Bài soạn "Hai cây phong" số 4

Câu 1

- Căn cứ vào đại từ nhân xưng người kể chuyện (tôi hoặc chúng tôi) xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau:

▪ Từ đầu… gương thần xanh: mạch kể xưng "tôi"

▪ Từ năm học… xanh biêng biếc: mạch kể xưng "chúng tôi"

▪ Đoạn còn lại: mạch xưng "tôi"

Trong mạch kể xưng “tôi”, tôi là người kể chuyện nhân danh tác giả, tự giới thiệu là “họa sĩ”. Trong mạch kể xưng là “chúng tôi " vẫn là người kể chuyện trên nhưng lại nhân danh cả “bọn con trai ngày trước” để kể.

- Trong hai mạch kể, mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn trong văn bản này. Vì mọi quan sát, cảm nhận đều dưới cái nhìn của nhân vật “tôi”.


Câu 2

Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, điều thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ, làm cho chúng ngây ngất là:

- Cây phong trên đồi cao vào năm học cuối cùng, trước kì nghỉ hè, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim

- “thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng” mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi trên những cành cây cao của hai cây phong.

Có thể nói, người kể chuyện đã miêu tả quang cảnh và hai cây phong bằng ngòi bút đậm chất hội họa:

- Đường nét:

▪ Đất rộng bao la

▪ Dải thảo nguyên hoang vu: Mất hút trong làn sương

▪ Những dòng sông tận chân trời: Sợi chỉ bạc mỏng manh

▪ Cây phong: khổng lồ, nghiêng ngả, cao ngang tầm cánh chim, cành cao ngất...

- Màu sắc:

▪ Màu trắng của làn sương mờ đục

▪ Màu xanh của thảo nguyên xa thẳm biêng biếc

▪ Màu bạc lấp lánh của những con sông.

→ Quang cảnh và hai cây phong được tác giả miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa. Những đường nét phóng khoáng, những màu sắc hài hòa... đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên sinh động, có hồn.


Câu 3

- Trong mạch kể chuyện xưng "tôi" nguyên nhân hai cây phong đóng vai trò là trung tâm, gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện:

▪ Hai cây phong xuất hiện từ khi “tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình”, hai cây phong như ngọn hải đăng của làng, có “tiếng nói riêng”, “tâm hồn riêng”.

▪ Hình ảnh hai cây phong gắn với những “ấn tượng tuổi thơ”, kỉ niệm học trò "tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy… như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…"

▪ Hai cây phong là nhân chứng cảm động về tình thần trò giữa cô bé An-tư-nai và thầy Đuy-sen.

- Hai cây phong như hai con người, có tiếng nói riêng và tâm hồn riêng, được miêu tả sống động như hai con người, qua sự quan sát của một họa sĩ và cũng là một người con xa quê:

▪ Trí tưởng tượng phong phú giúp người kể nghe được tiếng nói nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều sắc thái khác nhau của hai cây phong.

▪ Sử dụng biện pháp nhân hóa để làm sống động thế giới của hai cây phong.

→ Hai cây phong vì thế không chỉ là biểu tượng của quê hương “tôi” mà còn thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của nhân vật “tôi”.


Câu 4:
Em có thể tự chọn một đoạn theo yêu thích để học thuộc lòng. Có thể chọn:
- Phía trên làng tôi … hai cây phong thân thuộc ấy.
- Trong làng tôi không thiếu … bốc cháy rừng rực.
- Vài năm học cuối cùng … bao la và ánh sáng.
- Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong … Trường Đuy-sen.


Tổng kết

Trong đoạn trích truyện Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp, hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội họa. Người kể chuyện truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và lòng xúc động đặc biệt vì đây là hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuy-sen, người đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Top 5 Bài soạn "Hai cây phong" của Ai-ma-top hay nhất

  1. top 1 Bài soạn "Hai cây phong" số 1
  2. top 2 Bài soạn "Hai cây phong" số 2
  3. top 3 Bài soạn "Hai cây phong" số 3
  4. top 4 Bài soạn "Hai cây phong" số 4
  5. top 5 Bài soạn "Hai cây phong" số 5

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy