Bài soạn "Đò Lèn" của Nguyễn Duy số 5
Tìm hiểu chung tác phẩm
Tác giả
Nguyễn Duy: Sinh năm 1948, quê Thanh Hoá.
Phong cách thơ:
Thơ Nguyễn Duy là sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc.
Nhiều bài là tiếng nói khẳng khái, bộc trực, đầy ngang tàng mà trầm tĩnh, giàu chiêm nghiệm và mang tinh thần công dân sâu sắc.
Tác phẩm chính : Cát trắng(1973), Ánh trăng(1984), Mẹ và em(1987), Bụi(1997)
Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác: Đò Lèn được viết năm 1983, trong dịp Nguyễn Duy trở về quê hương, nhớ lại những kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu. Tác phẩm này được in trong tập "Ánh trăng".
Bố cục: hai phần
Phần 1 (5 khổ thơ đầu): hồi ức về người bà lam lũ tảo tần bên cạnh sự vô tâm của người cháu.
Phần 2 ( khổ cuối ) : sự thức tỉnh của người cháu trước quy luật nghiệt ngã của cõi đời để càng xót xa, hối tiếc.
Câu 1: Trong bài thơ, cái tôi của tác giả thời tuổi nhỏ được tái hiện như thế nào? Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ?
Trả lời:
Tuổi thơ của nhà thơ một thời kì cơ cực, nghèo đói do chiến tranh để lại nhưng nó hiện lên vẫn vừa tình cảm, tội nghiệp lại vừa đáng yêu, tinh nghịch, sự hồn nhiên của những đứa trẻ.
Hai khổ thơ đầu: Đó là kí ức tuổi thơ hồn nhiên, vô tư với những trò chơi nghịch ngợm của trẻ con. Đó là niềm say mê, mơ mộng thế giới hư ảo của tiên Phật, thánh thần.
Ba khổ thơ tiếp: Hiện lên hình ảnh người bà trong cuộc đời thực với bao vất vả, khổ cực, gian nan. Cuộc sống nghèo khó nên phải "mò cua xúc tép", "gánh chè xanh" trĩu nặng trên vai cùng bà con xuôi ngược buôn bán khắp nơi; ăn "củ dong riềng luộc sượng" để cầm hơn qua cơn đói khát; thời chiến tranh ác liệt, nhà bà bị bom Mĩ dội bà phải đi "bán trứng ở ga Lèn"
Nét mới trong thơ Nguyễn Duy chính việc Nguyễn Duy không chỉ kể những kỉ niệm đẹp mà ngay cả những kỉ niệm không đẹp, cái xấu của trẻ thơ ông cũng nhắc tới một cách chân thực rất sinh động “ Ăn trộm nhãn chùa Trần”. => Người đọc càng liên tưởng tới vẻ tinh nghịch, vui nhộn của một thời từng trải qua.
Câu 2: Tình cảm sâu nặng của tác giả với bà mình được biểu hiện cụ thể như thế nào?
Trả lời:
Hình ảnh người bà: mò cua xúc tép ,gánh chè xanh những đêm lạnh ,bán trứng ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng.. .
Bà là người đã vất vả, hi sinh cả cuộc đời để kiếm cho cháu bát cơm sống qua ngày, khi chiến tranh khốc liệt bà vẫn chắt chiu từng phần của dong riềng cho cháu. Một tình thương yêu bao la mà Nguyễn Duy không thể tả hết được.
Nhà thơ đã thể hiện tình yêu thương sự tôn kính và lòng tri ân sâu sắc đối với bà.
Sự ân hận, ngậm ngùi, xót đau muộn màng: Khi tôi biết thương bà thì đã muộn/ Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi
Câu thơ vang lên như tiếng khóc nức nở của một đứa cháu nhỏ khi đã xa quê hương đi chiến đấu đợi ngày chiến thắng trở về, vậy mà bà đã đi xa, nhà thơ đã nhỏ lệ trên những trang thơ của mình khiến người đọc không khỏi xúc động và đồng cảm với nỗi mất mát ấy.
Câu 3: Cách thể hiện tình thương bà của tác giả có gì đặc biệt? So sánh nét riêng trong cách sử dụng hình ảnh thơ giữa hai tác giả cùng viết về một đề tài: Bằng Việt (Bếp lửa) và Nguyễn Duy (Đò lèn)
Trả lời:
Trong Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt tái hiện lại những kỉ niệm thiêng liêng về tình cảm bà cháu. Tình cảm ấy được thể hiện qua tiếng tu hú tha thiết, qua hình ảnh bếp lửa bập bùng.
Nguyễn Duy đã sử dụng thành những những thử pháp nghệ thuật như phép đối và phép so sánh đối chiếu đã tạo nên thành công to lớn trong những vần thơ của ông.
Sự đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người cháu với sự cơ cực, lam lũ của người bà.
Sự đối lập giữa cuộc sống nghèo đói, gian khổ với tình yêu bao la rộng lớn của người bà đối với cháu.
So sánh tương đồng giữa hư và thực, giữa bà với Tiên, Phật, thần thánh.
So sánh tương phản giữa thần thánh với bà đặt trong một bối cảnh chiến tranh.
Giọng điệu, lời ca chân thành, thẳng thắn => dư vị về nỗi ngậm ngùi, đắng xót, ân hận pha lẫn những suy nghĩ đầy màu sắc về cuộc sống con người.