Bài soạn "Câu nghi vấn" số 6

A. Kiến thức trọng tâm

Câu nghi vấn là câu:

Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)....không, (đã)...chưa,...) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn).
Có chức năng chính là dùng để hỏi
Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
Ví dụ: trả lời câu hỏi phần 1.

Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn? Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?

Trả lời: câu nghi vấn là câu

Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không?
Thế làm sao..... không ăn khoai? Hay là u.... đói quá?
Đặc điểm: có từ để hỏi ( có.... không, làm sao...không) có từ nối (hay)
Có dấu chấm hỏi ở cuối câu (?)


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: sgk ngữ văn 8 tập 2 trang 11,12

Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau. Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?

a, câu nghi vấn là: Chị khất tiền sưu đến mai phải không?
Đặc điểm là có từ để hỏi (phải không), có dấu chấm hỏi kết thúc câu.
b, câu nghi vấn là: Tại sao con người phải khiêm tốn như thế?
Đặc điểm là có từ để hỏi (tại sao), có dấu chấm hỏi kết thúc câu
c, câu nghi vấn là: văn là gì? Chương là gì?
Đặc điểm là có từ để hỏi ( gì), có dấu chấm hỏi kết thúc câu
d, câu nghi vấn: chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? Đùa trò gì? Cái gì thế? Chị cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?
Đặc điểm là có từ để hỏi (không, gì, cái gì, hả), có dấu chấm hỏi kết thúc câu.


Câu 2: sgk ngữ văn 8 tập 2 trang 12
Xét các câu sau và trả lời câu hỏi:
Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn ?
Trong các câu đó , có thể thay từ hay bằng từ hoặc được không? Vì sao?
Trả lời:
Có thể xác định các câu trên là câu nghi vấn vì trong các câu ấy có từ nối các vế có quan hệ lựa chọn là: hay, hay là, hay tại
Trong các câu này không thể thay từ hay bằng từ hoặc được vì từ hoặc mặc dù cũng để nối các vế câu có quan hệ lựa chọn, song về nghĩa, nó lại không tạo ra câu nghi vấn mà nó chỉ có thể tạo ra những câu mang sự lựa chọn đơn thuần.


Câu 3: sgk ngữ văn lớp 8 tập 2 trang 13
Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu sau không? Vì sao?
Trả lời:
Các câu trên có những dấu hiệu của câu nghi vấn:
Câu (a): có từ "không" ở cuối câu
Câu (b): xuất hiện từ "tại sao"
Câu (c): xuất hiện từ "nào"
Câu (d): Có từ "ai"
Tuy nhiên, các câu trên không phải là câu nghi vấn nên chúng ta không thể đặt dấu chấm hỏi vào cuối những câu này được vì những từ ngữ mang dấu hiệu của câu nghi vấn giữ vai trò khác trong câu: chúng mang nghĩa khẳng định.
Từ "không" trong câu (a) để khẳng định nếu Chân, Tay, Tai, Mắt, Mũi không làm việc thì lão Miệng cũng không thể sống được.
Từ "tại sao" trong câu (b) để khẳng định lúc bấy giờ ông giáo đã hiểu nguyên nhân lão Hạc bán con chó Vàng của lão
Từ "nào" trong câu (c) để khẳng định giá trị của những loài cây trên đất nước Việt Nam
Từ "ai" trong câu (d) là đại từ phiếm chỉ, để khẳng định người nào cũng thấy cảnh biên rất đẹp.


Câu 4: sgk ngữ văn lớp 8 tập 2 trang 13
Phân biệt hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
a, Anh có khỏe không?
b, Anh đã khỏe không?
Xác định câu trả lời thích hợp đối với từng câu. Đặt câu với hai mô hình có... không?, đã... chưa?
Trả lời:
Hai câu này đều có hình thức là câu nghi vấn nhưng nghĩa khác nhau.
Câu (a) là câu hỏi xã giao, mang ý nghĩa người hỏi không biết người bị hỏi có khỏe không câu (b) mang ý nghĩa người hỏi biết người bị hỏi bị ốm nhưng không biết đã khỏi hay chưa.
Câu trả lời thích hợp cho từng câu là
a, Tôi vẫn khỏe, cảm ơn anh hoặc dạo này tôi không khỏe lắm.
b, Tôi đã khỏe rồi hoặc tôi vẫn chưa khỏi hẳn
Đặt câu với mô hình:
Bạn có ăn cơm không?
Bạn đã ăn cơm chưa?

Hoặc
Bạn có ra khỏi nhà không?
Bạn đã ra khỏi nhà chưa?


Câu 5: sgk ngữ văn lớp 8 tập 2 trang 13
Cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
a, Bao giờ anh đi hà Nội?
b, Anh đi Hà Nội bao giờ?

Trả lời
a, Từ nghi vấn nằm ở đầu câu (bao giờ) và về nội dung thì người được hỏi trong câu này đang chuẩn bị hoặc đã có ý định đi Hà Nội. Sự việc người được hỏi đi Hà Nội sẽ xảy ra trong tương lai còn câu hỏi được đặt ra vào thời điểm hiện tại.
b, Từ nghi vấn nằm ở cuối câu (bao giờ) và nội dung là người được hỏi đã đi Hà Nội về, sự việc người được hỏi đi Hà Nội đã xảy ra trong quá khứ và câu hỏi này được đặt ra ở thời hiện tại.


Câu 6: sgk ngữ văn 8 tập 2 trang 13
Cho biết hai câu nghi vấn sau đây là đúng hay sai? Vì sao?
a, Chiếc xe này bao nhiêu ki-lô-gam mà nặng thế?
b, Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế?
Trả lời:
Hai câu nghi vấn này đều sai. Chưa biết đáp án mà đã khẳng định là sai
Chưa biết bao nhiêu tiền mà đã bảo là rẻ
Chưa biết bao nhiêu cân mà đã nói là nặng


Phần tham khảo mở rộng
Câu 1:
Viết đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn chủ đề bạn bè
Bài làm:
Bạn định nghĩa thế nào về một người bạn thân? Với tôi, bạn thân là người có thể cùng chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống, là có thể giúp đỡ nhau không chút vụ lợi và gắn bó bền vững. Tôi và Mai là bạn thân, lớn lên cùng nhau trong con phố nhỏ. Chúng tôi cùng nhau đi học, cùng tham gia những trò chơi tinh nghịch với lũ bạn hàng xóm. Chúng tôi luôn kể cho nhau nghe và cùng chia sẻ về chuyện học hành, gia đình và cuộc sống. Tình bạn ấy cũng không tránh khỏi những cãi vã hay giận hờn, nhưng chúng tôi luôn nhường nhìn làm hòa và lại cười giòn giã bên nhau. Thoáng chốc, giờ đây chúng tôi đều đã trưởng thành và mỗi người cần lựa chọn cho mình một con đường đi riêng. Mai học giỏi và quyết định thi vào trường cấp 3 chuyên ở xa nhà, còn tôi lựa chọn ngôi trường trong huyện. Dù xa cách nhưng chúng tôi vãn thường quan tâm, hỏi han và động viên nhau học hành. Chúng tôi luôn trân trọng tình bạn ấy và sẽ cùng nhau vun đắp để tình cảm ấy không bao giờ phai nhòa.


Câu 2: Viết đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn chủ đề học tập
Bài làm:
Tại sao chúng ta cần phải học tập? Bởi học tập là con đường để mỗi người tự bồi đắp tri thức, là hành trang quan trọng để chúng ta bước vào cánh cửa tương lai rộng mở. Những gì chúng ta biết chỉ nhỏ bé như giọt nước giữa đại dương mênh mông vô tận. Vì vậy, bên cạnh việc chú tâm học hành trên trường lớp, chúng ta cần có ý thức tự học. Ngày nay, sách vở hay công nghệ thông tin phát triển, hỗ trợ tối ưu để chúng ta tự tìm tòi và khám phá. Tuy nhiên, còn rất nhiều bạn học sinh đang sa đà vào những thú vui chơi như game online mà quên đi nhiệm vụ học tập của mình. Điều đó không chỉ khiến thầy cô, cha mẹ phiền lòng mà khiến chính bản thân các bạn sẽ dần dần thiếu hụt tri thức, gây khó khăn cho chính cuộc sống của chúng ta. Do đó, ngay từ bây giờ, hãy xác định mục tiêu học tập và phấn đấu hết mình để đạt được kết quả cao nhất trong học tập bạn nhé!

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy