Bài soạn "Cụm động từ" số 5

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 75 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6. 4. So sánh ý nghĩa của những phụ ngữ đứng trước động từ trong các câu sau :

Bài tập

1. Bài tập 1, trang 148 -149, SGK.

2. Bài tập 2, trang 149, SGK.

3. Bài tập 3, trang 149, SGK.

4. So sánh ý nghĩa của những phụ ngữ đứng trước động từ trong các câu sau :

a) - Tôi đã đọc quyển sách này.

- Tôi mới đọc quyển sách này.

b) - Tôi sẽ đi nghỉ mát

- Tôi sắp đi nghỉ mát.

5. Điền các phụ ngữ thích hợp vào chỗ trống :

a) Hôm qua, bạn Nam đến lúc tôi... đá cầu. (phụ ngữ chỉ quan hệ thời gian)

b) Nam thích đá bóng, tôi ... thích đá bóng. (phụ ngữ chỉ sự tiếp diễn tương tự)

c) Hằng ngày, tôi... dậy sớm tập thể dục. (phụ ngữ chỉ sự tiếp diễn tương tự)

d) Tôi... làm bài đến chiều tôi mới làm. (phụ ngữ chỉ sự phủ định)

6. Nêu ý nghĩa của các phụ ngữ được in đậm trong những câu sau :

a) Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường [...].

(Theo Cây bút thần)

b) Ngựa phi suốt mấy ngày đêm ròng rã [...].

(Theo Cây bút thần)

c) Sau cùng, Mã Lương dừng chân ở một thị trấn nhỏ.

(Theo Cây bút thần)

d) Cuối cùng, triều đình đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

(Theo Em bé thông minh)

7. Dựa theo truyện Cây bút thần, trả lời mỗi câu hỏi sau bằng một câu :

a) Mã Lương thích học vẽ từ bao giờ ?

b) Mã Lương vẽ cho người nghèo trong làng những gì ?

c) Khi bị nhốt trong chuồng ngựa, Mã Lương vẽ cái thang để làm gì ?

d) Sau khi trốn khỏi nhà tên địa chủ, Mã Lương dừng lại ở đâu ?

đ) Vua sai triều thần đón Mã Lương về đâu ?

e) Vì sao vua chết ?

8. Dựa vào bài tập trên, em hãy cho biết ý nghĩa của từng loại phụ ngữ. Tìm thêm những câu hỏi khác cho mỗi loại phụ ngữ.


Gợi ý làm bài

Câu 1. Trước hết, HS tìm động từ có trong những câu đã cho, sau đó tìm các động từ có phụ ngữ đi kèm để xác định các cụm động từ. Ví dụ :

a) còn đang đùa nghịch ở sau nhà


Câu 2. HS căn cứ vào mô hình của cụm động từ trong SGK để sắp xếp các cụm động từ đã tìm được ở bài tập 1 vào các phần tương ứng. Ví dụ :

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

còn đang

đùa nghịch

ở sau nhà


Câu 3. Các từ chưa, không in đậm trong bài tập đều có ý nghĩa phủ định hành động.

Để tìm xem việc dùng các phụ ngữ này nói lên điều gì về trí thông minh của em bé, HS dựa vào ý nghĩa của hai từ chưa và không. Chưa : hành động còn có thể xảy ra trong tương lai; không : hành động không xảy ra. Có thê thấy : Cậu bé hỏi vặn lại viên quan ngay khi cha cậu bé mới bắt đầu suy nghĩ, chưa tìm ra cách trả lời. Sau khi cậu bé hỏi vặn, viên quan đã suy nghĩ mà không tìm được lời đáp lại.


Câu 4. Bài tập yêu cầu HS so sánh ý nghĩa của hai cặp từ:

a) đã - mới

b) sẽ - sắp

HS chú ý phân biệt về khả năng chỉ quan hệ thời gian của từng phụ ngữ trong câu.


Câu 5. Trong ngoặc đơn phía sau mỗi câu đã nêu yêu cầu mỗi câu điền loại phụ ngữ gì. HS chọn các từ thích hợp để điền. Ví dụ:

- Phụ ngữ chỉ quan hệ thời gian : đã, từng, mới, đang, sẽ, sắp,...

- Phụ ngữ chỉ sự tiếp diễn tương tự : vẫn, cứ, còn, cũng, thường, hay,...

- Phụ ngữ chỉ sự phủ định : không, chưa, chẳng,...


Câu 6. HS dựa vào các ý nghĩa của phụ ngữ nêu dưới đây để xác định ý nghĩa của từng phụ ngữ theo yêu cầu của bài tập:

- chỉ đối tượng của hành động;

- chỉ hướng hành động;

- chỉ địa điểm hành động;

- chỉ thời gian hành động;

- chỉ mục đích hành động ;

- chỉ nguyên nhân hành động;

- chỉ phương tiện hành động;

- chỉ cách thức hành động.

Lưu ý: Có thể có hơn một phụ ngữ đi kèm động từ. Ví dụ, trong câu a : Khi về nhà,, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường. Cụm động từ về nhà chỉ có một phụ ngữ nhà (chỉ hướng hành động); còn cụm động từ vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường có hai phụ ngữ :

các đồ đạc trong nhà (chỉ đối tượng)

lên tường (chỉ hướng)

HS tự làm các câu b, c, d


Câu 7. HS đọc lại truyện Cây bút thần, chú ý đến những chi tiết phục vụ cho việc trả lời câu hỏi.

HS dựa vào những chi tiết đó để trả lời câu hỏi. Lưu ý có những chỗ phải tổng hợp khái quát thành phụ ngữ. Ví dụ, đối với câu hỏi b không thể dùng toàn bộ lời văn như có trong truyện để trả lời, mà phải tổng hợp lại, chẳng hạn, có thể trả lời như sau: Mã Lương vẽ cho người nghèo trong làng cày, cuốc, đèn, thùng,... hoặc: Mã Lương vẽ cho người nghèo trong làng những thứ cần thiết cho cuộc sống...


Câu 8. HS dựa vào những câu hỏi và câu trả lời ở bài tập 7, xác định ý nghĩa của các phụ ngữ. Ví dụ : câu Mã Lương thích học vẽ từ nhỏ, có phụ ngữ từ nhỏ chỉ thời gian hành động.

Tương tự, HS xác định ý nghĩa của các loại phụ ngữ khác như : (vẽ) những gì ? ứng với loại phụ ngữ chỉ đối tượng hành động ; để làm gì ? ứng với loại phụ ngữ chỉ mục đích hành động ; như thế nào ?ứng với loại phụ ngữ chỉ cách thức hành động ; ở đâu ? ứng với loại phụ ngữ chỉ địa điểm hành động ; (về) đâu ? ứng với loại phụ ngữ chỉ hướng hành động ; vì sao ? ứng với loại phụ ngữ chỉ nguyên nhân hành động.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy