Top 16 Trò chơi dân gian làm quen với chữ viết cho trẻ mầm non hay nhất
Để dạy trẻ làm quen với chữ viết tốt nhất, các cô giáo cần có sự thay đổi cách tổ chức các hoạt động trong môi trường chữ viết và ngôn ngữ nói một cách phong ... xem thêm...phú. Bởi lẽ ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ thường dễ nhớ, mau quên, nên ngoài việc dạy tốt ở hoạt động học chúng ta nên thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với môi trường làm quen chữ viết để trẻ ôn củng cố chữ mới học thông qua trò chơi ở các góc và một số hoạt động khác. Hôm nay Toplist xin giới thiệu về những trò chơi dân gian làm quen với chữ viết cho trẻ mầm non hay nhất.
-
Trò chơi “Cướp cờ” (Trò chơi dân gian)
Mục đích: Trẻ biết nghe âm tìm chữ cái tương ứng.
Chuẩn bị: Các cây cờ có dán các chữ cái mà trẻ đã biết, lon cắm cờ.
Tiến hành: Cô chia hai nhóm có số trẻ bằng nhau, cho trẻ trong nhóm tự đếm số thứ tự và yêu cầu trẻ nhớ số thứ tự của mình. Cô gọi trẻ theo số, ví dụ: “Các bạn có số 1, 3, 5 lấy cho cô chữ cái a”, “Các bạn có số 2, 4, 6 lấy cho cô chữ cái ă”, trẻ có các số thứ tự đó sẽ nhanh chân cướp cờ có chữ cái mà cô phát âm. Trẻ nào nhanh chân và lấy được đúng nhiều cờ nhất thì sẽ được thưởng.
-
Trò chơi “Kéo co” (Trò chơi dân gian)
Mục đích: Trẻ biết nhận mặt và phát âm đúng chữ cái.
Chuẩn bị: Dây thừng có đính các thẻ chữ cái ở giữa.
Tiến hành: Cô cho hai đội chơi kéo để lấy các chữ cái treo trên giấy. Hai đội vừa kéo chữ vừa đọc to chữ cái được kéo. Đội nào kéo được nhiều chữ hơn sẽ thắng.
-
Trò chơi “Ô ăn quan” (Trò chơi dân gian)
Mục đích: Trẻ biết tìm từ có chứa chữ cái đã học.
Chuẩn bị: Bàn cờ được làm từ một tờ giấy to bằng bìa cứng được thiết kế như hình bên dưới:
- Xí ngầu có mặt là các chữ cái.
- Các thẻ tranh có hình các con vật.
Tiến hành: 4 trẻ chơi. Mỗi trẻ chọn một con vật và chơi oẳn tù tì. Trẻ oẳn tù tì thắng sẽ đi trước. Trẻ thắng được đổ xí ngầu. Mặt xí ngầu hiện ra chữ cái nào thì trẻ sẽ lấy thẻ hình có từ chỉ tên của con vật chứa chữ cái đó đặt vào ô trống bên cạnh chữ cái. Nếu như trẻ đó không tìm được thẻ hình sẽ bị mất lượt. Trẻ nào về đích trước sẽ thắng.
-
Trò chơi “Ô chữ bí mật” (trò chơi dân gian)
Mục đích: Trẻ nhận biết chữ cái, biết tìm từ có chứa chữ cái.
Chuẩn bị: Một ô chữ có chữ cái được sắp xếp sao cho trẻ có thể tìm thấy từ theo hàng ngang và hàng dọc của ô chữ. Bên cạnh ô chữ là các hình vẽ chứa từ tương ứng: Sò, Sao, Sóc, Số.
Tiến hành: Cô yêu cầu trẻ đánh dấu ô chữ theo hàng ngang và hàng dọc để tìm những từ ứng với các hình bên cạnh có chứa chữ cái đầu là chữ cái S: Sò, Sao, Sóc, Số.
-
Trò chơi “Banh đũa” (Trò chơi dân gian)
Mục đích: Trẻ biết nghe âm tìm chữ cái tương ứng.
Chuẩn bị: Đũa có dán các chữ cái, banh lông.
Tiến hành: Cô cho trẻ rải đũa ra và thảy banh lên. Cô yêu cầu trẻ bốc đũa có chữ cái nào thì trẻ tung banh lên, tay chụp chữ cái mà cô yêu cầu, đồng thời tay chụp banh lại để banh không rớt xuống đất. Nếu trẻ lấy không đúng đũa có chữ cái như cô đọc thì sẽ bị mất lượt chơi, nhưng nếu trẻ lấy đúng đũa mà banh bị rơi xuống đất thì vẫn bị mất lượt chơi.
-
Trò chơi “Lô tô chữ cái” (trò chơi dân gian)
Mục đích: Trẻ biết nghe âm tìm chữ cái tương ứng.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ một bảng lô tô chữ cái, các viên nhựa màu.
Cách chơi: Cô phát âm chữ cái nào thì trẻ sẽ lấy viên nhựa màu đặt lên trên ô có chữ cái tương ứng, cứ thế cho đến khi trẻ đặt được hết tất cả các ô chữ cái.
-
Trò chơi “Lò cò” (trò chơi dân gian)
Mục đích: Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái.
Chuẩn bị: Dùng 1 vật làm cái để đặt vào ô khi chơi. Vẽ 7 ô hình vuông, mỗi cạnh dài khoảng 50cm. Phấn.
Tiến hành: Cho trẻ chơi ngoài trời. Ở mỗi lần trẻ chơi, giáo viên thay đổi các chữ cái trên ô. Khi đến lượt chơi thì phải nhảy vào ô theo thứ tự, không được chạm chân vào vạch và không chống chân xuống đất, trẻ phải đọc to chữ cái trong ô mà trẻ nhảy vào.
Ví dụ: Trẻ đặt miếng cái vào ô số 1 (chữ cái a), co một chân lên, còn chân kia nhảy lò cò vào ô số 2 (chữ cái ă)-3(chữ cái â), đến 2 ô 4-5 (b và d) thì dang 2 chân đặt vào 2 ô này, tiếp tục nhảy lò cò ô 6 (chữ cái đ)-7 (chữ cái e). Sau đó, quay người lại nhảy lò cò vào ô số 6 (chữ cái đ), đến ô 4-5 (b và d) thì dang 2 chân đặt vào 2 ô này, nhảy lò cò vào ô 3 (â)-2 (ă) và cúi nhặt miếng cái của mình ở ô số 1 (a) rồi nhảy ra ngoài.
Lưu ý: ô nào là ô làm cái thì không nhảy vào ô đó mà nhảy vào ô kế tiếp.
-
Trò chơi: “Bé với đồng dao” (trò chơi dân gian)
Chuẩn bị: Bài đồng dao “Con cua mà có hai càng”, hình ảnh các con vật và thẻ từ bên dưới hình: con voi, con rùa, con chim, con cá.
Con cua mà có hai càng
Đầu, tai không có bò ngang cả đời
Con cá mà có cái đuôi
Hai vây ve vẩy nó bơi rất tài
Con rùa mà có cái mai
Cái cổ thụt ngắn, thụt dài vào ra
Con voi mà có hai ngà
Cái vòi nó cuốn đổ nhà, đổ cây
Con chim mà có cánh bay
Bay cùng nam, bắc, đông, tây tỏ tường.
Tiến hành:
Cô dán hình ảnh kèm tên các con vật lên bảng cho trẻ quan sát và đọc từ để trẻ nhớ tên các con vật.
Cô cho trẻ đọc đồng dao theo cô.
Cô cho trẻ tìm và gạch tên các con vật có trong bài đồng dao (con voi, con rùa, con cá, con chim).
-
Trò chơi “Truyền tin” (Trò chơi dân gian)
Mục đích: Trẻ biết nhận ra âm trong tiếng, biết nghe âm tìm chữ cái tương ứng.
Chuẩn bị: Cô viết các chữ cái xuống đất, đặt các câu nói vui có âm lặp lại nhiều lần cho hai đội.
Tiến hành: Cô nói thầm vào hai người đầu tiên của hai đội hai câu nói có một âm lặp đi lặp lại nhiều lần: “Rô rổ rồ rô, cá rô một rổ”, “Vện vênh váo với voi con”. Hai người đầu tiên của hai đội sẽ truyền tin lần lượt cho các bạn tiếp theo. Bạn cuối cùng của mỗi đội sẽ nhảy vào ô chữ cái ghi âm âm đó và đọc to câu nói lên.
-
Tìm và nối chữ cái có trong từ tương ứng
Mục đích: Trẻ nhận biết và tìm các chữ cái có trong các từ khác nhau.
Chuẩn bị: Thẻ hình và thẻ chữ tương ứng, thẻ chữ cái.
Tiến hành: Cô hỏi trẻ về các hình mà cô đã chuẩn bị. Sau đó, cô đọc các từ bên dưới hình tương ứng và trẻ nhắc lại. Cô yêu cầu trẻ tìm và nối các chữ cái có trong thẻ chữ dưới các hình vào chữ cái to và in đậm tương ứng.
Lưu ý: Chúng ta có thể chuyển thành trò chơi theo nhóm hoặc bài tập cá nhân trên giờ học hoặc giờ chơi.
-
Về đúng nhà
Mục đích: Trẻ nhận ra chữ cái có trong các thẻ từ.
Chuẩn bị: Các thẻ hình có gắn các thẻ chữ tương ứng, thẻ chữ cái lớn, nhạc.
Tiến hành: Cô cho trẻ tự do chọn thẻ hình có thẻ chữ tương ứng, sau đó cô bậc nhạc cho trẻ hát và di chuyển. Khi nhạc dừng, trẻ chạy về đúng chữ cái mà thẻ từ của trẻ có.
Lưu ý: Trò chơi này trước đây giáo viên thường cho trẻ chơi bằng cách trẻ cầm thẻ chữ cái chạy về đúng chữ cái giống thẻ của mình. Điều đó, không phù hợp với hiện nay ở chỗ: giáo viên không cho trẻ nhận biết chữ cái trong các từ có ý nghĩa với trẻ.
-
Tìm và nối các từ giống nhau
Mục đích: Trẻ đọc và tìm ra những từ giống nhau.
Chuẩn bị: Các hình ảnh có từ gắn bên dưới, các thẻ từ giống và khác với thẻ từ bên dưới hình, bút lông, khăn.
Tiến hành: Cô cho trẻ quan sát các hình có từ tương ứng phía dưới, sau đó cô cho trẻ đọc các từ đó. Cô yêu cầu trẻ tìm và nối các từ giống nhau.
Lưu ý: Chúng ta có thể chuyển thành trò chơi theo nhóm hoặc bài tập cá nhân trên giờ học hoặc giờ chơi.
-
Tìm từ tương ứng với hình
Mục đích: Trẻ nhận biết và tìm ra từ tương ứng với hình, trẻ đọc thông qua hình ảnh minh họa.
Chuẩn bị: Một bài thơ có các từ được thay bằng hình ảnh tương ứng, các thẻ từ tương ứng với các hình trong bài thơ.
Tiến hành: Cô cho trẻ đọc bài thơ và các thẻ chữ mà cô đã chuẩn bị. Cô yêu cầu trẻ tìm từ tương ứng với hình trong bài thơ và gắn vào cho phù hợp.
Lưu ý: Có thể cho trẻ chơi theo nhóm hoặc cá nhân trong giờ chơi góc hoặc giờ sinh hoạt chiều…
-
Từ điển chữ
Mục đích: Trẻ nhận bết chữ cái trong các từ quen thuộc.
Chuẩn bị: 1 quyển từ điển có gắn hình và từ tương ứng được sắp xếp theo bảng chữ cái tiếng Việt, những con xúc xắc có chữ cái ở các mặt.
Tiến hành: Cô cho trẻ quan sát quyển từ điển, sau đó trẻ tung xúc xắc và tìm trang từ điển đúng với chữ cái trên mặt con xúc xắc, trẻ đọc từ bên dưới hình tương ứng.
Lưu ý: Có thể cho trẻ chơi theo nhóm hoặc cá nhân trong các giờ chơi góc, giờ sinh hoạt chiều…
-
Sắp xếp cho đúng với mẫu
Luật chơi: Trẻ phải sắp xếp các chữ cái lộn xộn sao cho đúng với mẫu cô treo phía trên. Và phát âm đúng những chữ cái chúng ta đã học.
Cách chơi: Cô treo các bảng
- Cô cho trẻ đọc tên các từ cô treo trên bảng tròn. Sau đó yêu cầu trẻ lên đọc tên các từ ở thẻ chữ rời. Muốn đọc được trẻ phải sắp xếp lại các chữ cái cho đúng với mẫu ở bảng tròn cho hoàn chỉnh mới đọc được.
- Cô yêu cầu trẻ tìm những chữ cái đã học trong các từ và phát âm lại các chữ cái đó.
-
Những con vật trốn tìm
Chuẩn bị: Một bảng gồm các chữ cái, bút lông, thẻ chữ cái có tên các con vật
Luật chơi: Trẻ phải tìm những con vật theo một đường thẳng, không được nhảy cóc các chữ cái.
- Trẻ phải tìm từ trên xuống dưới, từ dưới lên hoặc sang phải, sang trái.
- Các chữ cái nối với nhau phải liền nhau không được cách.
Cách chơi: Cô có một bảng tổng hợp các chữ cái có tên nhiều con vật khác nhau như: Chim én, cóc, chuột, bọ rầy. Cho trẻ lên dùng bút nối các chữ cái thành con vật.