Bài soạn "Liên kết trong văn bản" số 3
I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản
1. Tính liên kết của văn bản
a. Nếu bố của En-ri-cô chỉ viết như đoạn văn trong SGK, thì En-ri-cô sẽ chưa hiểu được điều bố muốn nói.
b. Lý do:
Vì giữa các câu chưa có sự liên kết
c. Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì cần có sự liên kết.
2. Phương tiện liên kết trong văn bản
a.
- Đoạn văn khó hiểu do thiếu sự liên kết.
- Sửa lại: Thêm các câu văn kết nối: “Sự hỗn láo của con như một nhát dao…”
b.
Sửa lại: Một ngày kia, con xa lắm, ngày đó con sẽ biết được thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
c. Để văn bản có tính liên kết thì người viết phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
Các câu trong đoạn văn phải liên kết bằng những phương tiện ngôn ngữ thích hợp.
=> Tổng kết:
- Phép liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản , làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
- Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu…) thích hợp.
II. Luyện tập
Câu 1. Sắp xếp các câu trong đoạn văn ở SGK theo một thứ tự hợp lí để tạo thành một đoạn văn có tính liên kết.
Sắp xếp: (1), (4), (2), (5), (3)
Câu 2. Các câu văn trong SGK có tính liên kết chưa? Tại sao?
- Khi đọc đoạn văn, xét về hình thức các câu văn có vẻ rất liên kết khi đang viết về mẹ.
- Nhưng khi đọc từng câu, nội dung của các câu không liên quan gì đến nhau:
Câu văn 1: Nhân vật “tôi” nhớ về mẹ lúc “tôi lên mười”
Câu văn 2: Nhân vật tôi kể lại việc mẹ dắt đi trên con đường làng.
Câu văn 3: Nhân vật tôi kể chuyện buổi sáng: tôi nói lời thiếu lễ độ với mẹ
Câu văn 4: Nhân vật tôi kể chuyện buổi chiều: mẹ cho đi chơi.
=> Người mẹ trong 4 câu chẳng có liên quan gì đến nhau.
Câu 3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
“Bà ơi! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi mong tìm lại hình bóng của bà và nhớ lại ngày nào bà trồng cây, cháu chạy lon ton bên bà. Bà bảo khi nào có quả bà sẽ giành quả to nhất, ngon nhất cho cháu nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà. Thế làbà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu”
Câu 4.
Câu văn 1: Nói về việc mẹ không ngủ được
Câu văn 2: Nói về việc ngày mai là ngày khai trường của con.
- Hai câu trong văn bản Cổng trường mở ra có sự liên kết không chặt chẽ nhưng vẫn được đặt cạnh nhau. Cần chú ý đến câu tiếp theo: “Mẹ sẽ đưa con đến trường, mẹ sẽ cầm tay con…” thì giữa ba câu đã có sự liên kết. Người mẹ không ngủ được vì ngày mai sẽ là ngày khai trường lớp 1 của con, đó là một ngày có ý nghĩa trọng đại mà mẹ sẽ cùng con trải qua.
Câu 5.
- Nếu không có phép màu của bụt thì cây tre trăm đốt chỉ là những khúc trẻ rời rạc, nhỏ bé và vô dụng mà thôi.
- Câu chuyện giúp em hiểu ra vai trò quan trọng của liên kết trong văn bản. Nếu không có sự liên kết thì các câu văn sẽ không tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn.
* Bài tập ôn luyện: Sắp xếp lại các câu trong đoạn văn sau để tạo thành một đoạn văn có tính chặt chẽ.
(1) Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. (2) Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. (3) Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. (4) Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn. (5) Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. (6) Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc.