Top 7 Đoạn văn nghị luận về thói tự phụ hay nhất
Tự phụ là một tính xấu có tác hại. Nó làm cho con người ta ảo tưởng về bản thân mình. Tài năng chỉ có chút ít nhưng cứ nghĩ mình là thiên tài, để rồi hình ... xem thêm...thành thói quen tự mãn, khoe khoang đến mức lố bịch và đáng ghét. Để hiểu rõ hơn về thói tự phụ, bạn đọc tham khảo một số đoạn văn nghị luận dưới đây:
-
Đoạn văn nghị luận về thói tự phụ số 1
Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác. Tự phụ hoàn toàn trái ngược với tự ti. Nếu người tự ti cứ xem mình thấp hơn người khác thì người tự phụ lại luôn tự đề cao bản thân mình, tự xem mình tài giỏi hơn người khác, trong mắt họ thế giới thật nhỏ bé. Tự phụ cũng hoàn toàn khác với tự hào. Tự hào là niềm kiêu hãnh, hãnh diện về bản thân vì đã thành công, niềm vui sướng hạnh phúc khi giúp ích cho bản thân. Ngược lại kẻ tự phụ luôn tự đề cao quá mức bản thân nên rất dễ bị xa lánh, chủ quan và thường bị thất bại trong công việc kể cả học tập. Người tự phụ luôn tự cho mình là đúng ở mọi việc thì họ không bao giờ nghe những ý kiến của người khác để khắc phục thường hay bảo thủ. Khi làm được việc gì đó lớn lao thậm chí tỏ ra coi thường, lên mặt với người khác, tự cho mình là giỏi giang. Những tính xấu này thường có ảnh hưởng rất lớn đến bản thân làm họ bị mọi người xa lánh tẩy chay, chủ quan nên dẫn đến thất bại, bảo thủ không nghe ý kiến người khác để khắc phục bản thân. Chia rẽ mất đoàn kết gây ảnh hưởng xấu đến học tập và công việc.
-
Đoạn văn nghị luận về thói tự phụ số 2
“Tự phụ” là gì ? Tự phụ là tự cao, tự đại, tự đắc, đánh giá cao mình trước mặt người khác. “Tự phụ” là không biết lắng nghe, không chịu học hỏi, luôn coi mình là trên hết thiên hạ. Những người có tính tự phụ sẽ tự cho mình “có quyền” không tuân thủ các quy định, chuẩn mực đã có trong gia đình, tổ chức hoặc cộng đồng xã hội. Hai nhà nghiên cứu người Mỹ đã phán rằng: “Nếu những người tự tin sẽ có mức độ hướng ngoại, hòa đồng, tự trọng và ngay thẳng cao hơn thì tính tự phụ thường gắn liền với sự ích kỷ và sự hổ thẹn. “Một thầy cô giáo luôn tự phụ về tài năng giảng dạy của mình.” Tôi còn nhớ, chú kể với tôi sau khi giao lưu với người Nhật, và người Nhật ấy đã nói rằng: “Khi mười thằng Nhật phải sợ một người Việt Nam thì một ngày nào đó trong thi cử mười thằng Việt Nam sẽ sợ một thằng Nhật.” Tóm lại “tự phụ” là thói xấu luôn làm mọi người thất bại, bị mọi người xa lánh. Vì sao con người có thói “tự phụ” ? Bởi cái tôi trong mỗi người luôn tồn tại. Thông thường tính “tự phụ” xuất hiện ở những người tài giỏi, thông minh. “Hắn biết mình thông minh, tài giỏi nên rất tự phụ.” Đồng thời do trình độ nhận thức không phù hợp, không chính xác nên dẫn đến hiện tượng tự đánh giá quá cao thành tích của mình trong mối quan hệ tổng hòa của gia đình, tổ chức cộng đồng hay toàn xã hội. Cuộc đời không ai hoàn hảo cả, ai cũng một lần đã tự trải qua trong cuộc đời mình. Các bạn đã bao giờ hỏi: “Một đất nước mạnh mẽ, công nghệ tiên tiến như nước Mĩ đã không giành được sự thắng lợi trong cuộc xâm lược Việt Nam ta chưa ?” Một đất nước mạnh mẽ như Mĩ luôn có thói kiêu căng, tự phụ, luôn cho mình là kẻ thắng lợi, không bao giờ thất bại và cứ như thế Mĩ đã chuốc lấy thất bại.
-
Đoạn văn nghị luận về thói tự phụ số 3
“Con người có trăm tính tốt và muôn vàn thói xấu”. Tự phụ là một trong những thói xấu mà những con người ta thường dễ mắc phải. Tự phụ, hiểu nôm na là thói tự cao tự đại, tự đánh, tự đánh giá cao bản thân của mình, luôn cho bản thân là “cái rốn của vũ trụ”. “Tự phụ” là một “căn bệnh nan y” mà người “mắc bệnh” luôn trong trạng thái ảo tưởng về bản thân, luôn muốn thổi phồng sự thật, huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch. Cái họ nhận được chỉ là sự xa lánh, cô lập hay thậm chí là thất bại. Thuở vừa nổi tiếng trên thi đàn “Thơ mới”, Xuân Diệu đã viết: “Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất/Không có chi bè bạn nổi cùng ta”. Để rồi sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thi sĩ tự phê phán đó là nhận thức ấu trĩ, nông nổi của tuổi trẻ. Quả thực, tuổi trẻ thường hăng hái và xốc nổi, hay ngộ nhận về mình. Có chút tài năng nào đó đã vội cho mình là “trung tâm vũ trụ”. Bản thân tôi cũng đã từng tự phụ về năng lực của bản thân nhưng kết quả tôi nhận được chỉ là sự thất bại. Vậy, để khắc phục thói tự phụ, ta cần sống khiêm nhường, hòa đồng, biết lắng nghe và chia sẻ, không ngừng học hỏi; dám phê bình và tự phê bình bản thân, không nên giấu dốt. Hãy học cách khiêm tốn, và “khiêm tốn là một loại nhân đức tu chỉnh thói tự phụ”.
-
Đoạn văn nghị luận về thói tự phụ số 4
Thái độ sống của mỗi người sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người đó. Một trong những tính cách xấu có thể giết chết chúng ta trong mắt người khác chính là tính tự phụ. Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác. Tự phụ là tính xấu thường khiến cho con người ta tưởng mình là nhất đâm ra coi thường những người xung quanh, không coi ai ra gì. Tính tự phụ xuất phát từ tầm hiểu biết hạn hẹp của con người, chỉ mới được người khác khen ngợi chút xíu đã đâm ra huênh hoang, cao ngạo, cho mình là hơn người, đây là một tính cách vô cùng xấu của con người. Người tự phụ sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập, sẽ không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mỗi người. Nếu con người bỏ được tính tự phụ sẽ trở nên khiêm tốn, đáng yêu, nhận được sự yêu quý của mọi người xung quanh, cuộc sống của người đó sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cộng đồng cũng trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn cùng nhiều đức tính tốt đẹp khác được mọi người yêu quý, tin tưởng và tín nhiệm,… những người này xứng đáng là tấm gương để học tập theo. Ngay từ khi còn là một người học sinh, chúng ta hãy rèn luyện cho bản thân mình tính khiêm tốn, không tự phụ, biết mình biết ta, cố gắng học hỏi những điều hay lẽ phải để sau này trở thành một công dân tốt giúp ích cho xã hội. Mỗi người chỉ được sống một lần duy nhất, đừng để thời gian trôi qua lãng phí cũng như để tính tự phụ cướp đi những cơ hội quý giá của bản thân.
-
Đoạn văn nghị luận về thói tự phụ số 5
Tự phụ là việc tự cho mình là tốt đẹp, tài giỏi hơn người. Người có tính tự phụ bị giới hạn trong thế giới hạn hẹp, nhỏ bé của bản thân mà không mở rộng được tầm nhìn ra thế giới. Vì luôn đề cao, tuyệt đối hóa "cái tôi" của bản thân mà người có tính tự phụ không quan tâm, thậm chí coi thường năng lực của những người xung quanh, những mối quan hệ xã hội vì thế mà cũng dần trở nên rạn nứt. Hình ảnh người có tính tự phụ trong mắt những người đối diện cũng trở nên xấu xí, méo mó. Người tự phụ cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi sống trong tập thể, bản chất luôn coi mình là đúng, không coi ai ra gì sẽ không nhận được sự yêu quý, tôn trọng của người khác. Khi không thể hòa nhập vào tập thể, cộng đồng, người tự phụ sẽ trở nên đơn độc, đáng thương. Mặt khác, người có tính tự phụ thường không tự nhận thức được những mặt hạn chế của bản thân bởi họ luôn đánh giá cao bản thân mình, khi không có sự nhìn nhận khách quan, không biết học hỏi, lắng nghe thì con người sẽ không thể tiến bộ. Tự phụ là một nét tính cách tiêu cực đã và đang tồn tại ở rất nhiều người, để khắc phục chúng ta cần biết khiêm tốn học hỏi, biết lắng nghe người khác, biết tiếp thu những lời phê bình để hoàn thiện bản thân mình hơn. Biết hòa mình vào tập thể, biết cách tôn trọng và hợp tác với mọi người để phát triển bản thân và giúp cho cuộc sống trở nên tốt đẹp, ý nghĩa hơn.
-
Đoạn văn nghị luận về thói tự phụ số 6
Những người tự phụ thường rất cảm tính. Họ đưa ra những đánh giá hời hợt về sự việc hoặc tình huống chỉ thông qua cảm giác, nhận thức và vẻ bề ngoài. Họ tự cho mình là đúng. Và kết quả cuối cùng thường không như ý. Chẳng hạn như Lã bố là mẫu người tự phụ điển hình. Khi quân của Tào Tháo tiền gần đến chân thành, trước nguy cơ địch đông ta ít. Nhưng Lã Bố vẫn ngạo nghễ lớn tiếng trước mặt Điều Thuyền: “Nàng không cần phải quá lo lắng. Ta có Họa Kích, Xích Thố Mã, ai dám tới gần ta?” Những người tự phụ thường có xu hướng tự đánh giá quá cao khả năng của mình. Mà không tự lượng sức, tự mình biết mình. Một số thì tự đánh giá mình quá cao, thích đề cao bản thân và coi thường người khác. Luôn cho rằng mình giỏi hơn người khác. Một số thì cố chấp, khăng khăng tự cho mình là đúng. Luôn áp đặt quan điểm của mình lên người khác. Dù biết người khác đúng nhưng cũng không chịu thay đổi bản thân. Những người tự phụ, kiêu căng thường không quan tâm đến người khác. Và tự xa lánh người khác. Họ thường chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà bỏ qua người khác. Thiếu nhiệt tình và lạnh nhạt với mọi người. Tóm lại, người kiêu ngạo và tự phụ rất dễ thổi phồng bản thân chỉ vì một vài thành tích nhỏ. Một khi đã như vậy, sẽ nhanh chóng mất đi phương hướng. Khiến khoảng cách giữa bản thân và thất bại ngày càng gần.
-
Đoạn văn nghị luận về thói tự phụ số 7
Tự phụ có thể hiểu đơn giản là sự kiêu ngạo, con người đã ảo tưởng về bản thân và nghĩ mình luôn luôn là nhất, điều gì bản thân ta nói ra cũng đều là đúng đắn mà người đó vẫn coi thường nhiều người xung quanh. Hay nói một cách khác, tự phụ cũng chính là kiêu ngạo, tự đại và tự đắc, con người cũng đã tự nâng cao bản thân mình trước mặt nhiều người xung quanh. Những người có tính cách tự phụ thường sẽ tự cho bản thân là người hoàn toàn có quyền không cần thiết phải tuân theo quy tắc, chuẩn mực đã được đặt ra và có sẵn trong gia đình, cơ quan hay cả cộng đồng xã hội. Tự phụ cũng chính là việc con người luôn tự cho bản thân mình là giỏi và không nghe lời khi người khác có ý khuyên can, cứ khăng khăng cho rằng bản thân mình đúng. Nói theo một cách khác thì tự phụ cũng chính là sự tự tin quá cao của mỗi người, tới độ sẽ làm làm lu mờ ý chí tư duy và nhận thức của bản thân từng người. Những người có tính cách tự phụ thì sẽ khiến cho người khác cảm thấy khó chịu vì các chủ thể này thường bị cô đơn, lẻ loi một mình. với sư tự tin đưa ta tới thành công thì tự phụ sẽ lại dẫn dắt con người đi tới thất bại. Với một người khi có tính tự phụ thì người đó thường sẽ không nhìn ra người khác tài giỏi và sẽ không mở mang tri thức cũng như không thể tích được thêm kinh nghiệm mà ngược lại người ấy sẽ luôn nghĩ ta đã giỏi nhất nên việc thất bại là điều dễ hiểu. Bởi vì, hiện nay, trong cuộc sống, nếu chúng ta đã giỏi thì xung quanh cũng sẽ luôn có người khác giỏi hơn mình, cho nên mỗi một con người đều cần không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng của bản thân để sẽ không bị bỏ lại phía sau.