Bài soạn "Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ" số 6

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Đối tượng của bài nghị luận về thơ rất đa dạng (một bài thơ, một đoạn thơ, hình tượng thơ, …). Với kiểu bài này, cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ, … của bài thơ, đoạn thơ đó.
Bài viết thường có các nội dung sau:
Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (Trang 86 SGK) Hãy phân tích một đoạn thơ trong bài Tràng giang của Huy Cận:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Bài làm:
Mở bài
Giới thiệu Huy Cận, bài thơ Tràng giang và đoạn thơ phân tích.
Thân bài

1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, cảm xúc bao trùm bài thơ.
“Tràng giang” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận, sáng tác năm 1939, rút từ tập “Lửa thiêng”, tập thơ đầu tay của Huy Cận, sáng tác khoảng 1937- 1940. Tập thơ đã đưa Huy Cận trở thành một gương mặt tiêu biểu trong phong trào thơ mới thời kì đầu phát triển.
Huy Cận là thi sĩ thơ lãng mạn có nỗi buồn “ảo não”, “ngẩn ngơ” trước cái không gian bao la và thời gian thăm thẳm. Đó là nỗi buồn “sông núi”, nỗi buồn trước cảnh nước mất, nhà tan và nỗi buồn cô đơn của một thế hệ nhà “thơ mới” nằm tròn trong vòng một “chữ tôi” bế tắc, luôn luôn có niềm khao khát được hoà hợp cảm thông trong tình đất nước và tình nhân loại.

2. Nội dung đoạn thơ bao quát cảnh và tình trong toàn bộ bài thơ.

Bài thơ này là phân tích một bức tranh thiên nhiên sông nước hầu như đã trở thành cổ điển mà linh hồn của nó là một nỗi buồn đìu hiu mênh mang. Qua mỗi khổ thơ, tác giả điểm thêm một nét buồn nào đó. Tất cả những nét buồn ấy cứ trở đi trở lại vẫn là bát ngát, mênh mông mà hoang vắng và có một cái gì đó tàn tạ, lụi tắt, cô đơn, bơ vơ, nổi trôi, chia lìa, phiêu dạt. Đây là nỗi buồn cô đơn rợn ngợp của cá thể trước cái không gian ba chiều bao la, luôn luôn có niềm khao khát được hoà hợp cảm thông giữa người và người trong tình đất nước và tình nhân loại.

3. Phân tích khổ thơ

Khổ thơ ta bình giảng là khổ thứ nhất của bài thơ. Nó mở ra bằng một hình ảnh sông nước mênh mông trước một bức tranh thiên nhiên “Tràng giang” tàn tạ, quạnh hiu, nổi trôi, chia lìa, phiêu dạt.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Câu 1: Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tác giả không viết về “núi cao", “mây bạc", mà viết “mây cao", “núi bạc". Đó là cách làm lộn dòng cảm giác khiến người đọc choáng ngợp... Động từ “đùn" tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ.
Câu 2: Cánh chim chiều hôm mang theo nắng chiều sa xuống mặt sông. Hình ảnh cánh chim chiều hôm gợi nỗi nhớ nhà và cái buồn cô liêu của người lữ khách (so sánh).
Hai câu sau thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê dâng ngập lòng người (tựa như con sóng bao phủ dòng sông). Đó là nỗi khát khao tìm một chỗ dựa cho tâm hồn cô đơn, trống trải (nó không phải là nỗi nhớ nhà thông thường của một người xa quê).
Nghệ thuật dùng từ láy âm “dợn dợn” lấy cái không có ở ngoại cảnh (không khói hoàng hôn) để nói cái có ở lòng người (nhớ nhà).


4. Đánh giá nội dung và nghệ thuật đoạn thơ.
Sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển của thơ Đường với bút pháp lãng mạn của Thơ mới.
Đoạn thơ nói lên được nỗi niềm bơ vơ, buồn bã của “cái tôi” trữ tình. Cảm xúc hướng về quê hương cũng là một cách gửi gắm nỗi niềm yêu nước thầm kín của nhà thơ.
Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển ở hình thức ngôn ngữ, ở bút pháp tả cảnh, tả tình.
Kết bài
Đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn thơ

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy