Bài soạn "Ôn luyện về dấu câu" số 3

I- Tổng kết về dấu câu

  1. Dấu chấm: Đặt cuối câu trần thuật, dùng để kết thúc câu
  2. Dấu chấm hỏi: Đặt cuối câu nghi vấn, dùng để biểu thị ý nghĩa nghi vấn
  3. Dấu chấm than: Đặt cuối câu cầu khiến và cảm thán, dùng để biểu thị thái độ, cảm xúc
  4. Dấu phẩy: Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu
  5. Dấu chấm lửng:
  • Tỏ ý còn nhiều hiện tượng, sự vật chưa liệt kê hết
  • Thể hiện chỗ bỏ dở hay lời nói ngập ngừng, ngắt quãng
  • Làm giãn nhịp điệu của câu văn
  • Chuẩn bị cho sự xuất hiện từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm

6. Dấu chấm phẩy: Đánh dấu ranh giới giữa các vế câu ghép có nội dung phức tạp, giữa các bộ phận trong một phép liệt kê

7. Dấu gạch ngang

  • Đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
  • Đặt đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê
  • Nối các từ nằm trong một liên doanh

8. Dấu ngoặc đơn: Đánh dấu phần chú thích

9. Dấu hai chấm:Đánh dấu(báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó, cho lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại

10. Dấu ngoặc kép: Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; tên tác phẩm, tờ báo tập san được dẫn


II- Các lỗi thường gặp về dấu câu

1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc

Ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ: xúc động

Nên dùng dấu chấm để kết thúc câu ở chỗ đó

2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc

Dấu chấm sau từ này là sai vì ngắt câu khi câu chưa kết thúc

Ở chỗ này nên dùng dấu phẩy

3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết

Câu này thiếu dấu phẩy để phân biệt ranh giới giữa các thành phần đồng chức

Sửa lại: Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này

4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu

Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ hai chưa đúng vì đó không phải là công dụng của dấu câu đó

Sửa lại: dùng dấu chấm ở câu thứ nhất và dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ hai


III- Luyện tập Ôn luyện về dấu câu

Câu 1 trang 152 SGK văn 8 tập 1:

Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít, tỏ ra dáng bộ vui mừng. Anh Dậu lữ thử từ cổng tiến vào với cái vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội.

Cái Tý, thằng Dần cùng vỗ tay reo:

- A! Thầy đã về! A! Thầy đã về!...

Mặc kệ chúng nó, anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa, nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm. Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản, anh ta lăn kềnh lên trên chiếc chiếu rách.

Ngoài đình, mõ đập chan chát, trống cái đánh thùng thùng, tù và thổi như ếch kêu.

Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản, sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi :

- Thế nào? Thầy em có mệt lắm không? Sao chậm về thế? Trán đã nóng lên đây mà!


Câu 2 trang 152 SGK văn 8 tập 1:

a. Dùng lẫn lộn dấu câu

Sửa lại : “Sao mãi tới giờ anh mới về?”

b. Thiếu dấu câu thích hợp

Sửa lại : “Từ xưa trong cuộc sống lao động và sản xuất, nhân dân … Vì vậy có câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách””

c. Dùng dấu chấm khi chưa kết thúc câu

Sửa lại : “Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng, nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh.”

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy