Top 10 Bộ phim kinh điển về bóng đá truyền cảm hứng nhất
Đã từ lâu bóng đá đã trở thành một trong những môn thể thao được nhiều người hâm mộ nhất. Sức hấp dẫn đến từ môn thể thao vua này thực sự đã vượt ra ngoài sân ... xem thêm...cỏ và lan tỏa đến khắp các lĩnh vực của đời sống. Và còn gì tuyệt vời hơn khi nguồn cảm hứng về bóng đá được bắt nguồn từ những bộ phim đầy tính nghệ thuật. Hãy cùng Toplist điểm qua những bộ phim kinh điển về bóng đá truyền cảm hứng nhất nhé!
-
Bộ phim đầu tiên phải kể đến trong danh sách này là Escape to Victory được công chiếu năm 1981. Lấy cảm hứng từ trận đấu "Tử thần" giữa CLB Dynamo Kyiv và lính Đức Quốc Xã Ukraine đang bị quân phát xít chiếm đóng và tác phẩm Two half-times in Hell (1962) của Hungary, bộ phim đã ra đời và mang đến những cảm xúc chân thực nhất cho người hâm mộ bóng đá.
Mô típ bộ phim là sự đối đầu giữa cái tốt và cái xấu, nhưng bên cạnh đó vẫn mang đến niềm vui từ những con người dành trọn tình yêu cho trái bóng tròn dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Ý nghĩa của bộ phim còn là khát vọng tự do và bản chất đạo đức tốt đẹp của con người. Bên cạnh các diễn viên nổi tiếng như Michael Caine, Max von Sydow,... bộ phim còn có sự tham gia của chính các cầu thủ bóng đá nổi tiếng như Pelé, Ardiles, Bobby Moore,...
-
Bộ phim ra mắt khán giả năm 1999 và đã trở thành một trong những bộ phim đáng xem nhất về đề tài bóng đá. Một điều đặc biệt tạo nên sức hút đáng ngờ của bộ phim đó chính là diễn biến trong phim được gợi cảm hứng từ những câu chuyện có thật. Theo dõi bộ phim, người ta sẽ được trải qua hết bất ngờ này đến bất ngờ khác khi theo chân cuộc hành trình của Palden và Nymla. Hai cậu bé chạy trốn khỏi Tây Tạng rồi dừng chân ở một ngôi làng nhỏ dưới chân dãy núi Himalaya. Tại đây, họ đã đem hết khả năng vốn có của mình để mang về một chiếc chảo truyền hình nhằm thỏa mãn mong muốn được xem World Cup của những người dân nơi đây.
Kết thúc bộ phim, những gì người ta nhận được nhiều hơn cả là tình yêu bóng đá, là khát vọng mãnh liệt của những cổ động viên với trái bóng tròn.
-
Quen thuộc với khán giả Việt Nam qua cái tên Đội bóng thiếu lâm, Shaolin Soccer là một trong số ít các phim hài châu Á được đón nhận nồng nhiệt tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là tác phẩm xuất sắc của danh hài huyền thoại Châu Tinh Trì khiến người ta gạt bỏ đi suy nghĩ bóng đá và võ thuật không thể xuất hiện cùng nhau. Trong phim, câu chuyện của võ sư Tinh và hành trình phổ biến tinh hoa võ thuật thông qua môn thể thao vua đã tạo nên sức hấp dẫn khiến người xem không thể rời mắt. Anh cùng với những người bạn của mình đã lập ra "Đội bóng Thiếu Lâm" và tranh giải vô địch bóng đá Hong Kong, cũng tại đây họ phải đối đầu với một đội bóng đầy thủ đoạn.
-
Bộ phim lấy bối cảnh là đội tuyển Anh trong vòng loại World Cup nhưng lúc này vị HLV trưởng Phil Cope lại không may qua đời sau cơn đột quỵ. Không ai dám đứng ra dẫn dắt đội tuyển, cuối cùng Mike Bassett với tính cách kì quặc là người đã được mời làm HLV nhận nhiệm vụ gánh vác đội tuyển. Mặc dù mắc phải vài sai lầm ngớ ngẩn và để thua trong 2 trận đầu tiên nhưng đến cuối cùng bộ phim vẫn mang lại một kết thúc có hậu khi Bassett đã cùng đội tuyển Anh giành vé dự VCK World Cup.
-
Bend It Like Beckham là một bộ phim của nữ đạo diễn Gurinder Chadha, lấy cảm hứng từ tài đá phạt hàng rào của danh thủ nổi tiếng thế giới - David Beckham. Phim ra đời năm 2002 khi siêu sao của Manchester United đang đứng trên đỉnh cao của sự nghiệp cầu thủ.
Câu chuyện trong phim kể về cô gái Jess Bhamra (18 tuổi) có niềm đam mê mãnh liệt với bóng đá nhưng lại bị bố mẹ ngăn cản. Tuy nhiên khát khao mãnh liệt với trái bóng tròn đã giúp cô có được chỗ đứng trong đội tuyển nữ bóng đá địa phương. Cô thu hút được sự chú ý của Jules và chính cầu thủ này đã tiến cử Jess với huấn luyện viên của đội bóng. Từ đây, hành trình vươn tới ước mơ của cô gái Châu Á thực sự bắt đầu...
-
Dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của John King, The Foodball Factory là bộ phim phản ánh chân thực những bộ mặt thật của các hooligan (khán giả) điên cuồng của nước Anh. Những hình ảnh về bạo lực, trộm cắp, ma túy và chống lại xã hội khiến người xem thực sự ám ảnh về những góc khuất diễn ra ngoài sân cỏ mà không phải ai cũng có cơ hội được chứng kiến. Đi sâu vào những câu chuyện là mặt trái của xã hội, The Foodball Factory mang đến cho người xem những bài học kinh nghiệm quý giá để tránh xa những thứ đi ngược lại với đạo đức xã hội và văn hóa thể thao.
-
Đáng được nhắc đến trong danh sách này là series phim bao gồm 3 tập với thời lượng kéo dài hơn 300 phút. Bộ phim là hành trình theo chân chàng trai Santiago Munez, sống tha phương ở Los Angeles nhưng ước mơ của anh là trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Anh may mắn được có cơ hội thử sức tại CLB Newscatle United của Anh. Kể từ đây sự tỏa sáng từ chính năng lực của bản thân đã dần đưa Munez chạm tay đến ước mơ của mình. Lần lượt là được thi đấu tại Cup C1, rồi đến khoác áo CLB Real Madrid và hơn thế là thi đấu tại World Cup 2006 trong đội hình của Mexico. Ba tập phim khép lại nhưng vẫn còn đọng lại nhiều cảm xúc đối với người hâm mộ, bởi bất kì ai xem bộ phim này đều cảm nhận được tình yêu bóng đá mãnh liệt và chính tình yêu ấy đã giúp các cầu thủ cống hiến hết mình và thực sự có những giây phút thăng hoa trên sân cỏ.
-
Đây là một bộ phim thực sự đáng xem với các fan của cựu danh thủ Manchester United nói riêng và với người hâm mộ bóng đá nói chung. Ra mắt khán giả năm 2009, tác phẩm điện ảnh của đạo diễn nổi tiếng người Anh Ken Loach là câu chuyện về Eric Bishop - một kẻ đưa thư mê bóng đá đến mức điên cuồng nhưng cuộc sống lại nhấn chìm trong khủng hoảng. Khi có ý định tự tử, những ảo giác đã giúp Eric được gặp cựu danh thủ Eric Cantona. Từ đây, những lời khuyên của thần tượng đã giúp Eric lấy lại nghị lực để tiếp tục cuộc sống và đưa con trai mình trở lại con đường lương thiện. Đây là một trong những bộ phim thành công nhất khi truyền tải giá trị nhân văn sâu sắc mà bóng đá mang lại.
-
Để làm nên thành công của một đội bóng thì vai trò của HLV là điều không thể không nhắc đến và The Damned United là bộ phim đã làm được điều đó. Xuyên suốt bộ phim, người ta thấy rõ được vai trò của vị HLV huyền thoại người Anh Brian Clough, đặc biệt là trong quãng thời gian 44 ngày ông quản lý đội bóng Leeds United trong năm 1974. Mặc dù phải đối mặt với những ngày tháng đen tối nhất và cũng gây tranh cãi nhiều nhất khi có sự mâu thuẫn về phương pháp huấn luyện giữa HLV và các cầu thủ để rồi sau đó ông bị sa thải chỉ hơn sau một tháng dẫn dắt đội bóng. Tuy nhiên, sau đó cũng chính là HLV này đã đưa CLB Notting Forest chạm tay tới chức vô địch Cup C1 năm 1979 và 1980.
-
Được công chiếu vào năm 2011, Will là bộ phim cho thấy sức mạnh kì diệu mà bóng đá mang lại. Ấn tượng để lại nhiều nhất cho người xem là tình yêu với môn thể thao vua của cậu bé Will (11 tuổi) khi chứng kiến hành trình gian nan mà em đã vượt qua để được tới Istanbul để theo dõi trận chung kết Cup C1 năm 2005 giữa Liverpool và AC Milan. Bởi vì đối với Will, sau khi cha qua đời, bóng đá là tình yêu duy nhất đối với em. Một điểm nữa tạo nên sức hấp dẫn của bộ phim chính là sự góp mặt của những cầu thủ huyền thoại của Liverpool như Kenny Dalglish, Steven Gerrard và Jamie Carragher.