Top 10 Điều nên tránh khi mở đầu một bài thuyết trình
Thuyết trình là một phương thức cực kỳ phổ biến để đem đến thông tin, kiến thức bổ ích cho người nghe. Hiện nay kỹ năng thuyết trình đang được rất nhiều bạn ... xem thêm...trẻ chú ý, dành thời gian luyện tập và trao dồi. Nếu bạn muốn có một bài thuyết trình hoàn hảo hãy chú ý những lỗi sau nhé!
-
Khi bạn muốn trình bày một chủ đề đến mọi người, bạn chắc chắn về kiến thức bạn đang nói đến chứ, nếu không chắc chắn bạn tốt nhất là đừng phổ biến nó, kiểm tra lại và nói đến sau đó.
Còn khi đã chắc chắn vậy đừng bao giờ mở đầu bằng một câu kiểu như: "Chào các bạn, hôm nay mình sẽ thuyết trình về đề tài... nếu có gì sai sót trong bài mong các bạn bỏ qua cho mình nhé!".
Việc bạn mở đầu bằng một câu xin lỗi vô tình khiến người nghe đến sự nghi ngờ về kiến thức của bạn. Nếu bạn xin lỗi kèm theo một phong thái thiếu tự tin, uy tín của bạn sẽ bị mất nghiêm trọng. Người nghe sẽ nghe với thái độ nghi ngờ, không dám chắc về điều bạn nói, luôn dò xét để tìm ra lỗi trong bài nói của bạn. Vì vậy nguyên tắc đầu tiên để có một bài thuyết trình thành công là tự tin vào những gì mình đang nói nhé!
-
Có phải bạn đã từng cầm micro lên và bắt đầu nói "ừm ừm", "uhm e hèm" hay "alo alo 1234 alo alo", nếu bạn bắt đầu bài thuyết trình như vậy người nghe sẽ khá khó chịu. Những đôi tai của khán giả đang chăm chú hướng về bạn nhưng bạn lại đáp trả bằng những âm thanh khó nghe.
Điều này diễn ra khá phổ biến với các bạn tự tin lẫn không tự tin. Hãy nhớ nhé nếu muốn thử micro hãy gõ nhẹ lên đầu micro và lắng nghe âm thanh phát ra. Đừng cố gắng nói để thu hút sự chú ý hay để che lấp sự thiếu tự tin. Nếu bạn muốn thu hút hơn hãy thử mở đầu bằng một bài hát hay một bản nhạc sôi động nó sẽ có ích hơn một âm thanh khó chịu do bạn phát ra.
-
Có khá nhiều câu hỏi đóng mà bạn vô tình hỏi khán giả khi thuyết trình chẳng hạn như: "Các bạn ơi! Các bạn có thích bài thuyết trình này không?", "Các bạn ơi các bạn có hứng thú không?", "Các bạn ơi các bạn có muốn tham gia không?".
Nếu bạn có một bài thuyết trình hấp dẫn người nghe thì bạn có thể có một câu trả lời như mong muốn thế nhưng người nghe đa số sẽ dễ phản ứng tiêu cực hơn nếu bài của bạn không hay hay không thu hút. Khi nhận được câu trả lời "không" bạn dễ dàng rơi vào tình trạng bị hố trên sân khấu. Đặt câu hỏi đóng là bạn tự đưa mình vào thế bí khi thuyết trình nên hãy hạn chế sử dụng nó nhé!
-
Nếu người nghe quyết định tham gia buổi thuyết trình của bạn tức họ coi trọng những gì bạn đem lại cho họ. Bạn đâu được lợi gì khi nhắc lại những điều đó ngược lại nó làm mất rất nhiều thiện cảm nơi người nghe.
Người nghe sẽ xầm xì về việc bạn quá đề cao bài thuyết trình của mình từ đó dần dần hình thành cảm giác tiêu cực, không tiếp nhận những gì bạn đang nói. Đừng nói về những nỗi khổ khi bạn chuẩn bị hay quá khoe khoang về những thành tích mình làm được. Với bạn nó là thành tích quan trọng nhưng với người nghe nó chỉ là thông tin mà họ nhận được.
-
Nếu buổi thuyết trình của bạn có một loạt các vị khách quan trọng đến dự bạn có nên mở đầu bằng câu "Tôi xin trân trọng giới thiệu ông Trần Danh Cung, chủ tịch công ty X, trân trọng cảm ơn ngài đã đến dự buổi hội thảo hôm nay" sau đó lại lặp lại với khoảng 10 người nữa.
Chắc hẳn người nghe sẽ vỗ tay rã rời và nghe đến phát chán những lời bạn nói. Thay vì hàng loạt lời giới thiệu đó bạn có thể xếp theo thứ tự ưu tiên các nhân vật quan trọng trên một slide và sau đó dành một khoảng thời gian ngắn để nhắc về họ. Chắc chắn bạn sẽ không đánh mất sự tôn trọng đối với họ đồng thời không ru ngủ các khán giả của mình.
-
Một người thuyết trình hay khi kết hợp thuần thục giữa giao tiếp bằng lời nói, ánh mắt và hành động. Một ánh mắt hình viên đạn quét khắp khán phòng sẽ vô tình hủy hoại rất nhiều sự hứng thú trong người nghe. Hãy thử thay bằng ánh mắt đầy chân thành và nhiệt huyết, ánh mắt rực sáng và đầy năng lượng. Loại bỏ ngay những cái liếc xéo hay chuyển mắt liên tục như thể bạn đang nói dối, ánh mắt bất an cho thấy bạn thiếu tự tin.
Nhưng bạn cũng đừng quá cứng nhắc như thể phải lựa chọn từng tư thế ánh mắt cho phù hợp với bài thuyết trình của mình, bạn chỉ có thể chân thành khi thật sự muốn người khác tiếp thu và ngôn ngữ cơ thể cũng đi liền một mạch tương ứng. Nếu cơ thể bạn phản ứng trái lại người nghe có thể dễ dàng nhận ra điều đó. Chính ngôn ngữ cơ thể sẽ thể hiện những suy nghĩ của bạn vì vậy nếu muốn có một mở đầu tốt, bạn nên để cơ thể thoải mái, điều đó sẽ đem lại sự tự tin, ánh mắt thiện cảm và sự chân thành đến người nghe.
-
Câu mở đầu thường bị bỏ qua khi các bạn làm bài thuyết trình. Hãy đầu tư một chút nhé vì câu mở đầu sẽ rất dễ để lại ấn tượng trong tâm trí người nghe. Hãy chuẩn bị hoàn hảo từ mở đầu đến kết thúc, không nên mở đầu bằng cách lặp lại câu chủ đề của bài thuyết trình hay dẫn dắt người nghe vào những chủ đề không liên quan.
Nó cho thấy bạn không chuẩn bị kỹ trước khi thuyết trình, không biết nói gì hay nói lan man không dẫn vào trọng tâm muốn chia sẻ. Hãy chuẩn bị thật kỹ để không mất điểm ngay từ những phần đầu nhé!
-
Khi bắt đầu bài thuyết trình ta nên hướng sự chú ý về phía người nghe bởi phần mở đầu chỉ là phần giới thiệu, sơ lược, bạn cần tranh thủ thu hút sự chú ý về phía mình, cố gắng giao tiếp với họ. Tuyệt đối đừng vừa chào khán giả vừa nhìn vào slide hay nhìn chăm chăm vào một vật thể nào đó trong khán phòng.
Bạn đang thuyết trình cho khán giả nghe mà, hãy nhìn trực tiếp vào họ và truyền cảm hứng cho họ, dẫn dắt nguồn năng lượng trong khán phòng để có buổi thuyết trình hiệu quả nhất.
-
Khi mở đầu đừng chỉ trích. Hạn chế dùng kiểu lên án, chê bai hay gièm pha một sự kiện hay người nào đó để mở đầu bài thuyết trình. Khi bạn phê phán người khác bạn đã đem lại cảm giác tiêu cực cho người nghe.
Tránh dùng giọng nói thô lỗ khi nói về một chủ đề nóng trong xã hội. Mỗi vấn đề cần được nhìn nhận đa chiều vì thế không nên dùng quan điểm phiến diện của mình để mở đầu bài thuyết trình. Nếu là một ý tưởng, hãy thể hiện nó ngay còn nếu là một câu chỉ trích nên viết ra giấy và nhìn lại nhé!
-
Cách mở đầu bằng kiểu kể chuyện cười là kiểu mở đầu khá phổ biến. Một câu chuyện cười sẽ giúp người nghe thoải mái hơn, chú ý vào bạn hơn và tăng tính tích cực khi nghe bài thuyết trình của bạn. Thế nhưng khi bạn không có khiếu hài hước thì sao? Câu chuyện cười sẽ không được trình bày một cách sinh động, buồn cười.
Hay khi bạn kể chuyện đến chỗ chưa buồn cười thế nhưng bạn đã cười ngặt nghẽo, không kiềm chế được bản thân và sao đó xem vẻ mặt của khán giả, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mình khá lố bịch. Sau khi kể tất cả các tình tiết theo câu chuyện cười có sẵn, khán giả chẳng ai cười, chẳng ai vỗ tay chắc chắn sẽ khiến bạn khá hụt hẫng, sự tự tin nhanh chóng tụt dốc không phanh thế nên hãy cẩn trọng trước khi lựa chọn mở đầu bằng một câu chuyện cười nhé!