Bài soạn "Cảnh ngày xuân" số 1

Bố cục:

- Phần 1 (4 câu đầu) vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa xuân

- Phần 2 (tám câu thơ tiếp): Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh

- Phần 3 (6 câu cuối): Chị em Thúy Kiều du xuân trở về


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 85 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Bốn câu thơ đầu vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên:

+ Hình ảnh chim én đưa thoi giữa trời xuân trong sáng

+ Cỏ xanh non tới chân trời, điểm xuyết hoa lê trắng

+ Không gian mùa xuân khoáng đạt, rộng rãi

- Màu sắc có sư hài hòa gợi lên vẻ tinh khôi, mới mẻ, tràn đầy sức sống của mùa xuân

- Bút pháp ước lệ tượng trưng gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ gợi hình ảnh, cái hồn cảnh vật


Câu 2 (trang 86 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh gợi tả trong tám câu thơ:

- Phần lễ tảo mộ và du xuân

- Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân:

+ Nô nức yến anh

+ Dập dìu tài tử giai nhân

+ Ngựa xe như nước, áo quần như nêm

- Các danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân. Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức. Là động từ: sắm sửa, dập dìu

→ Hình ảnh gợi lên không khí náo nhiệt, tươi vui và không gian nhiều màu sắc, giàu sức sống của mùa xuân


Câu 3 (Trang 86 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Sáu câu thơ cuối gợi tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về: cảnh vật, tâm trạng con người

Cảnh vật mang sự thanh dịu, nhẹ nhàng của mùa xuân

Khe nước nhỏ, nhịp cầu bắc ngang

+ Chuyển động nhẹ nhàng, mặt trời từ từ ngả bóng về tây, nước chân người thơ thẩn

+ Nao nao dòng nước uốn quanh

+ Không khí lễ hội không còn nữa, tất cả nhạt và lắng dần

- Cảnh vật, không gian thay đổi qua sự thay đổi tâm trạng nhân vật

+ Con người buồn nao nao, nuối tiếc khi phải ra về

+ Những từ láy diễn tả tâm trạng của con người: “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” nhuốm màu lên cảnh vật

→ Cảm giác bâng khuâng xao xuyến, thấm đượm một nỗi buồn dịu nhẹ, man mác


Câu 4 (trang 87 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Đoạn trích có bố cục cân đối, hợp lí

- Mặc dù không thật rõ ràng, nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần (mở đầu, diễn biến, kết thúc

- Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình như những từ láy gợi hình, tình tứ tả màu sắc, từ ghép…

+ Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi tả có tính chấm phá

→ Nguyễn Du cho thấy nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tinh tế, tài hoa


Luyện tập

Bài 1 (trang 87 sgk ngữ văn 9 tập 1)

- Câu thơ Nguyễn Du tiếp thu ý tưởng câu thơ cổ Trung Quốc khi miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân

+ Cỏ xanh trải dài tận chân trời, mở ra không gian bao la (Cỏ non xanh)

+ Cỏ thơm tới tận chân trời (Phương thảo – cỏ thơm)

- Sự sáng tạo đậm chất trong câu thứ hai:

+ Nguyễn Du nhấn mạnh vào việc điểm xuyết “một vài bông hoa” tạo ra sự chấm phá độc đáo trong bức tranh thiên nhiên

+ Cấu trúc đảo ngữ, nhấn mạnh hoạt động “điểm”


Bài 2 (trang 87 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Học thuộc lòng bài thơ

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy