Bãi biển thủy tinh (Glass Beach) tại Fort Bragg, California, Mỹ
Glass Beach là một trong những bờ biển đá độc đáo nhất thế giới. Nơi đây được người ta ví như là thánh địa Mecca cho người thu gom thủy tinh biển.
Đầu thế kỷ XX, những cư dân của thành phố Fort Bragg thuộc tiểu bang California đã xữ lý rác thải bằng cách gom chúng lại và vứt ra đá trên một bãi biển. Không có rác thải quá độc hại và kích cỡ lớn. Chỉ là những chiếc xe ôtô cũ, đồ gia dụng, máy móc hư hỏng và phần lớn những vật dụng bằng thủy tinh như chai, lọ, ly,... Nhưng tất cả chúng đã biến bãi biển thành một bãi rác công cộng khổng lồ.
Năm 1967, các quan chức địa phương đã cấm người dân đỗ rác ra nơi này vì tình trạng ô nhiễm môi trường và đồng thời huy động người dân thu gom rác thải. Nhưng chủ yếu là những rác thải hạng nặng, chúng được đem lên bờ để xữ lý. Còn lại hàng triệu vỏ chai, mảnh thủy tinh không thể thu gom vẫn còn đó. Thiên nhiên đã giải quyết hết những gì còn sót lại. Qua nhiều thập kỷ, những con sóng đại dương không ngừng vỗ bờ, chúng thay nhau đập vỡ những mảnh thủy tinh và chai lọ bằng cách đẩy chúng "va đập" vào vách đá. Sau đó, nước và cát biển mịn đã mài nhẵn các mảnh vỡ thành những viên sỏi long lanh với đủ màu sắc.
Từ đó, bãi biển mang tên Glass Beach đã trở thành một địa điểm độc đáo, một bãi biển thủy tinh đẹp lấp lánh dưới ánh mặt trời. Không ai ngờ trước đây nó từng là một bãi rác thải công cộng lớn.
Đến những năm đầu thế kỷ XXI, khu vực này được Cơ quan quản lý công viên Bang California mua lại nhằm nối liền với công viên nước Mackerricher kế bên. Hiện tại bãi biển thủy tinh là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất California. Người dân ở đây đã có ý thức cao về việc bảo vệ môi trường biển. Họ xem đây như là một phần vẻ đẹp của nơi họ đang sống.
Đầu thế kỷ XX, những cư dân của thành phố Fort Bragg thuộc tiểu bang California đã xữ lý rác thải bằng cách gom chúng lại và vứt ra đá trên một bãi biển. Không có rác thải quá độc hại và kích cỡ lớn. Chỉ là những chiếc xe ôtô cũ, đồ gia dụng, máy móc hư hỏng và phần lớn những vật dụng bằng thủy tinh như chai, lọ, ly,... Nhưng tất cả chúng đã biến bãi biển thành một bãi rác công cộng khổng lồ.
Năm 1967, các quan chức địa phương đã cấm người dân đỗ rác ra nơi này vì tình trạng ô nhiễm môi trường và đồng thời huy động người dân thu gom rác thải. Nhưng chủ yếu là những rác thải hạng nặng, chúng được đem lên bờ để xữ lý. Còn lại hàng triệu vỏ chai, mảnh thủy tinh không thể thu gom vẫn còn đó. Thiên nhiên đã giải quyết hết những gì còn sót lại. Qua nhiều thập kỷ, những con sóng đại dương không ngừng vỗ bờ, chúng thay nhau đập vỡ những mảnh thủy tinh và chai lọ bằng cách đẩy chúng "va đập" vào vách đá. Sau đó, nước và cát biển mịn đã mài nhẵn các mảnh vỡ thành những viên sỏi long lanh với đủ màu sắc.
Từ đó, bãi biển mang tên Glass Beach đã trở thành một địa điểm độc đáo, một bãi biển thủy tinh đẹp lấp lánh dưới ánh mặt trời. Không ai ngờ trước đây nó từng là một bãi rác thải công cộng lớn.
Đến những năm đầu thế kỷ XXI, khu vực này được Cơ quan quản lý công viên Bang California mua lại nhằm nối liền với công viên nước Mackerricher kế bên. Hiện tại bãi biển thủy tinh là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất California. Người dân ở đây đã có ý thức cao về việc bảo vệ môi trường biển. Họ xem đây như là một phần vẻ đẹp của nơi họ đang sống.