Top 16 Bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình
Ai cũng muốn có được một cuộc sống gia đình viên mãn, hai vợ chồng sống với nhau đến đầu bạc răng long, con cái thành công, hạnh phúc. Để có được điều đó không ... xem thêm...hề đơn giản, nhưng cũng không quá khó khăn nếu như chúng ta biết cách làm sao để giữ gìn nó.
-
Không ai có thể khẳng định trong cuộc sống hôn nhân không có mâu thuẫn. Nhưng quan trọng là những mâu thuẫn ấy sẽ đi đến đâu. Kết thúc bằng một cuộc cãi vã rồi một người ra ghế sofa ngủ còn một người ở lại với nỗi hậm hực, ấm ức trong lòng.
Phải làm sao để những mâu thuẫn không xảy ra, chỉ còn cách hai bạn cần phải hiểu và thông cảm cho nhau hơn. Hãy tự đặt mình vào vị trí của đối phương và nghĩ xem: Chồng/vợ mình đang nghĩ gì? Đang cảm thấy như thế nào? Họ muốn gì?'. Từ đó sẽ dần dần hiểu cho bạn đời của mình hơn, hãy tỏ ra mình luôn muốn biết đến cảm giác của đối phương và đừng tỏ ra thờ ơ không để ý đến.
-
Sẽ không có cuộc hôn nhân nào hạnh phúc nếu như vợ chồng không tôn trọng lẫn nhau. Hãy tôn trọng bạn đời của mình ở suy nghĩ, quan điểm. Đây là điều vô cùng quan trọng để quyết định đến hạnh phúc gia đình bạn.
Nhà nghiên cứu về hôn nhân, tiến sĩ John Gottman, nói rằng tình yêu giữa các cặp vợ chồng hạnh phúc được xây dựng trên nền tảng sự tôn trọng, yêu thương và thông cảm lẫn nhau. Họ quan tâm đến những gì đang xảy ra trong cuộc sống của cả hai”. Mặt khác, khi khảo sát về những cuộc tranh luận giữa những cặp này, ông thấy rằng, ngay cả khi họ "gân cổ" nói với nhau thì cứ mỗi lời nhận xét tiêu cực, đi theo sau sẽ có 5 nhận xét tích cực. Ngược lại, những cặp đôi đổ vỡ trong hôn nhân thường có quá nhiều suy nghĩ và nhận xét tiêu cực về nhau.
-
Nếu như trong đầu của bạn luôn hoài nghi người bạn đời của mình, bạn sống với những hoài nghi đó thì liệu bạn có hạnh phúc hay không? Câu trả lời là: "Không". Những hoài nghi đó sẽ làm bạn đời của mình cảm thấy khó chịu, đôi khi là không biết nên làm thế nào để cho họ không hoài nghi mình.
Cuộc hôn nhân sẽ chẳng bền lâu nếu như bạn nghĩ: "Cuộc hôn nhân này sẽ chẳng thể bền lâu". Hãy luôn luôn đặt niềm tin vào cuộc hôn nhân của mình, tin rằng hai người sẽ mãi mãi ở bên nhau. Đó là cách bạn đang giữ lửa cho hạnh phúc của mình.
Nhiều người tin rằng, khi mối quan hệ không còn có những điểm sáng, nó đang đi chệch hướng, và họ đi tìm kiếm những điều mới mẻ. Một mối quan hệ lâu dài được xây dựng dựa trên trách nhiệm và sự tin tưởng lẫn nhau từ đó tình yêu được phát triển. Sai lầm ở đây là tin vào việc bạn sẽ mãi sống trong một thế giới toàn màu hồng tình yêu. Do vậy hai vợ chồng bạn luôn tin tưởng lẫn nhau để tránh sự hiểu lầm không đáng có xảy ra.
-
Dù đã lấy nhau về chung một nhà nhưng các bạn đừng quên dành cho nhau một nụ hôn bắt đầu một ngày mới, một nụ hôn chúc ngủ ngon. Chỉ cần một nụ hôn nhẹ nhàng lên trán, lên má, môi bạn đời của mình thì tình yêu của hai bạn càng ngày càng thắm thiết hơn đó. Hãy thực hiện nó mỗi ngày nhé.
Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng khi hai bạn đã cưới nhau về thì những cử chỉ, sự quan tâm có thể giảm bớt đi mà ngược lại chúng ta cần làm điều đó nhiều hơn để người bạn đời của mình luôn cảm thấy vui và đó là cách để vợ chồng luôn hạnh phúc.
-
Một cuộc hôn nhân hạnh phúc không chỉ có tin tưởng nhau, tôn trọng nhau mà cần có sự tham gia chung của cả vợ và chồng vào công việc nhà. Khi cùng nhau làm công việc nhà thì cảm giác như cả hai đều đang rất tôn trọng gia đình của mình, xem ngôi nhà mình đang sống là nơi đang chứa đựng hạnh phúc đó.
Thông thường thì hầu hết những người đàn ông trong gia đình thường nghĩ: công việc nhà là của chị em phụ nữ. Cách tốt nhất là người đàn ông nên chia sẻ công việc với người bạn đời của mình, có khi chỉ là việc nhỏ như nhặt rau lúc nấu ăn chẳng hạn.
-
Việc quan tâm đến cuộc sống gia đình hai bên sẽ phần nào khiến cho bạn đời của mình cảm thấy thật hạnh phúc vì có vợ/chồng quan tâm đến nhà mình như vậy. Bạn không cần làm gì quá to tát, chỉ cần thỉnh thoảng gọi điện hỏi thăm sức khỏe bố mẹ vợ/chồng. Khi đi du lịch nên nhớ mua quà tặng cho họ.
Tất cả chỉ là những hành động nhỏ thôi nhưng nó lại góp phần rất lớn vào công cuộc cải cách tình cảm của "đối tác" chung nhà.
-
Khó, chắc chắn, nhưng không phải là không thể. Một bài kiểm tra nhỏ của chuyên gia tâm lý mà bạn rất nên thử: Trong vòng một tháng, ngày nào cũng phải đào ra được một ưu điểm của bạn đời và khen họ. Bạn sẽ thấy khó khăn trong vài ngày đầu, nhưng sau đó sẽ nhận ra nhiều ưu điểm của chồng mà trước đây chưa hề thấy. Người còn lại thì hạnh phúc vì những ưu điểm của mình được công nhận.
Dần dà, cách nhìn về nhau thay đổi hẳn theo hướng tích cực, quan hệ vợ chồng trở nên hòa hợp hơn. Tương tự với nhiều thứ xảy ra trong cuộc sống, ví dụ như bạn nên nghĩ của đi thay người khi mất ví tiền chẳng hạn. Cách này giúp giảm stress và làm cuộc sống dễ thở hơn.
-
Bạn đừng nói dối vợ/chồng mình bất cứ điều gì, làm như vậy sẽ khiến người bạn đời của mình cảm giác không được tin tưởng, suy nghĩ nhiều và nghĩ bạn có điều gì đó giấu khiến đối phương chán nản với cuộc sống hôn nhân…
Việc cần làm là luôn thành thật với bạn đời. Bạn sẽ cảm thấy tình cảm hai vợ chồng được gắn bó với nhau hơn, thêm gần gũi và tin tưởng nhau. Đây là một trong những cách giữ gìn hạnh phúc gia đình tuyệt vời nhất.
-
Nếu rảnh rỗi, vợ chồng bạn có thể đi du lịch, đi trải nghiệm, hoặc cùng nhau xem một bộ phim, uống một cốc rượu vang… Các bạn có thể gửi con cho ông bà để tận hưởng những khoảnh khắc như “tuần trăng mật”, hâm nóng lại hôn nhân. Hai vợ chồng có thể tổ chức những chuyến đi khám phá thú vị, cùng nhau bình luận về những thú vui dọc chuyến đi để hiểu nhau hơn.
Bạn cũng có thể làm mới hôn nhân của mình bằng cách tạo ra những phút giây lãng mạn, yêu thương và thú vị như tổ chức chuyến đi nghỉ mát hay tặng người ấy một món quà chẳng hạn. Điều này giúp cho vợ chồng bạn luôn cảm thấy hạnh phúc.
-
Gia đình càng nhiều tiếng cười càng có nhiều khoảnh khắc sẻ chia, gắn bó giữa các thành viên. Ông bà, cha mẹ dành nhiều thời gian cho con cháu và ngược lại sẽ học được cách hiểu, yêu thương nhau hơn. Tất cả các thành viên đều trân quý khoảnh khắc quây quần, giá trị mà gia đình đem lại.
Dù lớn hay bé, làm gì, ở đâu, nhiều người luôn cố gắng ưu tiên thời gian cho tổ ấm. Nhưng trước áp lực từ cuộc sống bận rộn, yếu tố này đôi khi tối giản thành bữa cơm chung, có thể là bữa sáng, trưa hoặc tối. Không cần phải dày công chuẩn bị những món ăn cầu kỳ, cùng ngồi thưởng thức chén trà, miếng bánh ngọt cũng đủ mang lại không khí đầm ấm. Mỗi thành viên có thể chia sẻ câu chuyện buồn vui, nhận được lời động viên, khuyên nhủ.
-
“Trong cuộc xung đột, cần sự công bằng và rộng lượng” là câu châm ngôn nổi tiếng của The Tao. Khi hai người sống với nhau dưới một mái nhà chắc chắn sẽ có sự khác biệt và bất đồng về quan điểm. Những cặp vợ chồng hạnh phúc luôn đấu tranh cho quan điểm của mình, nhưng đấu tranh một cách khéo léo nhằm giúp cho mối quan hệ của họ bền chặt hơn. Họ đặc biệt tế nhị trong cách sử dụng ngôn từ để tránh làm tổn thương nhau.
Trong một khảo sát, nhà nghiên cứu Benjamin Seider, thuộc trường Đại học California (Berkeley) đã theo dõi mối tương quan giữa các cặp vợ chồng hạnh phúc. Ông thấy rằng, khi trò chuyện hoặc tranh luận, họ thường có xu hướng sử dụng đại từ số nhiều như “chúng tôi”, “chúng ta” hơn là những đại từ số ít như “tôi” hay “của tôi”. Những cặp này thường không cảm thấy căng thẳng sau những cuộc tranh luận như các cặp vợ chồng khác.
Về điểm này, nhà nghiên cứu Benjamin Seider khuyên, khi vợ chồng tranh luận về bất kỳ vấn đề gì, nên ý thức sử dụng đại từ nhân xưng số nhiều như “chúng ta” nhiều hơn. Điều này sẽ giúp cả hai thấy rằng mình không phải là đối thủ của nhau mà là cùng một phe.
-
Có thể bạn không dễ dàng tha thứ và quên đi vụ việc tồi tệ vừa xảy ra, nhưng hãy cố gắng tha thứ và để mọi lỗi lầm được đẩy lùi vào quá khứ. Các cặp vợ chồng hạnh phúc chia sẻ rằng, họ luôn xin lỗi mỗi khi làm điều gì sai hoặc gây tổn thương cho đối phương. Khi họ là người bị tổn thương thì luôn chấp nhận lời xin lỗi từ người bạn đời và xem đó là một "món quà" trong cuộc sống gia đình. Tóm lại đích nhắm của các cặp vợ chồng hạnh phúc luôn hướng tới là sự tha thứ. Còn nếu bạn cảm thấy khó tha thứ, hãy tham khảo nguyên tắc 4 bước như sau:
- Tĩnh: Dành thời gian suy nghĩ về đối phương hoặc vấn đề đã xảy ra.
- Kiềm chế: Tránh suy nghĩ về việc xử phạt hay chia tay, bạn không nên nghĩ hay làm một hành động dại dột dù đó chỉ là suy nghĩ thoáng qua, đồng thời hãy dặn lòng tập sống khoan dung.
- Quên: Đừng tự dằn vặt xem ai là người có lỗi, hãy để mọi chuyện tự nhiên trôi qua.
- Tha thứ: Dùng lý trí để suy nghĩ về việc tha thứ. Nhưng thế sẽ không còn sự oán giận, đồng thời từ bỏ ý định trả đũa đối phương.
-
Trong một buổi chia sẻ về kinh nghiệm giữ gìn hạnh phúc, ông Nguyễn Văn Danh (quận 10, TP HCM) cho biết, sau một thời gian kết hôn, vợ chồng ông thường rủ nhau đi học các lớp khiêu vũ, hội họa, văn hóa, chính trị và tham gia câu lạc bộ thơ...
"Chúng tôi học cùng lớp, cùng nhau học bài, cùng nhau đọc sách. Các lớp học giúp chúng tôi mở rộng tầm nhìn về tôn giáo, chính trị, văn học, lịch sử... Thậm chí khi viết sách, vợ chồng tôi còn ký tên là 'đồng tác giả", ông Danh kể.
Trong cuộc sống vợ chồng, người này có thế mạnh về mặt này, người kia có thế mạnh về mặt kia nên cần nhìn nhận điểm tích cực ấy nơi bạn đời. Nếu một trong hai người trở nên tốt hơn thì người kia cũng sẽ hưởng ứng. Nếu một một người có hoạt động gì mới, người còn lại cũng hỗ trợ. Kết quả cuối cùng là đem lại cho vợ chồng một xúc cảm mạnh mẽ hơn và một tình yêu sâu đậm hơn.
-
Khi được hỏi về sự đồng thuận về việc sử dụng tài chính gia đình trong gần 60 năm qua, bà Nguyễn Thị Duyên (88 tuổi) mỉm cười đầy tự hào bảo: “Hạnh phúc trong hôn nhân quan trọng là chọn đúng người. Hai vợ chồng phải có sự tương đồng khi nhìn nhận về các giá trị cơ bản, kể cả tiền bạc. Đặc biệt về vấn đề tài chính, nếu bạn là một người tiêu tiền hoang phí, bạn nên kết hôn với người đàn ông có cái nhìn thoáng về tiền bạc.
Riêng vợ chồng tôi giống nhau ở những mục tiêu chung: Sử dụng tiền tiết kiệm, mỗi khi muốn mua một món đồ lớn hơn 1 triệu đồng phải hỏi ý kiến của người kia. Chúng tôi cũng muốn con cái mình trở thành những công dân tốt và biết tiêu xài tiền bạc hợp lý”.
-
Trong hôn nhân đừng nghĩ rằng điều gì cũng phải công bằng theo tỷ lệ 50/50. Có một quy tắc mà bận cần thuộc lòng đó là: Cho đi 60 và nhận về 40 thôi. Điều này đúng cho cả hai người.
Trong đời sống vợ chồng, sự hy sinh, lòng vị tha là yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên cũng đừng ép buộc mình phải cho đi quá nhiều bởi bạn sẽ cảm thấy bí bách, nặng nề, mà ngược lại hãy nhận lại một ít cho riêng mình để đời sống vợ chồng thật sự là quà tặng cho nhau.
-
Khi vợ chồng về sống với nhau dưới một mái nhà, đó không đơn thuần như việc thực hiện lời hứa mà là sự cam kết. Hôn nhân được xây dựng trên những lời tuyên thệ. Cả hai hứa rằng sẽ đồng hành cùng nhau trong lúc giàu sang cũng như nghèo khó, khi hạnh phúc cũng như khi đau khổ, lúc bệnh tật cũng như khi mạnh khỏe.
Còn vợ ông là bà Nguyễn Thị Loan kể, hồi năm 49 tuổi, ông từng bị tai nạn giao thông suýt mất mạng. "Dù gia đình khó khăn, tôi luôn cố gắng tìm mọi cách để chữa trị cho chồng. Khi ông ấy nằm liệt trên giường bệnh, tôi luôn nhắc về lời giao ước ngày xưa để chồng có thêm động lực vượt qua nỗi đau. Với tôi, ông ấy là một người chồng tuyệt vời, giàu lòng vị tha, và là người duy nhất trên thế gian này tôi có thể tin tưởng tuyệt đối”.
Diệu Thuý 2016-11-15 11:19:50
rất ý nghĩaDiệu Thuý 2016-11-15 11:19:50
rất ý nghĩaDiệu Thuý 2016-11-15 00:38:25
hay và ý nghĩa