng từ nhỏ khiến hắn bị đánh đập và đuổi đi khi nhìn trộm một con đầm thay quần áo. Nhưng cái bản tính ấy lại là công cụ đắc lực cho hắn tiếp tục dấn thân vào xã hội thượng lưu khi bà Phó Đoan một mụ thèm khát xác thịt, dâm đãng đã cưu mang hắn.


    Bà ta gửi Xuân Tóc Đỏ vào tiệm may Âu hoá của vợ chồng Văn Minh, hắn dần bước chân vào xã hội như một kẻ ăn may. Hắn học thuộc lòng những bài bán thuộc lậu, là kẻ tính ranh ma xảo trả, biết nịnh bợ lấy lòng người. Tâng bốc kẻ khác để kiếm chác sự giúp đỡ, hắn được người ta phong biết bao danh hiệu cao quý khác, giúp hắn từ một kẻ lưu manh trở thành một người Âu hoá thành thị, trở thành tình nhân của cô Tuyết, lại là kẻ trực tiếp gây ra cái chết cho cụ cố Hồng vậy mà vẫn được sự kính nể từ các thành viên trong gia đình. Sẵn sàng kiếm tiền trên cái chết của người khác. Càng tỏ ra thông minh hiểu biết, hắn lại càng được người đời ca tụng, vinh danh khiến hắn thêm tự hào về chiến công của bản thân. Một kẻ lợi dụng hoàn cảnh để dấn thân.


    Xuân Tóc Đỏ trở thành một nhân vật bất hủ mà khi nhắc đến Vũ Trọng Phụng là người ta sẽ nghĩ ngay đến anh chàng này. Trong xã hội ngày nay, vẫn còn đâu đó xuất hiện những "Xuân tóc đỏ" đương thời. Đó là những kẻ sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để luồn lách, nịnh bợ hòng thăng tiến. Đó là những kẻ bất chấp pháp luật, dùng mọi thủ đoạn để buôn bán ma túy, hàng cấm, hàng kém chất lượng,.... để làm giàu trên mạng sống của con người. Có thể nói, với tài năng bậc thầy của mình, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng một nhân vật mang tầm tư tưởng, có giá trị giáo dục sâu sắc trong mọi thời đại .


    Tiểu thuyết Số đỏ là tác phẩm nổi tiếng của nhà vẫn Vũ Trọng Phụng, bên cạnh bài làm văn Phân tích nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, học sinh và giáo viên tham khảo các bài làm văn mẫu khác như Phân tích Hạnh phúc của một tang gia trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Hãy trình bày đối tượng đả kích và thế giới nhân vật trong số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Phân tích nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng hay cả những phần Soạn bài Số đỏ các bạn cùng tìm hiểu và ứng dụng cho nhu cầu học tập hiệu quả nhất.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. Tác phẩm Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng được coi là một trog những tác phẩm có giá trị độc đáo về cả nội dung và nghệ thuật. Những nhân vật trong truyện đã bị ngòi bút của nhà văn phê phán đến đỉnh điểm, đó là những con người chỉ biết chạy theo đồng tiền, ăn chơi xa hoa và học đòi lối sống nửa ta nửa Tây, đặc biệt là Xuân Tóc Đỏ, điển hình của loại người lừa đảo, bất tài mà có địa vị xã hội.


    Bằng ngòi bút sắc sảo của Vũ Trọng Phụng, Xuân Tóc Đỏ xuất hiện là một kẻ bụi đời ở trong môi trường thành thị. Tính cách được hình thành ngay từ bé với cái lai lịch phức tạp: “Thằng Xuân lấy đầu hè, xó cửa làm nhà, lấy sấu các phố, cá hồ Hoàn Kiếm làm cơm. Nó đã bán phá xa, bán nhật trình, làm chạy hiệu rạp hát, bán cao đan hoàn tán trên xe lửa, và với ba nghề tiểu xảo khác nữa. Ánh nắng mặt trời làm cho tóc nó đỏ như tóc Tây. Cảnh ngộ đó tạo nó nên một đứa hoàn toàn vô giáo dục tuy nó tinh quái lắm, thao đời lắm”.


    Bởi sống trong môi trường vô giáo dục, không ai dạy dỗ, kìm kẹp, phải lang thang kiếm sống với nhiều nghề phức tạp Xuân Tóc Đỏ trong một hoàn cảnh đặc biệt được nhập vào môi trường của những kẻ giàu có, những con người dang ôm ấp mộng Âu hóa và cải cách xã hội như bà Phó Đoan, ông bà Văn Minh, ông Típ-phờ-nờ...


    Do hoàn cảnh xã hội và do vận may, Xuân được du nhập vào cuộc sống của giới thượng lưu, Xuân Tóc Đỏ gặp nhiều cơ may và với bản tính nhanh nhẹn, láu cá hắn nhanh chóng tạo cho mình một chỗ đứng trong gia đình ông bà Văn Minh. Với một số hiểu biết về bệnh tật thu được trong nghề rao thuốc hắn chữa khỏi bệnh cho cụ cố và được xem là sinh viên trường thuốc, rồi “quan đốc tờ”. Vốn nhanh miệng hắn trở thành kẻ rao hàng tốt, rồi thành nhà hùng biện. Từ đứa nhặt banh quần vợt Xuân Tóc Đỏ trở thành một danh thủ, một cây hi vọng của giới quần vợt Bắc Kì, một anh hùng cứu quốc. Con đường tiến thân của Xuân Tóc Đỏ thuận lợi. Y biết cách luồn lách, dùng mưu mẹo thủ đoạn để làm lợi cho mình. Nhiều người biết rõ bản chất của Xuân vẫn phải chấp nhận. Cái thực cái hư của con người Xuân do đó cũng khó phân biệt: “Sự ngu độn của nó được người ta cho là nhũn nhặn, là sự khiêm tốn nên nó càng được yêu mến hơn”. Bà Phó Đoan xem Xuân là người có học thức. Ông Phán mọc sừng cũng cho Xuân là người đứng đắn.


    Qua từng chi tiết miê tả của nhà văn, bản chất trong con người Xuân dần dần được hiện ra. Vốn được giáo dục đào luyện trong nền văn hóa vỉa hè nên bản chất của Xuân vân giữ nguyên chất người lưu manh, của kẻ lang thang đầu đường xó chợ, vẫn dùng ở cửa miệng cái lối nói năng vô học với những từ quen thuộc như “mẹ kiếp”, “nước mẹ gì”. Xuân vẫn không chịu học hành mà thường dùng thủ thuật bắt chước, che đậy, giả dối để đối phó trong mọi tình huống. Tuy nhiên tính cách của Xuân cũng có những đổi thay nhất định. Y nhanh chóng thích hợp với hoàn cảnh mới và hoàn cảnh cũng làm cho Xuân thay đổi. Trước kia vốn là kẻ hạ lưu, Xuân thường bộc lộ sự hèn hạ, tự ti, yếu đuối trong đối xử. Nhưng khi đã có vị trí trong xã hội Xuân nhận rõ muốn tạo được thanh thế và uy tín cần phải xem thường mọi người.


    Vũ Trọng Phụng viết: “Lâu dần sống mãi trong bầu không khí hỗn loạn những sự kính trọng, sợ sệt mơn trớn của những kẻ chung quanh, Xuân Tóc Đỏ đâm ra khinh người. Vì lẽ theo thói thường những kẻ nhũn nhặn hay bị coi khinh, nên Xuân Tóc Đỏ càng kiêu ngạo, làm bộ làm tịch bao nhiêu thì lại được thiên hạ càng kính trọng”, ở Xuân Tóc Đỏ có lúc như kết hợp giữa tính cách của một kẻ hạ lưu pha lẫn với lối sống thượng lưu, ngôn từ của loại người hạ đẳng với lời lẽ kiểu cách học đòi được ở môi trường giàu có. Và đến kết thúc tác phẩm, nhân vật Xuân đã tự ý thức một cách chân thành mà lố bịch về vai trò cá nhân của y và dám gọi quần chúng là mi: “Hỡi quần chúng mi không hiểu gì mi oán ta. Ta vẫn yêu quý mi mặc lòng mi chẳng rõ lòng ta. Thôi giải tán đi”. Mọi người hô to: “Xuân Tóc Đỏ vạn tuế, sự đại bại vạn tuế”.


    Tác giả đã rất thành công khi tạo dựng nhân vật Xuân với một tính cách điển hình, làm tăng thêm sự hấp dẫn cho câu truyện. Tính cách được dần hình thành, phát triển và đến một lúc nào đó nó đứng vững và có sức sống nội tại. Tác giả kết hợp giữa lối miêu tả chân thực và phóng đại - chân thực đến chi tiết từ dáng dấp, hành động đến ngôn từ nhưng lại phóng đại và tạo ra nhiều tình huống không có thật. Hành động của Xuân Tóc Đỏ với Tuyết và bà Phó Đoan trong chuyện tình yêu, Xuân Tóc Đỏ đối đáp thơ với nhà thơ si tình, Xuân Tóc Đỏ chịu thua cuộc với tài tử Xiêm Lá để tránh xảy chiến sự, và đứng trên xe diễn thuyết trước quần chúng... tất cả đều là những tình huống phóng đại nhưng lại hợp lí, hợp với logic nội tại của nhân vật.


    Nhà văn đã mượn hình ảnh nhân vật của mình để tố cáo cái xã hội nử phong kiến, nửa tư sản lúc bấy giờ, cái xã hội giả tạo, chạy theo đồng tiền . Trong xã hội đó những kẻ bất tài, vô học, nhưng có thể giúp kẻ khác lừa đảo, kiếm tiền sẽ được coi trọng trong xã hội.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  9. Mỗi nhà văn luôn tìm cho mình một kiểu nhân vật để phản ánh. Ta từng gặp Nam Cao đã hết mình với những tâm tư tình cảm của người nông dân và tri thức nghèo bị tha hóa bởi gánh nặng cơm áo gạo tiền thì Vũ Trọng Phụng lại lưu tâm đến những con người tiêu biểu của một thời đại “âu hóa”, “tây tàu nhố nhăng”. Nhắc đến con người trong thời đại ấy, không thể không nhắc đến Xuân Tóc Đỏ trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.


    Vũ Trọng Phụng là một cây bút châm biếm đầy tài năng. Vũ Trọng Phụng tuy mất sớm nhưng sự nghiệp sáng tác cũng như sức ảnh hưởng của ông vẫn còn mãi. Ông là một nhà văn rất tâm huyết với nghề, đặc biệt ông theo trường phái “nghệ thuật vị nhân sinh”. Vũ Trọng Phụng đã từng mạnh mẽ khẳng định “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết còn tôi và các nhà văn có cùng chí hướng với tôi muốn tiểu thuyết là sự thật ở đời”. Không chỉ là bậc thầy trào phúng mà ông còn là người mở đường cho sự phát triển của thể ký qua tác phẩm “Cơm thầy cơm cô”.


    Tiểu thuyết Số đỏ được xem là một kiệt tác trào phúng của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ngay từ nhan đề đã mang một hàm ý châm biếm. Nhan đề “Số đỏ” dùng để nói đến những điều may mắn bất ngờ xảy đến, những may mắn ấy có thể làm thay đổi cuộc đời của con người. Và đó cũng chính là cách để lý giải những thành tựu cuộc đời của Xuân Tóc Đỏ.

    Phân tích nhân vật Xuân tóc đỏ trong Hạnh phúc của một tang gia. Xuất thân, là một tên may mắn, quá trình gia nhập giới thượng lưu là những nét chính để phân tích nhân vật Xuân tóc đỏ.


    Có thể nói, Xuân Tóc Đỏ có một tuổi thơ và quãng đời không chút liên hệ nào với thành công hắn đạt được hiện tại. Xuân vốn sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội. Bi kịch hơn hắn mồ côi cả cha và mẹ phải sống nhờ vả nương tựa và người bà con của mình. Không ai dạy dỗ lại thuộc tầng lớp bần cùng của xã hội nên từ nhỏ Xuân đã bộc lộ những nét tinh nghịch, khôn lỏi.


    Vốn đi ở cho nhà bác họ nhưng Xuân đã có những hành động ti tiện không chấp nhận được nên đã bị đánh đuổi ra khỏi nhà, khi ấy Xuân chỉ khoảng chín, mười tuổi. Từ khi bị đuổi, cuộc đời Xuân lại sang một ngã rẽ khác. Hắn phải làm đủ nghề để kiếm sống, đi lang thang đây đó. Không gia đình, không nhà cửa, không tài sản, không tri thức, thứ hắn có duy nhất chính là sự khôn lỏi.


    Chính vì chạy ngoài nắng nên hắn có mái tóc cháy nắng màu đỏ. Đó là lý do mà mọi người gọi hắn là Xuân Tóc Đỏ. Nhưng có thể nó chính trong những năm lăn lộn ngoài xã hội này lại giúp hắn trở nên thành một kẻ thạo đời, lừa lọc ranh ma. Có ai ngờ những công việc bán nhật trình, bán thuốc viên, chạy cờ rạp hát, nht banh,… lại có ngày giúp tên “ma cà bông” này đổi đời.


    Phân tích nhân vật Xuân tóc đỏ sẽ thấy cuộc đời hắn vốn kỳ lạ nên cách may mắn tìm đến cuộc đời hắn cũng kỳ lạ không kém. Xuân làm nghề nhặt banh quần vợt. Trong một lần nhìn trộm một cô gái thay váy, hắn đã bị bắt quả tang. Sau khi bị đánh, bị sỉ vả, hắn lại lọt vào mắt xanh của bà Phó Đoan. Bà Phó Đoan là một me Tây góa chồng nhưng lại dâm đãng. Bà Phó Đoan đã ra tiền bảo lãnh cho hắn thoát khỏi cảnh tù tội. Không phải vì bà thương người mà nguyên nhân sâu xa bà muốn Xuân thành công cụ giúp bà thỏa mãn những ham muốn dâm tục.


    Nhưng tuy cái ý định ấy không thành công nhưng điều ấy đã mở ra một cánh cửa mới cho cuộc đời Xuân. Bà Phó Đoan là nhân tố quan trọng giúp hắn được bước chân vào thế giới thượng lưu. Không chỉ cứu hắn thoát khỏi tù ngục bà còn cưu mang giới thiệu công việc cho hắn ở tiệm may Âu hóa. Tiệm may Âu hóa chính là nơi để vợ chồng Văn Minh truyền bá văn minh của nước ngoài đến với xã hội qua những bộ trang phục tân thời.


    Khi phân tích nhân vật Xuân tóc đỏ, ta thấy chỉ mới làm việc ở tiệm may Âu hóa có vài ngày, thế mà Xuân đã được bà Phó Đoan khen ngợi hết lời là hắn được việc, có hắn ở đâu thì vui vẻ đấy, thịnh vượng đấy. Đến bà Văn Minh dù chỉ tiếp xúc hắn có mấy ngày ngắn ngủi nhưng cũng phải thốt lên những lời có cánh dành cho hắn nào là hắn thông minh lắm, hắn nhanh nhảu lắm, biết cách ăn nói lắm.


    Đến cả ông Văn Minh còn cất lời ngợi khen “mồm mép nhanh nhảu”. Rồi khách đến tiệm may cũng thích hắn vì những lời khen, lời ngon ngọt hắn nói làm vừa lòng mọi người từ già đến trẻ từ đẹp đến xấu. Những lời rỗng tuếch, đầy giả tạo nịnh hót ấy lại đường các bà các cô nhận xét là “phong nhã, hiểu biết nhiều”. Bởi ở lời nói của Xuân, họ cảm thấy mình được tôn trọng được sùng bái được tâng bốc. Xuân đã chạm đến cái điều họ muốn được người khác công nhận. Nhờ kinh nghiệm của những ngày tháng lông bông cùng tài ăn nói, hắn nhanh chóng nhận được cảm tình của ông bà Văn Minh cũng như những người trong giới thượng lưu.


    Tiếp xúc ở cự ly gần với những con người thuộc giới thượng lưu, hắn đã nhận ra một điều: hóa ra những con người sang trọng này chỉ có vẻ bên ngoài, bên trong họ vẫn là những con người tầm thường thích sĩ diện hão, đểu cáng, dâm ô. Phân tích nhân vật Xuân tóc đỏ sẽ thấy rất rõ về một xã hội có vẻ sang trọng này thực chất lại nhố nhăng, dơ bẩn không kém gì những chốn đầu đường xó chợ hắn từng sống.


    Nhưng bản chất dơ bẩn ấy được ngụy trang rất khéo qua cái vẻ ngoài hào nhoáng. Và Xuân quyết định sẽ dành cho mình một vị trí xứng đáng trong cái xã hội này. Hắn cũng nhanh chóng thích nghi với cái xã hội. Và có ai ngờ, chính hắn cũng không ngờ mình lại leo cao đến thế trong xã hội này.


    Không chỉ dừng lại ở việc ngợi khen tài ăn nói của hắn, mà mọi người còn tung hô một tên lừa đảo bán thuốc viên dạo thành sinh viên trường thuốc, trang trọng gọi hắn là “đốc tờ Xuân”. Những bài thuốc rao vặt hàng ngày lại trở thành kiến thức cao thâm của một bậc thầy. Mục đích ban đầu của Văn Minh khi tâng bốc Xuân thành sinh viên trường thuốc dù biết hắn là thầy thuốc rởm là vì ông muốn tìm một thầy thuốc giả chữa bệnh của cụ tổ để cụ nhanh chết để có thể hưởng được cái gia tài kia. Nhưng nước thánh đền Bia của Xuân ai ngờ lại cứu được cụ Tổ thế là một lần nữa uy tín của Xuân vang vọng khắp mọi nơi.


    Ta thấy những nấc thang danh vọng cứ nối liền nhau khiến cho tiền đồ của Xuân cứ thế mà rộng mở. Những điều hắn nói trở thành những mực thước. Những điều hắn không biết lại khiến người ta lầm tưởng hắn là một người khiêm tốn, nhã nhặn. Ai nấy cũng đánh giá cao Xuân, cho hắn là người tài giỏi, đứng đắn.


    Nếu lúc đầu hắn chỉ người là công cụ để thỏa mãn cho người khác thì giờ đây hắn lại tận dụng cơ hội đó để lừa gạt người khác. Và Xuân Tóc Đỏ với sự vui vẻ thạo đời của hắn đã khiến bao nhiêu con người say như điếu đổ trong đó có cô Tuyết – người được xem là hư hỏng. Và rồi trong một lần vô tình, hắn đã gây ra cái chết cho cụ tổ.


    Vốn dĩ đây là một chuyện buồn nhưng đối với các thành viên trong gia đình nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại. Mọi người lại vui vẻ trước cái chết của cụ tổ. Bởi cái chết này ai cũng mong chờ đã lâu. Hóa ra, điều Xuân làm không phải là cái tội như mọi người vẫn tưởng mà là một cái công lớn đối với gia đình cụ cố Hồng. Cho nên mọi người lúc đầu không thấy sự xuất hiện của Xuân thì lo lắng sợ rằng ông Xuân đã giận. Cuối cùng Xuân cũng xuất hiện, mọi người lại lấy đó làm vinh dự lắm cho gia đình.


    Tiểu thuyết Số đỏ kết thúc cũng là lúc Xuân bước lên đỉnh cao của danh vọng. Mới đầu danh tiếng của hắn của dừng lại ở gia đình cụ Hồng, ở những người đến tiệm may Âu hóa thì giờ đây danh tiếng của hắn đã vang dội khắp đất nước. Từ một tay ma cà bông, giờ đây hắn trở thành anh hùng cứu quốc. Khi phân tích nhân vật Xuân tóc đỏ, ta nhận thấy bằng thủ đoạn hắn đã xuất hiện trong cuộc thi đấu quần vợt với đối thủ nước Xiêm, nhưng vì danh dự vì hòa bình đất nước nên hắn phải thua – phải cho mọi người thấy hắn đang hy sinh chiến thắng của bản thân vì hòa bình của đất nước. Vì thế trước hành động cao thượng ấy, hắn đã được nhận huân chương, trở thành anh hùng cứu quốc và còn tổ chức diễn thuyết.


    Xuân tóc đỏ là một nhân vật từ một người không có gì đã trở thành một người có tất cả. Sự xuất hiện cũng như phất lên đổi đời của Xuân chỉ có thể diễn ra trong cái xã hội tư bản nhố nhăng đương thời mà thôi – một cái xã hội đểu cáng như chính tác giả đã gọi. Trong xã hội ấy, con người ngụy trang sự dung tục của bản thân bằng một vẻ ngoài hào nhoáng.


    Họ chỉ có vẻ ngoài còn bên trong tâm hồn thì mục ruỗng. Có gia đình nào lại vui vẻ vì cái chết của một thành viên trong gia đình không? Có người đàn bà dâm đãng nào lại được phong bảng tiết hạnh khả phong không? Có ai từ một tên lưu manh trở thành vị anh hùng cứu quốc nhờ tài khôn lỏi không? Tất cả chỉ có trong thế giới mà Xuân đang sống, một thời buổi nhố nhăng.


    Theo dõi cuộc đời hắn, người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác nhiều lần tưởng hắn sẽ bị vạch trần nhưng không hắn không những bảo toàn được cái vẻ bề ngoài mà còn được mọi người trọng dụng hơn. Chính những lần như thế, người đọc chợt giật mình. Người ta không thể vạch trần được bộ mặt thật của hắn bởi lẽ chính họ cũng đểu cáng cũng dâm ô cũng hám danh như thế. Vì vậy mà ẩn sau tiếng cười ta chợt cảm thấy một sự cay đắng, chua chát. Đó cũng là cách mà Vũ Trọng Phụng dùng để phê phán xã hội, để thức tỉnh con người đương thời.


    Nhân vật Xuân Tóc Đỏ được nhà văn chú tâm xây dựng và cũng là nhân vật chính của thiên tiểu thuyết này. Xuân Tóc Đỏ gây ấn tượng cho người đọc ngay từ cái tên. Màu đỏ của mái tóc có lẽ cũng phần nào gợi lên được cái số đỏ của hắn. Xuân không được miêu tả nhiều qua ngoại hình hay về mặt tâm trạng. Nhân vật được chủ yếu khắc họa thông qua hành động và lời nói.


    Bản chất lưu manh khôn lỏi tinh đời cũng như sự dâm đãng thể hiện từ ngày còn bé khi nhìn trộm người bác tắm đến khi lớn thì nhìn trộm phụ nữ thay đồ. Lần thứ nhất hắn bị trừng phạt bằng cách đánh đuổi đi nhưng lần thứ hai chính nhờ cái sự nhìn trộm ấy mà hắn đổi đời. Tuy nhiên ở Xuân không có quá nhiều những thiên tình sử, những mối tình sâu đậm mà người đọc nhớ đến hắn chính nhờ những dịp may hiếm có. Những lời ngon ngọt của Xuân có thể làm vừa lòng bất kỳ ai.

    Hắn cũng rất khéo trong việc giao tiếp, biết tận dụng tất cả những cơ hội những mối quan hệ. Đọng lại về Xuân Tóc Đỏ, đó là một con người tinh lỏi thạo đời một bước lên mây. Nhưng để có thể bộc lộ rõ nét cái số đỏ ấy của Xuân không thể không kể đến những nhân vật phụ như cô Tuyết, ông Phán mọc sừng, cụ cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, ông TYPN, bà Phó Đoan,…. Dù chỉ là những nhân vật phụ nhưng sự xuất hiện của họ đã để lại một ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng người đọc, tạo nên không khí về một xã hội “ối a ba phèng”.


    Tác phẩm kết thúc nhưng những thông điệp của Vũ Trọng Phụng gửi gắm qua nhân vật Xuân vẫn còn đó gợi bao suy nghĩ cho người đọc. Dù cách ta nhiều thập kỷ nhưng đến thời điểm hiện tại tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị của nó. Ẩn sâu tiếng cười là nỗi niềm sự quan ngại của ông dành cho cuộc sống. Đọc để cười và sau đó để chiêm nghiệm và cuối cùng để thay đổi nhận thức hành động. Đó cũng chính là giá trị cao cả của các sáng tác văn chương.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  10. Vũ Trọng Phụng là một nhà văn hiện thực xuất sắc của thời kì 1930 - 1945, ông mất năm 27 tuổi nhưng đã để lại 17 tác phẩm lớn: Vỡ đê, Giông tố. Số đỏ... về phóng sự, ông cũng có nhiều tác phẩm giá trị. Riêng với hai cuốn phóng sư Kĩ nghệ lấy Tây, Cạmbẫy người, ông được báo chí suy tôn là "Vua phóng sự đất Bắc". Vũ Trọng Phụng đã xây dựng thành công hai nhân vật điển hình là Xuân tóc đó và Nghị Hách. Nghị Hách từ một cái nền đã dùng thủ đoạn lừa đảo và nhiều âm mưu thâm độc trở thành một tên tư bản giàu có, độc ác, cơ hội về chính trị, vô đạo đức.


    Trong các nhân vật như Nghị Lại (Bước đường cùng), Nghị Quế (Tắt đèn) thì Nghị Hách có bề dày cá tính rõ rệt hơn. "Xuân tóc đỏ" là một điển hình sắc sảo và Số đỏ là một tác phẩm lớn của dòng văn học hiện thực. Nhà văn Bùi Huy Phồn nhận xét: "Trong các tác phẩm của ông Phụng, tôi thích "Số đỏ" hơn cả". Nhà văn Nguyễn Khải cho rằng cùng với một số tác phẩm hiện thực khác, Số đỏ là "cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học". Có người xem Số đỏ là một tiểu thuyết, là hiện tượng không tiền khoáng hậu. Nhân vật Xuân tóc đỏ cũng được xây dựng trên cơ sở tổng hợp những bóng dáng, những nét khác nhau của nhiều kiểu người trong xã hội cũ. Xuân tóc đỏ là một nhân vật của nhiều môi trường thành thị, vừa bụi đời, lại vừa lạc vào môi trường giàu có... Tác giả vận dụng có nghệ thuật giữa lối tả thực và trào phúng, giữa lối viết thật và phóng đại kích thước một cách thích hợp và hài hòa.


    Nhân vật Xuân tóc đỏ được hình thành trước hết là trong môi trường bụi đời. Vốn là đứa trẻ không cha không mẹ, ở với bác bị đuổi vì thói xấu vô đạo đức và Xuân trở thành kẻ lang thang bụi đời: Thằng Xuân lấy đầu hè, xó cửa làm nhà, lấy sấu ở các phố, cá hồ Hoàn Kiếm làm cơm. Nó đã bán phá xa, bán nhật trình, làm chạy hiệu rạp hát, bán cao đơn hoàn tán trên xe lửa, và vài ba nghề tiếu xảo khác nữa. Ánh nắng mặt trời làm tóc nó đỏ như tóc Tây. Cảnh ngộ đó tạo nên một đứa hoàn toàn vô giáo dục tuy nó tinh quái lắm, thạo đời lắm.


    Môi trường bụi đời làm cho Xuân bị lưu manh hóa, biểu hiện ở những hành động xấu, cách tán tỉnh cô hàng mía, thái độ của Xuân với cô đầm, lối nói năng vô văn hóa: "Mẹ kiếp", "Nước mẹ gì". Môi trường bụi đời là sản phẩm của chế độ thực dân phong kiến, Xuân tóc đỏ là một đứa vô học, không hề được tiếp nhận ảnh hưởng tốt của giáo dục gia đình, nhà trường. Xuân tóc đỏ lại là kẻ gặp nhiều cơ may. Vào lúc Xuân tóc đỏ bị bắt vì hành vi xấu, nó lại được bà Phó Đoan giải thoát và được chuyển về môi trường những kẻ giàu có. Hai lối sống khác biệt nhưng không đối lập nhau. Những người giàu có này thường có nhiều dục vọng, chạy theo thời cuộc, sống đối phó, nhiều thủ đoạn. Xuân tóc đó đã tạo được chỗ đứng trong gia đình của ông bà Văn Minh (Xuân tóc đỏ nhanh trí, khôn vặt, nhiều mánh lới).


    Vốn quen nghề rao thuốc nên có một số kiến thức vặt về y học. Xuân được cụ cố khen là biết nhiều về y lí và nhân đó Văn Minh giới thiệu Xuân tóc đỏ là sinh viên trường thuốc và từ đó nghiễm nhiên trở thành quan Đốc. Xuân nói năng linh hoạt, được bà Phó Đoan suy tôn là nhà hùng biện, biết chơi quần vợt, được đăng kí là danh thủ. Và đến lúc Xuân tóc đỏ có thể tự giới thiệu mình một cách hãnh diện củamột kẻ không hiểu mình, hiểu người: "Mc sử Xuân, nguyên sinh viên trường thuốc, giáo sư quần vợt, giám đốc hiệu Âu hóa phụ nữ tân tiến". Xuân dùng thủ đoạn gạt người giỏi để cuối cùng được thi đấu với danh thủ Xiêm La. Và sau trận đánh, Xuân đã vì nghĩalớn mà chịu thua và dám tự xưng là anh hùng cứu quốc.


    Xuân khéo léo tự giấu mình và được Tuyết yêu. Tuyết là cô gái ham danh vọng, cả tin và có phần dễ dãi trong chuyện tình cảm. Một số người biết bản chất của Xuân nhưng vẫn phải chấp nhận, ông bà Văn Minh luôn đề cao Xuân tóc đỏ trước mọi người, bà Phó Đoan cho Xuân là người có học, ông Phán "mọc sừng" cho Xuân là người đứngđắn. Sự ngu độn của nó được người ta cho là nhũn nhặn, là sự khiêm tốn, nên nó càng được yêu mến hơn.


    Tính cách của Xuân phát triển phức tạp, mang nhiều nét lố bịch, hài hước, ở Xuân có những mặt ổn định không hề thay đổi đó là bản chất vô văn hóa của nhân vật. Tuy nhiên Xuân cũng là một nhân vật nhạy cảm, luôn tìm cách đối phó với hoàn cảnh, có lúc không ngại nói ra cái thân phận thấp hèn của mình một cách thách thức: "Tôi thì danh giá quái gì. Hạ lưu. Ma cà bông. Nhặt banh quần. Không đứng đắn". Có lúc Xuân tóc đỏ kiêu ngạo, hóm hỉnh một cách lố bịch. Xuân tóc đỏ càng kiêu ngạo làm bộ tịch bao nhiêu thì lại được thiên hạ kính trọng.


    Nhân vật Xuân tóc đỏ trở thành một nhân vật lố bịch. Kết hợp trong nó nhiều thứ rởm, hợm mình nhất là khi Xuân nói năng trước quần chúng: "Hỡi quần chúng, mi không hiểu gì, mi oán ta. Ta vẫn yêu quý mimặc lòng mi chẳng rõ lòng ta. Thôi giải tán đi". Mọi người hô: "Xuân tóc đỏ vạn tuế, sự đại bại vạn tuế". Dùng thủ đoạn để tiến thân, Xuân tóc đỏ đã có một vị trí nhất định trong xã hội, nhưng vẫn là một nhân vật hài hước, mang nhiều tính chất xảo quyệt, thủ đoạn. Về nghệ thuật miêu tả, Xuân tóc đỏ là một nhân vật có tính cách sinh động, được miêu tả tổng hợp từ những người cùng loại và không rõ nguyên mẫu trực tiếp.


    Xuân tóc đỏ là một nhân vật điển hình, nhân vật mang tính tiêu biểu cho nhiều người cùng loại trong xã hội cũ, dùng thủ đoạn lừa đảo để tiến thân. Nhân vật Xuân không bị bóc trần bản chất xấu xa vì nó phát triển theo quy luật của xã hội, một xã hội không dựa trên những quan hệ chân thực giữa con người, mà mang nặng tính chất đối phó lừa đảo lẫn nhau. Do đó nhân vật Xuân cũng phản ánh không khí xã hội. Xuân là một nhân vật sinh động, gây ấn tượng chân thực, có nhiều chi tiết sinh động tạo ra tính cách có một sức hấp dẫn riêng. Nhân vật Xuân tóc đỏ được miêu tả kết hợp giữa tính chân thực với những yếu tố phóng đại, hài hước.


    Trong tác phẩm Số đỏ, Vũ Trọng Phụng cũng dùng thủ pháp này cho hầu hết các nhân vật và có khả năng nói lên được bản chất của xã hội cũ. Cách đặt tên nhân vật hài hước, châm biếm: Bà Phó Đoan nhưng không đoan chính, ông bà Văn Minh, ông Típ-phờ-nờ (Tvpn) tân tiến nửa vời, Min đơ, Min toa cảnh binh hạng năm hay nhiễu sách, rồi lang Tỳ, langPhế là những thầy lang vườn... Nhiều chi tiết trong tiểu thuyết, nhiều hành động của Xuân tưởng như vô lí trong từng tình huống cụ thể, nhưng nhìn tổng thể thì lại hợp lí, phù hợp với tính cách.


    Nhân vật Xuân được dựng lên với nhiều yếu tố tự nhiên, nhiều cơ may và cả những yếu tố tưởng như không hợp lí nhưng nhìn chung là hợp với lý luật và tính cách. Xuân tóc đỏ là một nhân vật thành công, góp phần phản ánh được bộ mặt của bọn thực dân phong kiến xây dựng xây dựng trên một quan hệ có tính chất đối phó, lừa dối. Ý nghĩa của nhân vật ít nhiều vượt ra khỏi khuôn khổ của xã hội đương thời.


    Nhắc đến Xuân tóc đỏ là nhắc đến một tính cách, một loại người mà hình như đây đó trong cuộc sống hôm nay vẫn còn thấp thoáng bóng dáng nhân vật.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy