Bài soạn "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" số 1
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nguyễn Dữ người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, hiện chưa rõ ông sinh và mất năm nào. Ông là con trai cả của Nguyễn Tường Phiêu, người đỗ tiến sĩ năm 1496. Thi đỗ hương tiến và ra làm quan ở huyện Thanh Tuyền chưa được một năm thì ông từ quan về phụng dưỡng mẹ già. Với Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ được xem như một tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam trung đại nói chung, văn xuôi tự sự chữ Hán Việt Nam nói riêng.
2. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, cũng như các truyện khác của Truyền kì mạn lục, thuộc thể loại truyền kì. Truyền kì là thể văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ Trung Hoa, dùng yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống. Ở Việt Nam thời trung đại, thể loại này rất được ưa chuộng. Truyện truyền kì Việt Nam thường sử dụng truyện dân gian hoặc các mô-típ truyện dân gian để xây dựng thành truyện mới. Truyện truyền kì Việt Nam mang đậm chất yếu tố hiện thực và chất nhân văn.
3. Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu … không cần gì cả) : Tử Văn đốt đền.
- Phần 2 (tiếp…khó lòng thoát nạn) : Tử Văn với viên Bách hộ họ Thôi và Thổ công.
- Phần 3 (tiếp…sai lính đưa Tử Văn về) : Tử Văn thắng kiện.
- Phần 4 (còn lại) : Tử Văn trở thành phán sự đền Tản Viên.
II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Câu 1 (trang 60 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Việc làm của Ngô Tử Văn mang nhiều ý nghĩa, vừa thể hiện sự khảng khái, chính trực, dũng cảm muốn vì dân trừ hại
Vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ xâm lược
Đáp án chính xác phải là sự kết hợp giữa hai đáp án B và D.
Câu 2 (trang 60 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Chuyện Diêm Vương xử kiện ở âm phủ là chi tiết thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm. Chi tiết này thể hiện niềm tin người trung đại về một thế giới khác bên cạnh cõi trần
- Thể hiện khát vọng về công lý, là bước ngoặt của truyện, tạo nên tính li kì, hấp dẫn
- Mang ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống,hành động hợp lẽ phải, tránh làm điều ác
Chọn ý e: ý kiến khác
Câu 3 (trang 60 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Chức phán sự là chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án. Chi tiết này có nghĩa:
+ Chức quan thể hiện công lí, công bằng, sự thật
+ Chàng đã đòi lại công lí, chính nghĩa, mặc cho cái chết đe dọa
+ Là phần thưởng xứng đáng có ý nghĩa cho con cháu noi gương
Câu 4 (trang 61 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đưa người đọc vào thế giới li kì, huyền ảo.
+ Chuyện viết về thần linh (thổ công, đức thánh Tản Viên), ma quỷ (Diêm Vương, hồn ma
+ Chuyện chết đi sống lại của con người
- Hiện thực được lồng vào cốt truyện kì ảo, người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kì ảo để khi đọc hết, suy ngẫm về các nhân vật, tình tiết sẽ nhận giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm
- Cốt truyện của Nguyễn Dữ giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, logic
+ Cách dẫn dắt truyện của tác giả khéo léo, bằng sự việc bất ngờ, dẫn dắt tới đỉnh điểm kịch tính, giải quyết một cách hợp lí, thỏa đáng
Người đọc đồng cảm với thái độ, quan điểm của nhà văn, thái độ ca ngợi trí thức, tinh thần dân tộc, quan niệm ác giả ác báo
Câu 5 (trang 61 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Truyện đề cao nhân vật Ngô Tử Văn- đại diện cho trí thức Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh trừ hại cho dân
Chủ đề truyện: đề cao chính nghĩa, dũng cảm cương trực nhất định chiến thắng gian tà.
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 61 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Với cách kết như vậy em đồng tình, bởi nhân vật Ngô Tử Văn cương trực, luôn đề cao chính nghĩa sẽ phù hợp với chức phán sự đền tản viên. Ngô Tử Văn sẽ cầm cân nảy mực vì lẽ phải, để không ai bị oan khuất.
Bài 2 (trang 61 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Tóm tắt
Ngô Tử Văn tên Soạn người Lạng Giang có tính tình khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà không chịu được. Trong làng có ngôi đền thiêng cuối đời nhà Hồ bị tên Bách hộ họ Thôi là tướng giặc bại trận chết ở đó rồi cướp đền, tác oai tác quái. Ngô Tử Văn tức giận nên đốt đền, khiến cho hồn tên tướng giặc không có nơi nương tựa, Tử Văn bị đe dọa nhưng chàng không sợ. Nửa đêm Tử Văn bị quỷ sứ bắt đi, khi gặp Diêm Vương Tử Văn đã vạch trần bộ mặt dối trá, gian ác của tên tướng giặc họ Thôi, Diêm Vương tha mạng cho chàng. Thổ Công lấy làm cảm kích, mờ Tử Văn về giữ chức phán sự đền Tản Viên. Chàng vui vẻ nhận lời, thu xếp mọi mọi việc rồi không bệnh mà mất.