Bài soạn "Một thời đại trong thi ca" số 6

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Giá trị nội dung:

Đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” chỉ ra được nội dung cốt lõi của tinh thần thơ mới: Cái tôi và nói lên cái bi kịch ngấm ngầm trong hồn người thanh niên hồi bấy giờ. Đồng thời, đánh giá được thơ mới trong cả ý nghĩa văn chương và xã hội.

Giá trị nghệ thuật:

Đoạn trích kết hợp hài hòa giữa tính khoa học và tính văn chương nghệ thuật. Luận điểm khoa học chính xác, mới mẻ. Kết cấu và triển khai hệ thống luận điểm cũng như nghệ thuật lập luận rất chặt chẽ, logic. Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng một cách khéo léo, tài tình có khả năng khơi gợi và tạo sức cuốn hút lớn.


HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: SGK – 104

Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới là ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải rạch ròi dễ nhận ra và Cả thơ mới và thơ cũ đều có cái hay, cái dở.

Các nhận diện:

Lấy bài hay so với bài hay để thấy được đặc điểm, tư tưởng của thời đại

Nhìn vào đại thể: nghiên cứu trên diện rộng, số lượng nhiều để thấy được sự khái quát.


Câu 2: SGK – 104

Điều cốt lõi mà nhà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ là tinh thần Thơ mới, là chữ “tôi”:

Cái khác ở chữ “tôi” và chữ “ta”: ngày trước là thời chữ “ta”, bây giờ là thời chữ “tôi”.

Chữ “tôi” trước đây nếu có thì cũng phải ẩn mình sau chữ “ta”. Chữ “tôi” bây giờ là chữ “tôi” theo ý nghĩa tuyệt đối của nó. Đồng thời, chữ “tôi” cũng nói lên bi kịch ngấm ngầm trong hồn người thanh niên lúc bấy giờ.


Câu 3: SGK – 104

Tác giả đã lí giải "chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó" đến với thi đàn một cách bất ngờ, "Nhưng, ngày một ngày hai, nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta lại còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá!". Sở dĩ có điều lạ lẫm ấy là vì:

Vì "cái tôi" đã đem đến cho tâm hồn họ nỗi buồn, bơ vơ, muốn thoát nhưng không được.

"Cái tôi" bây giờ không còn cái cốt cách hiên ngang ngày trước như cái khí phách ngang tàng của Lí Bạch, cái tự trọng trước cơ hàn của Nguyễn Cống Trứ.

"Cái tôi" ngày nay rên rỉ, khổ sở, thảm hại, phiêu lưu trong trường tình, thoát lên tiên, điên cuồng, đắm say, bơ vơ, ngẩn ngơ buồn, bàng hoàng mất lòng tin: "Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận. Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta". "Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả cái bình yên thời trước".


Câu 4: SGK – 104

Rơi vào bi kịch, các thi sĩ lãng mạn cũng như "người thanh niên" bấy giờ đã giải quyết những bi kịch đời mình bằng cách gửi cả vào tiếng Việt: "Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông.

- Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt". Vì họ nghĩ: "Tiếng Việt là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua" và vì họ tin vào lời nói triết lí "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn". Họ tin rằng tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa có biến thiên nhưng không sao tiêu diệt được, vì phải "tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai".


Câu 5: SGK – 104

Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng vì sao người đọc vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn vì:

Cách đặt vấn đề rất ngắn gọn, trực tiếp, không vòng vo khiến người đọc nhận định rõ ràng ngay từ đầu về nội dung của bài tiểu luận.

Cách dẫn dắt vấn đề của tác giả rất tự nhiên: đi từ yêu cầu của thời đại và thực tế đời sống, đem cái tôi - cái ta trong thơ mới và thơ cũ ra để so sánh khiến người đọc nhìn nhận rõ ràng.

Ngôn ngữ được sử dụng trong bài tiểu luận rất dễ hiểu, quen thuộc, giàu sức gợi và chất thơ.

Luận điểm khoa học, chính xác, mới mẻ; kết cấu và triển khai hệ thống luận điểm, nghệ thuật lập luận rất chặt chẽ, logic.


LUYỆN TẬP

Bài 1: SGK – 104

Theo quan niệm của Hoài Thanh, chữ tôi và chữ ta trong thơ mới và thơ cũ rất khác nhau:

Cái tôi

Tư tưởng cá nhân

Xuất hiện sớm nhưng không được coi trọng

Nay đã giành được vị trí xứng đáng

Cái ta

Tư tưởng quốc gia, gia đình, cộng đồng

Xuất hiện từ xưa, giữ vai trò quan trọng, cốt lõi

Nay chưa mất hẳn, chỉ tạm lắng xuống


Bài 2: SGK – 104

Lòng yêu nước của các nhà thơ mới biểu hiện ở sự thiết tha với những giá trị, sự nỗi lực sáng tạo ra những giá trị văn hóa. Các nhà thơ mới yêu tiếng Việt; qua thơ mình, họ muốn làm cho tiếng Việt giàu đẹp hơn. Lòng yêu nước của họ còn thể hiện ở sự trân trọng tinh thần giống nòi, tâm trạng những vẻ đẹp của quá khứ dân tộc. Đặc biệt, họ tìm về quá khứ với những giá trị bất diệt và vin vào đó như một cách trốn tránh thực tại khốn cùng, tăm tối của xã hội đương thời.


Bài 3: SGK – 104

Qua tiểu luận, người đọc có thể thấy được tấm lòng ưu ái của các nhà thơ mới và thế hệ thanh niên đương thời. Họ là những trí thức tiểu tư sản chưa tìm thấy con đường cách mạng hoặc giả cũng chưa dũng cảm dấn thân vào con đường đấu tranh vũ trang đầy máu lửa và chông gai ấy. Vì thế, tấm lòng sâu nặng với non sông đành gửi vào trong tình yêu tiếng Việt, tinh yêu văn hoá dân tộc, gửi vào những tâm sự nhớ thương thầm kín đối với cái hồn quê đất nước. Trong hoàn cảnh xã hội đương thời, những biểu hiện đó của các nhà thơ mới và các thanh niên trí thức tiểu tư sản đương thời cũng là đáng quý, đáng trân trọng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy