Top 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" của Đỗ Phủ

Bình An 1045 0 Báo lỗi

Đỗ Phủ (712-770) là nhà thơ hiện thực nổi tiếng vào đời Đường ở Trung Quốc. Ông để lại cho đời 1500 bài thơ. Bút pháp hiên thực cũng như tinh thần nhân đạo cao ... xem thêm...

  1. Đỗ Phủ là một trong những nhà thơ hiện thực vĩ đại của văn học Trung Hoa với những sáng tác chạm sâu vào trái tim người đọc. Thơ ông là những bức tranh sinh động, chân thực về xã hội phong kiến, về những mảnh đời cơ cực và về những khát khao có cuộc sống bình dị nhất. Ông hiểu và thấu nỗi đau của muôn kiếp vì chính bản thân mình cũng đã trải qua. “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” được sáng tác khi ông đã nếm trải biết bao nhiêu cay đắng ở đời, phản ánh được hiện thực khốc liệt và tình yêu thương đồng loại của Đỗ Phủ.


    Những năm tháng Đỗ Phủ phải sống trong cảnh nghèo khó, cơ cực. Cuộc sống gia đình ông túng thiếu, sống trong một mái nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa phía Tây Thành Đô. Những ngày mưa mùa thu gió lùa đã khiến cho mái nhà tốc mái. Có lẽ đây chính là cảm hứng, cũng chính là hiện thực để cho ông viết lên những dòng thơ này. Đoạn thơ đầu tiên viết về một trận cuồng phong tháng tám:


    Tháng tám, thu cao, gió thét gào

    Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta

    Tranh bay sang sông rải khắp bờ

    Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa

    Mảnh thấp quay lộn vào mương xa


    Chỉ với mấy câu thơ nhưng đã khái quát được hiện thực tàn khốc từ thiên nhiên, những cơn gió tháng tám đã lật tung mái nhà tranh nghèo. Thật cám cảnh cho mái nhà tranh rách nát của Đỗ Phủ, ông đành bất lực nhìn thiên nhiên tàn phá. Một hiện thực đầy xót xa mà người đọc nhận ra chính là thiên nhiên cứ vô tình với cuộc đời nhiều đắng cay của một người vẫn mải miết cống hiến cho đời những vần thơ thật đẹp.


    Đây cũng chính là thời điểm loạn lạc mà nhân dân Trung hoa phải đối mặt và trải qua. Binh biến loạn lạc, người dân mất nhà mất cửa, mất người thân, đạo đức suy thoái nghiêm trọng. Đỗ Phủ bất lực nhìn xã hội đang rơi vào ngõ cụt:


    Môi khô, miệng cháy gào chẳng được

    Quay về chống gậy lòng ấm ức


    Nhà thơ già dẫu có “gào” khô cả môi cũng không ai thấu, không ai hiểu, đành ngậm ngùi “chống gậy lòng ấm ức”. Nỗi xót xa hiển hiện ngay trong từng câu từng chữ càng khiến người đọc không kìm được cảm xúc. Xã hội tàn khốc, lòng người lạnh lẽo làm sao cứu vãn nổi. Và tác giả như trào ra sự căm tức và oán hận:


    Ngoài biên máu chảy thành biển đỏ

    Mở cõi nhà vua ý chưa bỏ


    Hiện thực chiến tranh tàn khốc đang phô bày ra trước mắt nhưng nhà vua nào đâu có thấu, có hiểu. Những năm tháng chinh phạt đã khiến cho cuộc sống của nhân dân thêm lầm than và rơi vào ngõ cụt không thể cứu vãn. Cảnh mưa gió ngày thu tàn phá căn nhà khiến cho Đỗ Phủ không thể chợp được mắt, thương vợ, thương con và thương chính bản thân mình:


    Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê

    Đêm dài ướt át sao cho trót


    Câu thơ như cứa vào lòng người nỗi khắc khoải, xót xa cho một kiếp người, kiếp nghèo long đong lận đận. Nỗi đau đớn, tủi nhục của một người tài giỏi nhưng lận đận, tù tùng, cái nghèo cứ bám riết lấy. Ông tự trách bản thân mình vô dụng không thể đỡ dần, giúp đỡ cho vợ con. Đất nước chiến tranh loạn lạc, nhân dân lầm thân. Một bức tranh hiện thực xã hội Trung Hoa nhiều xót xa và nước mắt. Bằng ngòi bút chân thực, ông đã vẽ lên trước mắt người đọc hiện thực xã hội nhiều ám ảnh. Và rồi ông càng mong muốn, càng khát khao được ấm no và mong và nhân dân qua khỏi cơ cực, nhọc nhằn:


    Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

    Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan

    Gió mưa chẳng núng vững vàng như thạch bàn

    Than ôi bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt

    Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được.


    Đây là một khổ thơ giàu giá trị nhân đạo, là tấm lòng cao cả, vị tha và đầy yêu thương của nhà thơ nghèo Đỗ Phủ dành cho nhân dân Trung Hoa.Niêm ao ước có căn nhà rộng “muôn ngàn gian” để giúp cho nhân dân đỡ lạnh, đỡ khổ trong những ngày mưa gió. Ước muốn nhỏ nhoi ấy đã nói lên tấm lòng yêu thương vô bờ bến của ông dành cho những người nghèo khổ như ông. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là ông không “ước’ cho mình, chỉ ước cho mọi người. Câu thơ cuối thực sự khiến người đọc nghẹn ngào:


    Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được. Dù nghèo đói, dù cơ cực nhưng ông vẫn tràn đầy lòng vị tha. Dù chịu cánh “chết rét” ông cũng can tâm để mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân.


    Bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ đã phản ánh được hiện thực của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ, đồng thấy người đọc thấy được tấm lòng nhân ái, vị tha của ông đối với cuộc đời, với mọi người.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Đỗ Phủ là cây đại thụ của nền văn học cổ điển Trung Hoa, ông sống vào giai đoạn cực thịnh sau đó là suy vong của đời Đường, nên đã chứng kiến tận mắt chiến tranh liên miên, thiên tai địch hoạ, bao cảnh thương tâm, khổ cực của dân chúng dưới chế độ phong kiến đương thời. Tất cả những cảnh ngộ éo le ấy trong đó có bản thân nhà thơ đều được ghi lại đầy đủ và rõ nét trong hầu hết thơ của ông. Ngoài giá trị hiện thực lịch sử to lớn, còn thể hiện cái nhìn yêu thương đối với nhân dân lao động. Bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá đã phản ánh được điều này.


    Bài thơ này được xếp vào những bài thơ hay nhất của ông. Vào những năm cuối đời sau khi đã nếm trải đủ những tủi cực, đắng cay của cuộc đời bôn ba thiên hạ. Ông trở về sống ở Thành Đô, gia cảnh của ông vẫn cực khổ bần hàn, nghèo túng. Được bạn bè giúp đỡ, ông đã có một căn nhà tranh bên cạnh Khe Cán Hoa phía Tây Thành Đô. Căn nhà tranh ấy là đối tượng miêu tả trong sự chống đỡ, vật lộn với trận thu phong.


    Tháng tám, thu cao, gió thét già,

    Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta

    Tranh bay sang sông rải khắp bờ,

    Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa

    Mảnh thấp quay lộn vào mương xa.


    Đoạn thơ là bức tranh về một trận thu phong vào tháng tám Gió thét già. Qua cách kể của tác giả ta hình dung trận gió thu rất mạnh, trong phút chốc những tấm tranh kia bị lật tung bay khắp mọi nơi. Có mảnh tốc bay cao, bay thấp, bay xa, bay gần rải khắp bờ, treo tót ngọn cành cây, quay lộn vào mương… Thật là trớ trêu cho cảnh ngộ của ông già Đỗ Phủ, ngước mắt nhìn theo những tấm tranh bị gió cuốn mà lòng xót xa và bất lực. Vậy là thiên nhiên vô tình cũng chẳng buông tha cho người áo vải bao năm tháng bôn ba mưu sinh giờ đây mới có được ngôi nhà tranh trú mưa trú nắng.


    Những năm đó loạn An Sử vẫn còn rất khốc liệt, đời sống nhân dân vô cùng cơ cực, li tán, chết đói đẫy rẫy. Nhà nhà, người người bị ném vào cuộc chiến tranh phi nghĩa. Có những gia đình mà đến hơn một nửa bị chết trong khói lửa sa trường.


    Van rằng: Có ba trai

    Nghiệp thành đều đi thứ

    Một đứa gửi thư nhắn

    Hai đứa vừa chết trận

    Đứa chết đành thôi rồi

    Đứa còn đâu chắc chắn.

    (Viên Lại ở Thạch Hào)


    Có ba trai phải tòng quân, hai đứa chết trận, đứa còn biết sống chết ra sao. Rồi cả bà lão đã gần đất xa trời cũng phải ra chốn Hà Dương. Nghèo khổ, túng bấn cả con dâu không còn quần áo lành lặn. Hiện thực xã hội là như vậy. Một xã hội mà đảo điên, loạn li như vậy thì chắc chắn đạo đức suy đồi xuống cấp nghiêm trọng. Căn nhà đã bị gió thu phá sạch, lũ trẻ thôn Nam nghịch ngợm quá mức kéo nhau đến cướp tranh đi mất. Nhà thơ già yếu, chân chậm mắt kém làm sao đuổi được.


    Môi khô, miệng cháy gào chẳng được

    Quay về, chống gậy lòng ấm ức!


    Cảnh ngộ cười ra nước mắt, chống gậy quay về ngôi nhà tuềnh toàng mà lòng đau đớn, xót xa. Những bước chân mỏi mệt, đắng cay và bất lực, tràn lên tận cuống họng mà không nói thành lời. Trong lòng tác giả đang oán hận và trách móc, có chăng lũ trẻ tinh nghịch, đói nghèo thất học tràn lan. Lấy ai nuôi dạy chúng khi:


    Ngoài biên máu chảy thành biển đỏ,

    Mở cõi nhà Vua ý chưa bỏ…!

    Hay:

    … Cửa son rượu thịt ôi,

    Ngoài đường, xương chết buốt!


    Sự trớ trêu trong cảnh ngộ của Đỗ Phủ không chỉ là thu phong tốc mái căn nhà tranh mà về đêm thêm một tai hoạ mới. Mưa thu dầm dề, sùi sụt, dai dẳng kéo dài suốt đêm, kéo theo cái lạnh càng thêm lạnh. Nhà dột lung tung khác chi ở ngoài trời. Chăn, mền cũ, bị con quẫy đạp rách. Mãi chưa sáng… mưa mãi không tạnh… làm sao nhà thơ có thể ngủ được. Ông trằn trọc suốt đêm trong mệt nhọc, đói rét, lo lắng, buồn rầu, thương vợ, thương con.


    Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê,

    Đêm dài ướt át sao cho trót.


    Đêm dài như dài thêm, ông già cũng chỉ đành cay đắng, ấm ức và bất lực ngồi đếm từng nhịp trống canh. Ta thấy hiện lên trên khuôn mặt nhà thơ sự đau khổ, cay đắng. Một kẻ sĩ có học thức mà công danh thì lận đận, cuộc đời thì long đong, túng bấn khổ cực. Ông trách mình đã chẳng giúp gì cho vợ con và gia đình trong cảnh nghèo khổ ấy. Băn khoăn trăn trở hơn là kẻ sĩ mà chẳng giúp gì được cho đời, chiến tranh liên miên, dân chúng loạn lạc cực khổ. Càng nghĩ ông càng phê phán và lên án chiến tranh, lên án xã hội phong kiến gây bao cảnh đời vất vả như chính gia đình tác giả. Nỗi khổ về vật chất và tinh thần của Đỗ Phủ cũng là cái khổ chung của nhân dân lao động, của các nhà nho, trí thức thời đó. Sự khốn cùng của gia đình tác giả là chứng tích cho một thời kỳ lịch sử xã hội Trung Quốc hay đó chính là xã hội thời Đường thu nhỏ lại. Chỉ đơn thuần là nhà bị gió phá, mưa dột nghèo túng nhưng bài thơ có giá trị hiện thực to lớn, phản ánh nhiều mặt đang nóng bỏng của xã hội Trung Quốc lúc đó. Những nỗi đau của dân đen ông cũng đã từng chứng kiến nếm trải để rồi từ hiện thực của gia đình, xã hội, nhà thơ thể hiện khát vọng hoà bình, dân chúng ấm no:


    Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

    Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan

    Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn!

    Than ôi! bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt

    Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!


    Cùng với giá trị hiện thực sâu sắc của bài thơ, khổ thơ cuối thể hiện sâu sắc khát vọng cao đẹp, ước mơ cao cả, vị tha. Nhà mình thì dột nát, sắp đổ đến nơi, biết bao giờ dựng lại được? Vậy mà ông luôn nghĩ tới tương lai, không hề nghĩ cho mình, gia đình, lại nghĩ đến ngôi nhà chung, to cao, rộng rãi, vững chắc muôn nghìn gian, bất chấp mưa nắng, vững như thạch bàn dành cho muôn nghìn dân đang đói rách, cơ cực bần hàn trú ngụ. Dù đau khổ chất chồng, nhưng không dập tắt được nhân tính, không làm mất được niềm tin, con người không bị hoàn cảnh đè bẹp mà ngạo nghễ vượt lên trên hoàn cảnh. Thương người là nhân, yêu người là ái. Lòng nhân ái của Đỗ Phủ thật cảm động và thiết thực cụ thể. Điều cao cả và đáng kính trọng hơn nữa là ở chỗ mơ ước ấy mang tinh thần vị tha tới mức xả thân vì người khác. Ông vui lòng chịu chết cóng, chết rét để có được ngôi nhà trong mơ ấy.


    Thực tế xưa nay không có ngôi nhà rộng muôn ngàn gian như thế. Khổ thơ được sáng tạo bằng biện pháp tu từ so sánh và thậm xưng đế diễn tả ước mơ to lớn và cảm hứng lãng mạn dạt dào, làm sáng bừng lòng nhân ái bao la của một con người từng trải qua bao bất hạnh giữa thời loạn lạc. Vì vậy nhà thơ mong mỏi ai ai cũng được sống cuộc sống yên ấm hạnh phúc.


    Dù đã qua đi hơn mười hai thế kỷ nhưng bài thơ này vẫn giữ được cho mình chỗ đứng trong trái tim mỗi chúng ta bởi vì giá trị hiện thực và tính nhân đạo bao la luôn toả sáng trong đó.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Đời Đường - Trung Quốc trong khoảng những năm 618-907 thi ca nghệ thuật phát triển vô cùng mạnh mẽ và thu được những thành tựu rực rỡ. Với hơn 2.300 thi sĩ và khoảng hơn 48.000 bài, thơ Đường được liệt vào hàng thơ ca ưu tú nhất của nhân loại. Trong số đó không thể không kể đến Đỗ Phủ (712- 770) nhà thơ giàu lòng yêu nước thương dân, được tôn vinh là "thi thánh". Tính hiện thực và tinh thần nhân đạo là chủ đề xuyên suốt trong thơ. Bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là một trong những bài thơ như vậy.


    Bài thơ này được xem là một trong những bài thơ hay nhất trong số 100 bài tiêu biểu của Đỗ Phủ được sáng tác vào những năm cuối đời sống ở Thành Đô. Cùng thời gian đó loạn An Lộc Sơn vẫn chưa dứt, bài thơ lấy gốc sâu xa từ điệu dân ca cổ. Đã có rất nhiều nhà thơ có cách viết thế ca này: Thu Phô ca (Lý Bạch), Trường hận ca (Bạch Cư Dị). Mở đầu bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá như kể lại về trận gió thu. Đây không phải là cơn gió heo may mát lành mà đây là một trận bão tố, cơn lốc vào tháng tám Gió thét gào.


    Tháng tám, thu cao, gió thét gào,

    Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta

    Tranh bay sang sông rải khắp bờ,

    Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa

    Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.


    Căn nhà lợp tranh yếu ớt bị cơn thu phong lật tung cuộn bay khắp nơi. Có tấm tranh bay rải khắp bờ sông. Có tấm bay tận rừng xa, có tấm rơi nơi mương nước... Việc lặp lại từ tranh đến 2, 3 lần chứng tỏ trận bão tố rất ghê gớm. Căn nhà được bạn bè giúp đỡ để nương thân qua ngày giờ đây tan thương. Ngước nhìn từng tấm tranh theo gió bay đi mà lòng xót xa, bất lực. Tiếng thơ như lời than thở, khóc lóc cho cảnh sống khổ cực của thi nhân. Sự đau đớn xót xa được thể hiện sâu sắc hơn ở khổ thơ kế tiếp. Nhà thơ phải chứng kiến sự phá phách căn nhà của mình cùng với trận bão tố mà nhà thơ gọi là "đạo tặc".


    Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,

    Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,

    Cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre

    Môi khô miệng cháy gào chẳng được

    Quay về, chống gậy lòng ấm ức.


    Chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, loạn lạc. Đạo đức suy đồi đến cùng cực. Lũ trẻ hàng xóm không ai dạy dỗ, không chỗ học hành chúng ngang tàng kéo đến cướp tranh nhà Đỗ Phủ. Chúng không còn biết lễ giáo, lễ phép gì nữa. Chúng khinh nhà thơ "già yếu", trơ tráo lạnh lùng trước tiếng kêu than “Môi khô miệng cháy” của tác giả. Vậy là sau thiên tai, gia đình nhà thơ lại gặp nạn "Đạo tặc". Trước mắt nhà thơ là lũ quần đồng, hạ lưu, kẻ cướp. Đó chính là sản phẩm của một xã hội đang trên đà xuống dốc. Người người sống với nhau gian tham, xã hội thì đảo điên; tấm lòng nhà thơ đau đớn vô cùng, nhìn cuộc đời, con người trong xã hội mà lòng ấm sức, căm hận biết bao. Muốn gào lên, thét lên mà không nói thành lời.


    Vậy là căn nhà bị gió phá, lũ đạo tặc phá. Nó làm sao đủ sức chống lại những trận cuồng phong, mưa rét đêm thâu. Trời mưa rả rích đêm thâu mà mái nhà bị gió thu phá nát. Gió lặng, mây đen phủ kín bầu trời. Mưa tầm tã suốt đêm thâu, nhà dột không ngủ được. Đoạn thơ nêu lên một hiện thực đau lòng và khốn khổ của nhà thơ trong đêm mưa.


    Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt

    Con nằm xấu nết đạp lót nát

    Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu

    Dày hạt mưa, mưa mưa chẳng dứt.


    Tuổi già, sức yếu, bệnh tật... lại phải ngồi dưới mưa, trong thâm tâm Đỗ Phủ thương mình thì ít nhưng thương cho vợ con, gia đình thì nhiều. Nỗi đau như dồn nén lại thành một khối, trút một con người bất hạnh, đau khổ gần cả cuộc đời. Nhà thơ như thấy mưa lâu hơn, nhiều hơn, đêm như dài hơn và nỗi buồn thương không dứt.


    Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê

    Đêm dài ướt át sao cho trót?


    Thật là phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí. Tai hoạ với nhà thơ là một đêm thu trời mưa nhà dột. Thân già, sức yếu ngồi co ro trong mưa rét, nhìn vợ con đang nằm dưới mưa lòng sao không đau quặn. Cái nghèo nó đeo đẳng mãi, chăn cũ lâu năm con đạp rách, nhà dột... Sự cùng cực của một gia đình tàn tạ dưới thời loạn lạc, li tán. Trong đêm mưa rét mất ngủ ấy, nỗi lòng nhà thơ vẫn tin yêu vào cuộc sống, chất nhân văn vẫn dâng trào lo cho đời cho dân cho nước.


    Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

    Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan

    Gió mưa chẳng núng, vững như thạch bàn!

    Than ôi! bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt

    Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!


    Trong nỗi đau thương phũ phàng của cuộc đời, con người ta rất dễ rơi vào sự khủng hoảng tinh thần. Đôi khi gục đầu cam chịu, than thân trách phận nhưng với Đỗ Phủ thì hoàn toàn khác, ông ngồi trong đêm mưa lạnh cóng, có người sẽ nghĩ rằng ông sẽ ước có mái lều, tấm chăn, bát cơm... cho vợ con và bản thân ông khỏi vất vả. Thật bất ngờ trong niềm mong ước của ông, ước mơ có một ngôi nhà kỳ vĩ: “Muôn ngàn gian” vô cùng vững chắc. Ngôi nhà ấy không phải để che cho ông và gia đình mà “Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan”. Ông thương cho những người nghèo khổ không chỗ trú thân, che nắng che mưa cho dân. Thật là một tấm lòng nhân hậu.


    Yêu thương bao la Thường xuyên lo cho dân nghèo, than thở đến nóng gan, cháy ruột” dù cuộc đời đầy rẫy nhưng vất vả, loạn lạc. Và vì vậy ông rất đồng cảm cho cảnh ngộ muôn dân tan nát gia đình vì chiến tranh, đói khổ vì nghèo túng, bệnh tật. Đau xót cho dân cho nước, ước mơ đất nước thái bình, nhân dân no ấm nên ông quên đi cái khổ cực của bản thân. Có thể nói Đỗ Phủ có tình thương lớn của một nhà nho chân chính sống và ứng xử theo phương châm “Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.


    Qua bài thơ trên ta thấy Đỗ Phủ mang nặng tấm lòng nhân ái bao la của một con người trải qua nhiều bất hạnh giữa thời loạn lạc. Ông mong mỏi, và khao khát hạnh phúc cho muôn dân. Bài thơ chất chứa chất nhân văn cao cả của bậc vĩ nhân quên đi bản thân mình mà lo cho dân cho nước.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Nói đến những nỗi khổ bất hạnh mà con người phải chịu dưới chế độ của xã hội phong kiến, chúng ta không thể không nhắc tới nhà thơ Đỗ Phủ – một nhà thơ nổi tiếng thời Đường. Trong thơ của ông hiện rõ bức tranh chân thực về cuộc sống của những mảnh đời cơ cực, bần hàn, bất hạnh trong xã hội phong kiến. Đặc biệt là trong bài thơ “Căn nhà tranh bị gió thu phá nát”.


    Để viết nên được một bài thơ như vậy chính nhờ tác giả đã nếm trải những cay đắng và khổ sở ấy. Gia đình ông vốn sống trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn về vật chất và phải sống trong nhà tre tạm bợ bên suối. Mở đầu bài thơ là hình ảnh mái nhà tre trong trận cuồng phong tháng Tám:


    “Tháng tám, thu cao, gió thét già…

    Quay về, chống gậy lòng ấm ức!


    Đoạn thơ đã miêu tả sự tàn khốc của những cơn dông gió tàn phá ngôi nhà tranh, mái nhà tranh của nhà thơ bị lật tung bay đi mất, đã không kịp nhặt còn bị những đứa trẻ ăn cướp, bất lực vì không làm gì được. Đây chính là một bức tranh thiên nhiên nhưng lại vô cùng tàn khốc và dữ dội, nhà thơ đang lúc tuổi già sức yếu, “môi khô miệng cháy” không thêt gào để lấy lại những miếng tranh đã bay đi, đành bất lực mà đứng nhìn. Đó dường như là thảm cảnh của một xã hội tàn khốc, loạn lạc khiến cho người đọc không khỏi xót xa. Trong đoạn thơ tiếp theo, tác giả đã diễn tả sự thiếu thốn trong ngôi nhà của mình. Trận cuồng phong đã kéo phăng đi những mái tranh, để trơ trọi ra một ngôi nhà đơn sơ, chỉ có chiếc giường, chiếc chăn rách nát, mái nhà đã “dột chẳng chừa đâu”:


    “Giây lát, gió lặng, mây tối mực…

    Đêm dài ướt át sao cho trót?”


    Phân tích bài thơ Căn nhà tranh bị gió thu phá của tác giả Đỗ PhủMột ngôi nhà chẳng có một thứ gì đáng giá, ngoài bầy con đang nheo nhóc. Đó là một tình cảnh trên cả đáng thương, nếu là một người bình thường có lẽ đã uất hận mà đổ lỗi cho số phận, cuộc đời. Nhưng tác giả lại khác, nhà thơ chấp nhận mà không hề oán tránh, than vãn. Tác giả chỉ thêm phần thương vợ thương con và thương cho chính bản thân mình. Đó chính là nỗi lòng của một con người tài giỏi nhưng khi về già lại chịu cảnh sống bần hàn, nghèo nàn và lận đận, đất nước thì loạn lạc. Trong hoàn cảnh như vậy, con người ta lại càng muốn mong ước, chỉ là những mong ước giản dị, được ấm no và hòa bình cho chính nhà thơ cũng như toàn thể dân nghèo:


    “Ước được nhà rộng muôn ngàn gian…

    Riêng lều ta chịu rét cũng được”


    Tác giả đã cho người đọc thấy được lòng nhân đạo sâu sắc, cao cả và vị tha của một nhà thơ trữ tình dành cho người dân nghèo. Ông đồng cảm với những người nghèo khổ như ông và cam tâm chấp nhận sống khổ nếu đổi lại nhân dân được ấm no.


    Bài thơ “Căn nhà tranh bị gió thu phá nát” của Đỗ Phủ đã phơi bày hiện thực tàn khốc của xã hội Trung Hoa lúc bầy giờ, thể hiện khát khao và mong ước giản đơn của nhà thơ cũng như người dân Trung Hoa.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Đỗ Phủ là một nhà thơ lớn đời Đường của Trung Quốc với nhiều tác phẩm xuất sắc, đóng góp to lớn vào nền văn học cổ đại Trung Hoa. Trong thơ của Đỗ Phủ, tính hiện thực và tinh thần nhân đạo là chủ đề xuyên suốt. Bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Đỗ Phủ.


    Mở đầu bài thơ tác giả đã kể lại ngôi nhà tranh bị gió thu tàn phá. Đó không phải là cơn gió heo may mát lành mà đó là một trận bão tố, là cơn lốc vào tháng tám gió thét gào:


    “Tháng tám, thu cao, gió thét gào

    Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta

    Tranh bay sang sông rải khắp bờ,

    Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa

    Mảnh thấp quay lộn vào mương sa”


    Cảm nhận về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ PhủCơn thu phong có sức tàn phá mãnh liệt quá! Căn nhà tranh yếu ớt bị trạn gió thu lật tung cuộn bay khắp nơi. Có tấm tranh bay sang bên kia bờ sông rải rác khắp bờ sông, có tấm bay tận vào rừng xa, có tấm rơi xuống mương nước… Các tấm tranh bay đi khắp mọi nơi chứng tỏ trận bão tố đó ghê gớm lắm. Căn nhà được bạn bè và người thân giúp đỡ dựng lên để nương thân qua ngày giờ đã bị phá tan nát, tình cảnh thật là thảm thương. Ta cảm giác như nhà thơ đang đứng ngước nhìn từng tấm tranh bay theo gió mà lòng đầy xót xa, bất lực. Nhà thơ như nuốt nước mắt vào trong. Tiếng thơ như lời thở than, khóc lóc cho cảnh sống quá cơ cực của người thi nhân.


    Sự đau đớn và xót xa ấy của nhà thơ được thể hiện một cách sâu sắc hơn ở khổ thơ kế tiếp. Gió thu phá căn nhà, tác giả cũng đành bất lực nhìn lũ trẻ con ăn cắp tranh:


    “Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,

    …Quay về, chống gậy lòng ấm ức.”


    Chiến tranh cứ triền miên ngày này qua tháng khác khiến cho đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, loạn lạc. Trong cái xã hội ấy, đạo đức của con người cũng suy đồi đến cùng cực. Lũ trẻ con không được học hành, cũng chẳng được ai dạy dỗ, chúng ngang nhiên kéo đến “cắp tranh”. Chúng khinh nhà thơ “già yếu”, trơ tráo trước tiếng kêu than đến “môi khô miệng cháy” của tác giả. Sau thiên tai tàn phá, gia đình Đỗ Phủ lại gặp nạn “đạo tặc”. Đó chính là sản phẩm của một xã hội trên đà suy thoái. Xã hội đảo điên, người với người sống với nhau không còn tình nghĩa. Nhà thơ vô cùng đau đớn, xót xa, nhìn đời, nhìn người mà lòng căm phẫn, muốn thét lên mà không nói thành lời. Ngôi nhà tranh ấy đã bị phá tan mà trời thì vẫn mưa rả rích. Đoạn thơ tiếp theo nói lên một hiện thực đau lòng và khốn khổ của nhà thơ trong đêm mưa buồn đến não lòng ấy:


    “Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt

    …Dày hạt mưa, mưa mưa chẳng dứt”


    Thương thân mình thì ít mà thương cho vợ con thật nhiều. Nhà dột, chăn mền ướt, con thơ lại đạp nát thêm chăn, trời thì mưa lạnh,… cảnh tượng bi đát khốn cùng. Nỗi đau như dồn nén lại thành một khối, trút xuống con người bất hạnh, đâu khổ gần như là cả cuộc đời. Mưa vẫn mãi không dừng, đêm như dài hơn với nỗi buồn thương dai dẳng.


    “Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê

    Đêm dài ướt át sao cho trót”


    Lòng tác giả như quặn đau khi nhìn cảnh vợ con co ro trong đêm mưa rét. Cái nghèo, cái đói cứ đeo đẳng mãi. Đó chính là sự cùng cực của một gia đình tàn tạ trong cảnh loạn lạc thời bấy giờ. Những trong đêm mưa rét mất ngủ ấy, ta vẫn thấy ngời sáng lên tấm lòng cao cả của nhà thơ khi mà ông vẫn tin yêu cuộc sống, vẫn lo cho đời, cho nước, cho dân:


    “Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

    …Riêng lều ta nát, ta chịu được!”


    Một ước mong thật vĩ đại của một trái tim ấm áp yêu thương. Ông mong có một ngôi nhà rộng “trăm ngàn gian” để che chở cho cả thiên hạ chứ không ước mong riêng gì cho vợ con, gia đình ông bởi vì ông biết rằng ngoài kia còn có bao nhiêu cảnh đời cũng đang lâm vào cảnh khốn cùng như gia đình của ông bây giờ. Một tấm lòng nhân hậu, một trái tim ấm nóng yêu thương.


    “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” đã cho chúng ta thấy tấm lòng của một con người đã từng trải qua nhiều bất hạnh trong thời loạn lạc. Đỗ Phủ luôn mong muốn và khao khát hạnh phúc cho nước, cho nhân dân. Một tấm lòng cao cả, vì nước, vì dân mà quên đi bản thân mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Đỗ Phủ (712 – 770), nhà thơ nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc, tên chữ là Tử Mĩ, bút hiệu Thiếu Lăng, quê ở tỉnh Hà Nam. Sau khi đỗ đạt, ông có ra làm quan trong một thời gian ngắn. Tướng An Lộc Sơn nổi dậy chống triều đình, Đỗ Phủ tình nguyện xin nhà vua cho đi đánh dẹp nhưng không được nhà vua tín nhiệm. Năm 759, ông từ quan, đưa gia đình về vùng Tây Nam. Sống trong cảnh đói nghèo, bệnh tật kép dài, mùa đông năm 770, nhà thơ qua đời trên một chiếc thuyền nhỏ cắm sào bên dòng sông Tương (tỉnh Hồ Nam). Thời gian ở Thành Đô, Đỗ Phủ được bạn bè giúp đỡ dựng cho một căn nhà tranh bên khe Cán Hoa. Mới ở được mấy tháng thì căn nhà đã bị gió thu thổi mạnh làm cho tốc mái. Xuất xứ baì thơ là từ sự việc đó.


    Bài ca nhà tranh bị gió thu phá phản ánh cuộc sống cơ cực của gia đình nhà thơ và thể hiện lòng nhân ái, vị tha đáng quý của nhà thơ trước những cảnh đời bất hạnh như mình. Bài thơ gồm có bốn phần. Phần một tả cảnh gió thu cuốn mất mấy lớp tranh lợp nhà. Phần hai kể về việc lũ trẻ con trong làng hùa nhau cướp những tấm tranh. Phần ba tả nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa tầm tã. Phần bốn là ước mơ và tấm lòng nhân ái của nhà thơ. Phần đầu bài thơ tả cảnh ngôi nhà đươn sơ bị gió thu tàn phá:


    Tháng tám, thu cao, gió thét già,

    ................

    Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.


    Đỗ Phủ đã dùng bút pháp miêu tả kết hợp với kể chuyện để nói lên nỗi khổ ghê gơm nhất của một đời người: đó là cảnh sống không nhà hoặc phải ở trong một căn nhà chật hẹp, rách nát. Gió thu mạnh như thét, như gào, thổi tốc mái, cuốn những tấm tranh bay vung vãi khắp nơi. Nhiều tấm bay tít sang bên kia sông. Có tấm treo tận ngọn cây cao trong rừng xa. Có tấm rơi xuống mương sâu. Nhìn mái nhà tan nát, lòng nhà thơ cũng nát tan. Phần hai của bài thơ thể hiện tình thế bối rối, bất lực của vị chủ nhà đáng thương:


    Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,

    ...........

    Quay về, chống gậy lòng ấm ức!


    Nhà thơ kể lại diễn biến sự việc bằng giọng điệu ngậm ngùi, chua xót. Bát chấp sự ngăn cản, van xin của ông lão già yếu, lũ trẻ trong thôn hùa nhau cướp giật những tấm tranh rồi chạy tuốt vào lũy tre đầu làng. Không làm gì được, không còn hơi sức để kêu gào, nhà thơ đành ấm ức chống gậy quay về, đứng run rẩy ngậm ngùi trước căn nhà tốc mái tan hoang. Đằng sau sự mất mát về vật chất là nỗi đau nhân tình thế thái. Cuộc sống cơ cực đã biến lũ trẻ thành những đứa bé hư đốn, nhẫn tâm, không biết xót thương. Phần ba tả nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa. Đây là phần cảm động nhất của bài thơ:


    Giây lát, gió lặng, mây tối mực,

    ........

    Đêm dài ướt át sao cho trót?


    Cuồng phong đã lặng. Màn đêm ập xuống, tối đen như mực. cả gia đình khốn khổ nằm co quắp trong đống chăn đệm cũ rách, lạnh ngắt như đồng. Buổi chiều, gió xoáy làm tốc mái tranh. Đến đêm, mưa lại đổ xuống rỉ rả không ngừng. Nhà dột khắp nơi, chẳng biết tránh đâu. Lũ con thơ vừa đói vừa rét cứ lục đục hoài, nằm không yên chỗ. Cảnh tình thật đáng thương!


    Nhà thơ miêu tả và kể chuyện theo trình tự thời gian. Chỉ vài chi tiết: Trời thu mịt mịt đêm đen đặc… Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt, nhà thơ đã làm nổi bật được đặc điểm của mưa thu là dai dẳng và lạnh lẽo.


    Suốt đêm dài, nhà thơ thao thức, trằn trọc, chỉ mong trời mau sáng. Từ độ loạn lạc tới giờ, Đỗ Phủ ít ngủ. Đêm nay, bao nhiêu nỗi khổ dồn dập đến với nhà thơ: nhà dột, mưa ướt dầm dề, các con đói lạnh…! Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê là một nét nhấn làm nổi bật nỗi khổ tinh thần của Đỗ Phủ. Ông lo cho mình một phần, lo cho thiên hạ muôn phần. Ông hiểu rằng tình cảnh gia đình mình đã khổ, nhưng nhiều người khác còn khổ hơn.


    Và ở phần cuối chính là ước mơ cao cả của nhà thơ. Trong cảnh bị mưa vùi gió dập, trái tim nhà thơ quặn thắt không phải chỉ vì chuyện lều ta rách nát mà còn vì cảnh không nhà của hàng ngàn kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ. Từ hiện thực đau khổ của cuộc sống cá nhân, nhà thơ đã thốt lên lời ao ước thiết tha: có được ngôi nhà rộng rãi, vững bền để có thể che gió che mưa cho tất cả những kẻ sĩ bần hàn:


    Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,

    .............

    Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!


    Lòng vị tha của Đỗ Phủ đã đến mức xả thân. Ông chấp nhận riêng mình chịu khổ, miễn sao mọi người được hạnh phúc. Ước mơ của Đỗ Phủ tuy mang màu sắc ảo tưởng song nó đẹp đẽ, cao quý, làm xúc động trái tim người đọc.


    Giả như không có năm dòng thơ cuối, trước mắt ta vẫn là một bài thơ hay, có giá trị biểu cảm cao bởi vì nhà thơ đã phản ánh chân thực nỗi khổ của một người nghèo trước cảnh căn nhà bị gió mưa phá nát. Tuy nhiên, nhà có năm dòng thơ cuối mà nỗi khổ đau của một con người, một gia đình mới trở thành tấm gương phản chiếu nỗi khổ đau của muôn người, muôn nhà. Đỗ Phủ không chỉ miêu tả nỗi thống khổ của bản thân mà thông qua đó để thể hiện sự thống khổ của tất cả kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ, từ đó phản ánh hiện thực ảm đạm của xã hội đương thời.


    Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là một tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ. Bút pháp hiện thực cũng như tinh thần nhân đaoh cao cả của nhà thơ đã ảnh hưởng khá sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc đời sau. Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực lớn nhất trong lịch sử thơ ca cổ điển Trung Quốc. Thơ ông được mệnh danh là "thi sử" (sử bằng thơ) vì đã phản ánh chân thực, sâu sắc bộ mặt lịch sử đương thời. Thi hào Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều nổi tiếng của nước ta đã tôn vinh Đỗ Phủ là: Bậc thầy muôn đời của văn chương muôn đời.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. Bài thơ: Mao ốc vị thu phong sở phá ca (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá) của Đỗ Phủ biểu hiện một tâm hồn cao đẹp ở một hoàn cảnh khá thú vị.


    Tháng tám, thư cao, gió thét già,

    Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.

    ….

    Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt,

    Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!


    Đây là bài thơ tự do, câu dài, câu ngắn phóng túng phù hợp với đề tài miêu tả một trận gió to, nhà bị tốc mái, gọi là thơ "cổ thể" - thể thơ xuất hiện trước thơ Đường. Do trình độ hạn chế nên chúng ta chỉ đọc bản dịch thơ của nhà thơ Khương Hữu Dụng. Và cũng vì thế, chúng ta chủ yếu tìm hiểu bố cục, hình ảnh, chứ không đi sâu phân tích, đánh giá các từ ngữ cụ thể trong nguyên tác chữ Hán như đối với ba bài thơ trước. Bài thơ gồm bốn phần với những bút pháp khác nhau, khá linh hoạt:


    Đầu tiên là với phần một:

    Tháng tám thu cao, gió thét già,

    Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.

    Tranh bay sang sông rải khắp bờ,

    Mảnh cao treo tót ngọn rừng

    Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.


    Năm câu đầu miêu tả cảnh gió làm tốc mái nhà, những tấm cỏ tranh dùng lợp nhà bay sang bờ sông bên kia, treo trên ngọn cây rừng, nhào xuống lòng mương nước. Cảnh tượng thật kinh hoàng. Thơ tả là chính, song vẫn toát ra nỗi khiếp sợ hốt hoảng của nhà thơ - miêu tả, biểu cảm. Ở phần hai:


    Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,

    Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,

    Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre

    Môi khô miệng cháy gào chẳng được,

    Quay về, chống gậy lòng ấm ức!


    Năm câu tiếp vừa kể việc, vừa bộc lộ nỗi xót xa, đau đớn - tự sự kết hợp biểu cảm. Hai hình ảnh đối lập được kể ra, thật đáng thương tám: trong khi lũ trẻ thôn nam đua nhau cướp những tấm tranh, chạy đi, thì một ông già, nhà thơ Đỗ Phủ tay chống gậy, miệng thét gào thảm thiết chẳng đòi lại được, cuối cùng đành mang "lòng ấm ức" trở về nhà. Nỗi đau vì cơn gió dữ mùa thu'mỗi lúc một tăng. Tới phần ba:


    Giây lát, gió lặng, mây tối mực,

    Trời thu mịt mịt đêm đen đặc.

    Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt,

    Con nằm xấu nết đạp lót nát

    Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu

    Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt.

    Từ trải Cơn loạn ít ngủ nghê

    Đêm dài ướt át sao cho trót?


    Tám câu tiếp theo miêu tả trận mưa phũ phàng hành hạ nhà thơ. Mưa mỗi lúc một "dày hạt", nhà thì dột, chăn mền ướt sũng "lạnh tựa sắt", con thơ quấy khóc... Đoạn thơ vừa miêu tả vừa kể chuyện về cuộc đời trôi nổi rồi buông lời thở than, biểu cảm. Hai câu thơ cuối "Từ trải cơn li loạn ít ngủ nghê - Đêm dài ướt át sao cho trót ?" buông ra, khái quát cảnh dời và nỗi đau thân phận đến thê thảm của một kiếp người tài hoa mà bất hạnh. Hình ảnh đèm dài vừa tả thực cái đêm đen mưa gió lúc bấy giờ vừa ẩn dụ cho tình hình đất nước và cuộc đời nhà thơ vào những năm ông phải lưu lạc, li hương vì cảnh nội chiến. Câu thơ cuối cấu trúc dạng câu hỏi, hỏi tu từ "Đêm dài ướt át sao cho trót ?". Do đó, câu thơ vừa giãi bày nỗi đắng cay của nhà thơ vừa ngầm lên án giai cấp thống trị bấy giờ quá hèn kém để xảy ra nạn binh đao khiến nhân dân không sao tránh khỏi được kiếp sống lầm than, ướt át, tối tăm.


    Như vậy, qua ba phần trên của bài thơ gồm mười tám câu thơ, tác giả bài Mao ốc vị thu phong sở phá ca vừa tả, vừa kể về một trận gió mưa mùa thu tàn phá căn nhà của mình, vừa ẩn dụ cho bức tranh xã hội đầy li loạn thời kì Trung Đường bấy giờ. Từ đó, nhà thơ cất lên tiếng nói xót xa cho thân phận mình nói riêng, cho kiếp người nói chung trước thiên tai và những tai ương do con người gây ra. Mỗi dòng thơ như một dòng nước mắt cứ tuôn ra, tuôn ra mãi... Đến phần bốn:


    Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,

    Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,

    Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn!


    Kết bài thơ, bất ngờ thay, nhà thơ không tiếp tục thở than mà trái lại, ông bình tĩnh, suy ngẫm để rồi cất lên tiếng nói lạc quan, giãi bày niềm khát vọng lớn lao, cao đẹp. Đỗ Phủ "Ước được nhà rộng muôn ngàn gian" để che khắp thiên hạ, kẻ sĩ cũng như người nghèo đều được sống hạnh phúc. Hai câu kết đoạn, cũng là kết bài thật bất ngờ.


    Than ôi ! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt,

    Riêng lều ta nát, chiu chết rét cũng được!


    Đoạn thơ thứ tư, nhất là hai câu kết này thể hiện tấm lòng vị tha (chỉ nghĩ đến người khác, không nghĩ riêng cho mình) và tinh thần nhân đạo (thương naười, mong mọi người hạnh phúc) rất đáng quý của Đỗ Phủ. Ước mơ ấy tuy mang màu sắc ảo tưởng, lãng mạn nhưng rất chân thực, bắt nguồn từ cuộc sống có thực và bản tính nhân hậu của một thi sĩ luôn luôn gắn bó với đời, luôn quan tâm và mong muốn nhân dân được ấm no, hạnh phúc.


    Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ đã thể hiện một cách sinh động nổi khổ của bản thân do cân nhà bị gió thu phá nát. Điều đáng quý hơn là vượt lên trên bất hạnh cá nhân, nhà thơ đã thô lộ khát vọng cao cả : ước sao có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ.


    Đặt tên cho bài thơ của mình là "bài ca", phải chăng Đỗ Phủ muốn cất cao tiếng hát vì con người, khích lệ con người vượt trên mọi đau khổ của cuộc đời hiện tại để hướng tới một tương lai tươi sáng? Đỗ Phủ đích thực là nhà thơ hiện thực mang tâm hồn lãng mạn cao quý, xứng đáng được người đời tồn là bậc "Thánh Thi".

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. Nhà thơ Đỗ Phủ là một nhà thơ lớn của nền thi ca Trung Quốc thời kỳ cổ đại. Ông đã để lại nhiều tác phẩm hay có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, chạm vào trái tim người đọc. Thơ của ông miêu tả thiên nhiên, cuộc sống con người vô cùng sinh động, tái hiện những mảnh đời người nông dân, những số phận cơ cực, có cuộc sống bình thường, giản dị nhưng có sức khơi gợi cảm xúc vô cùng mãnh liệt.


    Tác phẩm “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” là một tác phẩm hay được tác giả Đỗ Phủ sáng tác khi ông đã từng trải, đã nếm quá đủ mọi hỷ nộ ái ố của cuộc đời, bài ca này thể hiện sự thật tàn khốc của xã hội phong kiến và tình yêu thương của tác giả với con người đồng loại của mình.


    Đỗ Phủ đã đi qua những năm tháng tuổi thơ và tuổi trưởng thành nhiều nghèo khó, đau khổ, bần hàn. Cuộc sống gia đình thiếu thốn đủ mọi thứ, cơm không đủ no áo không đủ ấm. Ông và những người thân sống trong một căn nhà tranh ở phía Tây Thành Đô.


    Mùa hè khi mưa xuống thì nhà dột nát, ẩm ướt khắp nơi, tới mùa thu gió heo may thổi lùa vào khiến cho căn nhà tranh bị tốc mái, rét buốt. Có lẽ chính những cơ hàn, khốn khổ này đã thành nguồn cảm hứng giúp tác giả sáng tác ra những vần thơ vô cùng lay động lòng người.


    “Tháng tám, thu cao, gió thét gào

    Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta

    Tranh bay sang sông rải khắp bờ

    Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa

    Mảnh thấp quay lộn vào mương xa”


    Chỉ vài câu thơ nhưng sự tàn khốc, ác liệt của thiên nhiên được tác giả miêu tả vô cùng chân thực “Gió thét gào” thể hiện sự phẫn nộ, của cơn cuồng phong vô cùng ghê gớm. Những cơn gió cuốn bay những lớp nhà tranh được lớp sơ sài, những mảnh lá tránh bay khắp nơi văng xuống bờ sông gần đó, mỗi nơi một ít, khiến cho ngôi nhà tranh trở nên hoang sơ, đã nghèo lại còn nghèo hơn. Những cơn gió, trận mưa cứ thế thi nhau trút xuống làm ướt sũng ngôi nhà, biến những người trong nhà phải co cụm lại với nhau để tìm nơi trú ẩn.


    “Môi khô, miệng cháy gào chẳng được

    Quay về chống gậy lòng ấm ức”


    Nhà tranh bị gió thu pháTrong hoàn cảnh thiên nhiên giận giữ, xã hội thì binh đao loạn lạc, con người dù có thét gào khô môi khản giọng cũng chẳng có ai cứu giúp được, bởi hoàn cảnh của những người dân khác trong xã hội lúc bấy giờ cũng đang khó khăn không kém gì gia đình tác giả.


    “Ngoài biên máu chảy thành biển đỏ

    Mở cõi nhà vua ý chưa bỏ”


    Ở quê hương thì thiên nhiên gào thét, thiên tai đổ xuống đầu người dân lầm than đói khổ. Ở vùng biên cương thì chiến tranh liên miên, cảnh đầu rơi máu chảy, người chết chất cao như núi thể hiện sự loạn lạc trong thời binh đao. Qua hai câu thơ này tác giả Đỗ Phủ cũng muốn tố cáo xã hội, tố cáo tham vọng của nhà vua thời đó khi muốn mở rộng bờ cõi, gây ra những cuộc chiến tranh phi nghĩa nhằm phục vụ lòng tham thống trị của mình. Nhà vua đã không ngần ngại đưa binh lính đi chiến đấu, chiếm đất của những nước láng giềng, gây thiệt hại về người và của.


    “Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

    Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan

    Gió mưa chẳng núng vững vàng như thạch bàn

    Than ôi bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt

    Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được.


    Trong khổ thơ này tác giả đã thể hiện giá trị nhân văn, nhân đạo vô cùng cao thượng, thể hiện nội tâm đầy yêu thương của nhà thơ Đỗ Phủ dành cho những người dân, những đồng bào của mình.Tác giả mong muốn có một căn nhà rộng, nhưng không phải để ở một mình hưởng vinh hoa phú quý, mà để chia sẻ cùng với trăng ngàn kẻ sĩ, những con người khốn khổ khác.


    Một căn nhà vững trãi cứng như đá thạch dù mưa gió, sấm chớp cũng không lung lay, không bị tốc mái sụp đổ. Nếu có một căn nhà như vậy ngay trước mắt để dành cho những người tác giả thương yêu, dành cho những người dân khốn khổ thì một mình tác giả chịu ở trong căn nhà tranh nghèo nàn, lụp sụp cũng cam lòng. Ước nguyện này thể hiện sự cao thượng, hy sinh vì người khác riêng mình có thể thiệt thòi cũng không sao, không có vấn đề gì.


    Qua những câu thơ này ta thấy được tấm lòng nhân hậu, vị tha của tác giả dù chịu “chết rét” tác giả cũng cam tâm tình nguyện mang lại cuộc sống ấm áp, bình yên cho nhân dân, cho đồng bào xung quanh ông.“Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” tái hiện cuộc sống hiện thực của xã hội của đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ, qua đây tác giả muốn tố cáo tội ác của những người cai trị thời đó, và thể hiện tấm lòng thương dân, yêu đồng bào của mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  9. Đỗ Phủ (712-770), cùng với Lý Bạch được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc, cũng như trong thời Đường thịnh trị, với tài năng và đức độ tuyệt vời của mình nên thế gian phong cho ông danh hiệu Thi Thánh và Thi Sử. Tuy nhiên thật đáng buồn rằng dẫu có tài năng, đức độ đến vậy, nhưng suốt cả cuộc đời Đỗ Phủ hầu như sống trong đau khổ và truân chuyên. Ông từng mong có một chức quan để giúp dân giúp nước, nhưng lại không được trọng dụng, thêm việc loạn An Lộc Sơn, điều này khiến ông chán nản từ quan rồi lui về ở ẩn để bảo vệ gia đình.


    Năm 760, được sự giúp đỡ của bạn bè, ông dựng được một căn nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa, phía Tây Thành Đô, tuy nhiên mới được mấy tháng thì bị gió phá tung mất. Tức cảnh sinh tình, nhà thơ đã sáng tác Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, một phần để bày tỏ nỗi uất ức buồn rầu trước khốn cảnh, nhưng quan trọng nhất vẫn là bộc lộ tấm lòng nhân đạo, vị tha và cao thượng, trước viễn cảnh khổ đau của nhân dân nói chung.


    Trong ấn tượng của nhiều người, mùa thu chắc hẳn là mùa của cơn gió heo may se se lạnh, của lá vàng rơi xào xạc, lãng mạn trữ tình, thế nhưng trong thơ của Đỗ Phủ mùa thu không hề hiền dịu như những gì người ta vẫn nghĩ. Gió thu ở đây là hẳn một cơn bão tố, thét gào, chứa đựng đầy hiểm nguy, khiến con người nhìn trông cảnh tan tác mà bất lực.


    "Tháng tám, thu cao, gió thét gào,

    Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta

    Tranh bay sang sông rải khắp bờ,

    Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa

    Mảnh thấp quay lộn vào mương sa."


    Đỗ Phủ đã dùng phương thức tự sự để kể lại câu chuyện của chính ngôi nhà tranh nhà mình, từ đó bộc lộ sự dữ dội và mạnh mẽ của cơn gió lốc mùa thu. Sự dữ dội và mạnh mẽ ấy được tác giả biểu đạt trông qua các từ có sắc thái biểu cảm cao như "rải khắp", "treo tót", "quay lộn", từ đó độc giả có thể hình dung được tình trạng khốn đốn, tan đàn xẻ nghé của ngôi nhà tranh mới lợp không bao lâu.


    Mảnh thì bày qua cả sông rải lung tung bên bờ bên kia, mảnh lại bị gió cuốn lên tít tận rừng ca rồi nằm vắt vẻo trên ngọn cây, mảnh khác thê thảm hơn thì bị gió dập vào những mương nước, tan nát không còn gì. Một ngôi nhà tranh vốn đã yếu gầy lại gặp cơn gió dữ thì chắc mẩm cũng chẳng còn lại chi, với giọng tự sự xen sự buồn phiền, bất lực của tác giả độc giả từ đó có thẻ dễ dàng nhận ra sự khắc nghiệt của thời tiết, cùng với nỗi khốn đốn vất vả của Đỗ Phủ lúc bấy giờ.


    Trong những câu thơ tiếp sự đau đớn xót xa của tác giả không chỉ nằm ở sự bất lực khi căn nhà bị gió thu phá mà còn là ở nỗi buồn bã khi thấy tình cảnh nhân dân khốn đốn, dẫn đến sự suy đồi đạo đức, tình trạng cướp giật hiện hữu khắp nơi, lễ nghĩa đã không còn được giáo dục một cách cẩn thận.


    "Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,

    Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,

    Cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre

    Môi khô miệng cháy gào chẳng được

    Quay về, chống gậy lòng ấm ức"


    Trẻ con không biết kính già yêu trẻ, không có tấm lòng nhân hậu, giúp đỡ người khác trái lại lại nhè đương lúc người ta gặp hoạn nạn, già yếu để trở thành phường đạo tặc, thừa nước đục thả câu. Nỡ lòng cướp đi những bó tranh bay tán loạn từ nhà của Đỗ Phủ rồi chạy biến vào lũy tre làng mà không một chút ăn năn. Chợt nghĩ thời buổi ấy, loạn An Lộc Sơn nó khủng khiếp đến nhường nào mà đến độ người ta tranh cướp cả cái mái tranh của nhau, cả trẻ con cũng trở thành phường đầu trộm đuôi cướp, không có tôn ti trật tự, không được giáo dục đường hoàng?


    Nghĩ mà xót xa, nhìn lại viễn cảnh lực bất tòng tâm của Đỗ Phủ người ta lại càng cảm thán không thôi "Môi khô miệng cháy gào chẳng được" thể hiện sự cùng kiệt về sức lực, sự ốm yếu của chính bản thân tác giả, cũng như nỗi ấm ức, xót xa trước số phận của cuộc đời. Nghĩ lại căn nhà tranh tan tác, nghĩ đến cảnh đạo đức nhân dân xuống cấp trầm trọng tác giả chỉ biết "Quay về, chống gậy lòng ấm ức". Trở lại với căn nhà bị gió thu phá tanh bành, tác giả không khỏi cảm thấy đau đớn và bất lực trước thực trạng cuộc sống khốn khó của gia đình, con cái, bản thân lại ốm yếu già nua phải trông nhờ vào bạn bè.


    "Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt

    Con nằm xấu nết đạp lót nát

    Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu

    Dày hạt mưa, mưa mưa chẳng dứt.

    Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê

    Đêm dài ướt át sao cho trót?"


    Vốn dĩ rằng căn nhà tranh nguyên lành cũng đã chẳng ấm áp gì cho cam, nay lại bị gió thu tàn phá cho toang hoác cả ra thì tấm mềm vải lâu năm lại càng trở nên lạnh lẽo, cái lạnh ấy được tác giả dùng cảm giác khi chạm vào "sắt" để diễn tả, lạnh đến ghê người. Gia cảnh nghèo khó của tác giả không chỉ hiện lên qua "mền vải lâu năm" mà còn thông qua cả hình ảnh tấm "lót nát", nghĩ thực cảnh ấy ai mà không cảm thấy xót xa, uất ức cho đặng. Thế nhưng trời nào có thương cho kẻ tài năng đức hạnh là Đỗ Phủ, trời vẫn cứ "dày hạt mưa, mưa mưa chẳng dứt" mặc kệ rằng "Đầu giường dột dột chẳng chừa đâu".


    Những nỗi khốn khó vất vả xưa cũ trong cơn loạn lạc đem đến cho Đỗ Phủ nhiều phiền muộn, từ đó giấc ngủ cũng ít đi, nay lại gặp cảnh bần hàn cơ cực giấc ngủ lại càng không đến, chịu rét, chịu lạnh mắt trân trân nhìn cảnh ướt át của căn nhà tranh mà lòng không khỏi ngao ngán, bất lực. Từ chính những nỗi đau đớn, xót xa ấy tác giả đã bộc lộ niềm mong ước của bản thân, thế nhưng đó không phải là mong ước vụ lợi cho cá nhân mà là niềm mong ước mang hạnh phúc đến cho muôn dân.


    "Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

    Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan

    Gió mưa chẳng núng, vững như thạch bàn!

    Than ôi! bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt

    Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!"


    Từ thực cảnh cửa nhà tan hoang của mình, tác giả đã mong rằng bản thân có một căn "nhà rộng muôn ngàn gian", để trở thành nơi che mưa chắn gió cho tất thảy kẻ nghèo hèn khốn khổ trong thiên hạ, những con người có cùng hoàn cảnh đau thương như bản thân mình. Ngôi nhà ấy không chỉ rộng lớn, mà còn mang những điều kiện lý tưởng rằng "gió mưa chẳng núng, vững như thạch bàn" không sợ bất kỳ một thiên tai nào tàn phá, có như thế nhân dân mới được an giấc ngủ ngon, chứ chẳng phải chịu cảnh ẩm ướt, rét lạnh như mình. Cứ ngỡ rằng, ước mơ ấy tác giả cũng tự dành cho mình một phần hưởng, thế nhưng không, ông lại nguyện rằng chỉ cần có ngôi nhà kia "sừng sững dựng trước mắt", thì bản thân ông với căn lều nát chịu chết rét cũng cam lòng.


    Điều đó cho ta thấy tấm lòng nhân hậu, vị tha, đức tính cao thượng của tác giả trước cuộc đời, trước nỗi khốn khó của nhân dân, biết lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ. Chỉ cần nhân dân được ấm no hạnh phúc, bản thân ông dẫu có hy sinh cũng chẳng xá chi ngại ngần. Tấm lòng ấy quả thực vô cùng đáng trọng đáng mến. Nếu liên tưởng sâu xa hơn, ta cũng có thể hiểu ngôi nhà muôn ngàn gian mà Đỗ Phủ nhắc đến, chính là một quốc gia thái bình thịnh trị, vững bền tựa bàn thạch, không bị nhiễu loạn bởi loạn trong, giặc ngoài, từ đó nhân dân ấm no, ai cũng được có cho mình một căn nhà để an cư lạc nghiệp, sẽ chẳng còn căn nhà tranh khốn khổ nào bị gió thu thổi phá tiêu điều như này nữa.


    Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là một bài thơ hay và nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của Đỗ Phủ, với bút pháp nhân đạo sâu sắc có ảnh hưởng sâu rộng tới nền thi ca Trung Quốc sau này. Bài thơ mở đầu là sự bất lực, đau xót trước viễn cảnh ngôi nhà tranh bị gió thu phá, cùng cảnh nhân dân loạn lạc, sau đó vượt qua tất cả những nỗi uất ức, đớn đau tác giả đã thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của mình với một ước mơ về căn nhà lý tưởng, thể hiện tấm lòng biết hy sinh và suốt đời lo nghĩ cho dân cho nước của một tâm hồn cao thượng được người đời mệnh danh là Thi Thánh.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  10. Sau bao nhiêu năm vất vả, lận đận, cơm không có ăn, áo không có mặc và nhà không có ở, năm 760 (lúc này 48 tuổi), được bạn bè giúp đỡ, Đỗ Phủ dựng tạm được một mái nhà lợp bằng cỏ ở bên một bờ khe phía tây Thành Đô, thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Sau thời gian chạy loạn, nay có túp lều che tạm, Đỗ Phủ và cả gia đình rất phấn khởi. Âm cúng dưới mái nhà cỏ chưa được bao lâu, thì mùa thu năm sau, qua một trận gió to, mái nhà của ông bị tốc sạch, không còn có nơi nương tựa. Xót xa trước cảnh tượng này, ông đã làm bài thơ Mao ốc vị thu phong sở phá ca.


    Tháng tám, thu cao, gió thét già,Cuộn mất ha lớp tranh nhà ta.Tranh bay sang sông rải khắp bờ,Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.Mở đầu bài thơ, Đỗ Phủ giới thiệu thời gian là vào tháng tám, đang bước vào mùa thu. Tháng tám, mùa thu, đặc điểm nổi bật nhất của thời tiết lúc này là bầu trời cao và gió thổi rất lớn. Gió thổi làm tốc hết lớp nhà cỏ của ông. Bằng biện pháp kể và tả, nhà thơ đã dựng dậy trước mắt người đọc bức tranh về nhà tốc mái rất cụ thể và sinh động. Bốn câu thơ đầu, tác giả hoàn toàn dùng bút pháp miêu tả.


    Chỉ thông qua từ ngữ, ông nêu bật những trận cuồng phong, cảnh nhà tốc mái, cảnh mái tranh gió cuốn bay đi khắp nơi. Cái “bay rải khắp ven sông”, “cái “mắc cành cao”, cái “giữa dòng”. Cách tả của nhà thơ rất gọn, cô đọng nhưng gây rất nhiều ấn tượng cho người đọc.Những câu thơ tả của ông không khác gì những thước phim chân thực về gió thổi nhà tốc mái.


    Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,

    Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,

    Cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre

    Môi khô miệng cháy gào chẳng được,

    Quay về, chống gậy lòng ấm ức!


    Từ việc nhà tốc mái dẫn đến nhiều cảnh đời đau khổ, xót xa. Lợi dụng gió thổi tốc mái, trẻ con nghèo khổ, hàng xóm ngỗ ngược khi thấy Đỗ Phủ già yếu mà chạy đến cướp tranh mang về. Tác giả đành bất lực đứng nhìn lũ trẻ con cướp giật từng cọng tranh. Mặc dù ông cố sức quát tháo “khản tiếng, rát hầu” nhưng cũng không giữ lại được những cọng tranh đã mất vào tay lũ trẻ.Trước cảnh cướp giật tranh của lũ trẻ, Đỗ Phủ chỉ biết “quay về, vịn gậy thở than hoài”, ông giận mà không ghét lũ trẻ nghèo khổ.


    Vì ông biết rằng, cũng vì hoàn cảnh cùng cực, túng thiếu mà chúng phải làm thế! Lòng thông cảm những con người nghèo khổ ở Đỗ Phủ được thể hiện dưới những câu thơ mủi lòng, kín đáo.Giây lát, gió lặng, mây tối mực,Trời thu mịt mịt đêm đen đặc.Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt,Con nằm xấu nết đạp lót nátĐầu giường nhà dột chẳng chừa đâuDày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt.Từ trải cơn loạn ít ngủ nghêĐêm dài ướt át sao cho trót? Chốc lát gió yên, mây đen kịt. Trời thu mờ mịt, tối sập rồi. Đó là những câu thơ tác giả tả cảnh trời sắp mưa. Ban ngày thì gió thổi tốc mái. Đêm đến thì mưa đổ nước xuống mái nhà dột. Hết cảnh khổ nhà tốc mái, gia đình ông lại chịu cảnh nhà dột suốt đêm.


    Cảnh rét, với cái chăn đã rách nát, cảnh nhà dột ướt không sao nhắm mắt được... Tất cả đều được nhà thơ kể bằng những câu thơ ngắn gọn, súc tích, xúc động lòng người. Nghệ thuật dựng cảnh ở đoạn thơ này thật tài tình. Đỗ Phủ vừa kể vừa tả. Tác giả khéo lựa chọn những chi tiết cụ thể và rất gợi hình: mây đen kịt, chăn vải lâu năm lạnh hơn sắt, con thơ nằm hỗn đạp rách toang đều là những chi tiết thực, gây ấn tượng cho người đọc. Cảnh đêm rét, trời mưa, nhà dột, nhà thơ ngồi suốt đêm không ngủ được với bao cơ cực, tủi nhục, ê chề, đau đớn của một thiên tài có thể là gây nhiều xúc động nhất.


    Ớ dây, hình ảnh của một con người suốt đời nghèo khổ và tật bệnh lại hiện lên, làm xoáy gan, chảy ruột bao nhiêu người. Giá trị của bài thơ chính là từ nỗi đau của riêng một người, nỗi bất hạnh của một gia đình, đại quần chúng nhân dân thời Đường lúc bấy giờ.Vấn đề lớn nhất được đặt ra bức thiết và nhức nhối trong bài thơ này là tình trạng nghèo khổ, cơ cực đến mức tủi nhục của nhân dân, trong đó có người trí thức, người nghệ sĩ. Một con người vĩ đại như Đỗ Phủ, xuất thân từ gia đình quan lại, tôn thờ đạo Nho, làm quan suốt mấy dời, thơ phú bậc nhất thiên hạ và được hưởng đặc quyền dặc lợi của xã hội phong kiến thế mà nhà không có ở, hoặc có chăng cũng chỉ là túp lều tranh tạm bợ, chỉ cần một trận gió cũng “bốc sạch không”.


    Một con người được mệnh danh là “Thi thánh” để cho dời hơn 1400 bài “Thi sử” thế mà đêm mưa dột, không có chỗ nằm, không có chăn mà đắp.Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,Che khắp thiên hạ kể sĩ nghèo đều hân hoan,Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn!Nhà ở và cớm áo là những điều mà Đỗ Phủ hằng mong ước. Sống trong những điều kiện khốn khổ không còn là con người, nhưng nhà thơ vẫn nêu cao tính người, tình người, giữ được bản chất tốt đẹp của con người. Bài thơ chẳng những mang giá trị hiện thực lớn mà còn chứa đựng giá trị nhân đạo cao cả. Đầu bài thơ, Đỗ Phủ nêu hoàn cảnh bi đát của mình do thiên nhiên và xã hội gây nên thì phần cuối bài thơ, ông có quyền đề cập đến yêu cầu và ước muốn của cá nhân. Đó chính là lô-gích của sự việc.


    Nhưng đằng này, nhà thơ không giải quyết như thế. Cuối bài thơ, tác giả không đề cập đến “cái tôi” cá nhân mà nói đến “cái ta” tất cả.Từ một mái tranh nhà tốc mái, ướt dột, không đủ che thân, nhà thơ ước mơ đến “ngàn vạn ngôi nhà rộng. Ngôi nhà ấy không phải cho riêng mình Đỗ Phủ mà là để “che khắp thế gian, dân rét mừng”. Ước mơ của nhà thơ thật lớn lao, cao đẹp! Ong ước mơ cho toàn nhân loại, nhất là những người đói rét đều có nhà cao, cửa rộng để họ thoát khỏi cảnh cơ hàn. Toà nhà Đỗ Phủ mơ ước chẳng những nhiều, rộng rãi, vô số “ngàn vạn gian” mà nó phải là những ngôi nhà cao ngất, chắc chắn “vững như núi, gió mưa chẳng chuyển”. Ước mơ của ông thật là thực tế, cụ thể, nhưng cũng đầy tính chất lãng mạn của một nhà thơ.


    Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững, dựng trước mắt,Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!Hai câu cuối bài thơ là hai câu chân thành, xúc động phát ra từ trái tim yêu thương con người của Đỗ Phủ. Giá trị nhân đạo cao cả của tác giả cũng được thể hiện ở hai câu thơ này. Mơ ước, niềm tin và hy vọng được diễn tả bằng thơ ca: “Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt?”. Đó là lời cảm thán, tự hỏi của Đỗ Phủ. Có thể ông tự hỏi mình đồng thời tự vấn xã hội. Ông vừa tin mà vừa không tin. Nhưng dù hiện thực hay không hiện thực thì ước mơ của Đỗ Phủ vẫn là chính đáng, cao đẹp, phù hợp với ước mơ của nhân dân nghèo khổ thời nhà Đường.


    Khi nhìn thấy ngôi nhà to lớn sừng sững trước mắt và dân nghèo khổ có nơi an cư thì dù cho túp lều của ông bị đổ và bản thân bị chết rét, ông vẫn cam lòng. Đây chính là một hình tượng đẹp đẽ của toàn bài. Từ bút pháp hiện thực ở phần đầu, nhà thơ chuyển sang bút pháp lãng mạn ở phần cuối. Vì vậy, bài thơ này có thể được coi là bài thơ tiêu biểu kết hợp hai phương pháp nghệ thuật phổ biến của thơ Đỗ Phủ. Lòng thương mình và thương người của Đỗ Phủ thể hiện rất rõ ở trong bài thơ này.


    Ngôn ngữ bài thơ giản dị, dễ hiểu. Hình tượng thơ đẹp đẽ, gợi cảm. Hình tượng nhân vật dược tác giả miêu tả rất sinh động, gây xúc dộng người đọc. Yếu tố hiện thực và lãng mạn kết hợp rất hài hoà. “Cái Tôi” cá nhân và “cái Ta” rộng lứn được nhà thơ diễn tả khéo léo qua từng câu thơ, ý thơ. Điểm đặc sắc của bài thơ là từ nỗi khổ “gió thu tốc nhà” của mình, Đỗ Phủ đã liên tưởng đến bao nhiêu người, bao nhiêu gia đình cũng có nỗi khổ đó. Bài thơ này là một ước mơ vĩ đại bắt nguồn từ thực tế của nhà thơ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy