Top 6 Vấn đề thường gặp và cách xử lý khi nuôi con bằng sữa mẹ mà các mẹ nên biết

  1. top 1 Cương tức sữa
  2. top 2 Tắc tia sữa
  3. top 3 Đau và nứt núm vú
  4. top 4 Viêm tuyến vú
  5. top 5 Áp xe vú
  6. top 6 Ít sữa

Áp xe vú

Áp xe vú là một dạng nhiễm trùng do vi khuẩn, gây ra hiện tượng sưng, đỏ, có hạch ấn thấy đau và có thể có mùi hôi ở vú. Có thể chẩn đoán bệnh thông qua các dấu hiệu áp xe vú thường gặp như:

  • Bệnh nhân sốt cao, rét run.
  • Vú sưng - nóng - đỏ - đau, khi thăm khám thấy các nhân mềm, có ổ chứa dịch ấn lõm. Hạch nách ấn đau, sữa có lẫn mủ vàng.
  • Siêu âm vú có nhiều ổ chứa dịch.
  • Xét nghiệm Công thức máu: bạch cầu trung tính tăng
  • Xét nghiệm CRP (C - reactive protein) tăng.
    Chọc dò ổ viêm có mủ, cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ.
  • Trong một số trường hợp, áp xe vú có thể là dấu hiệu ung thư vú.

Để điều trị áp xe vú hiệu quả, bạn hãy tham khảo những lưu ý dưới đây:

  • Nghỉ ngơi nhiều, không cho con bú bên vú bị áp xe.
  • Nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng đảm bảo đủ dinh dưỡng để nhanh hồi phục sức khỏe.
  • Chỉ cho con bú bên không bị áp xe hoặc vắt sữa ra cho con bú ngoài để tránh tình trạng nhiễm khuẩn cho trẻ.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng, chườm nóng, vắt bỏ sữa để hỗ trợ thông tuyến sữa.
  • Thực hiện uống thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trong trường hợp uống thuốc không điều trị triệt để bệnh, bên vú áp xe sẽ được chích rạch, dẫn lưu tháo mủ. Chỉ cần chích nặn mủ đối với áp xe vùng da nông. Đối với áp xe sâu bên trong, chích áp xe theo đường nan hoa ở chỗ nông nhất nhưng phải cách núm vú từ 2 cm đến 3 cm. Sau khi tháo mủ bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu. Hàng ngày, vú áp xe sẽ được bơm rửa các ổ dịch bằng dung dịch sát khuẩn, kết hợp với dùng thuốc kháng sinh toàn thân.

Biện pháp đề phòng bệnh áp xe vú:

  • Bệnh áp xe vú chủ yếu xảy ra ở phụ nữ sau sinh và cho con bú. Để phòng bệnh áp xe vú, mẹ đang cho con bú cần chú ý một số điều sau:
  • Sau khi sinh con mẹ nên mát xa nhẹ nhàng bầu vú để ống dẫn sữa thông thoát và cho con bú sớm ngay sau sinh, bú thường xuyên và bú đúng tư thế.
  • Vệ sinh núm vú đúng cách và sạch sẽ trước và sau khi cho con bú.
    Nên cho trẻ bú hết sữa và luân phiên hai bên vú, nếu không, phải vắt hết sữa thừa sau mỗi lần con bú.
  • Nếu có hiện tượng tắc tia sữa, phải điều trị kịp thời để thông ống dẫn sữa. Để tránh bị tắc tia sữa, bạn có thể xoa bóp bằng tay, chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại hoặc hút sữa bằng máy...
  • Tránh làm nứt hoặc xước núm vú vì đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập làm viêm tuyến sữa; cũng nên tránh để da bị khô nẻ. Nên mặc áo ngực phù hợp, vừa vặn... để tránh gây tổn thương vú.
    Không cai sữa sớm, khi cai sữa, nên giảm dần số lượng và số cữ bú từ từ.

Qua đây chúng ta đã trả lời được cho câu hỏi “Áp xe vú có nguy hiểm không?”. Ngay khi phát hiện vú có biểu hiện đau, nhức, sưng bầu vú, nứt núm vú... hãy ngừng tạm thời việc cho con bú và đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe của bạn.



Áp xe vú
Áp xe vú
Áp xe vú
Áp xe vú

Top 6 Vấn đề thường gặp và cách xử lý khi nuôi con bằng sữa mẹ mà các mẹ nên biết

  1. top 1 Cương tức sữa
  2. top 2 Tắc tia sữa
  3. top 3 Đau và nứt núm vú
  4. top 4 Viêm tuyến vú
  5. top 5 Áp xe vú
  6. top 6 Ít sữa

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy