Bài soạn "Quá trình tạo lập văn bản" số 5
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Các bước tạo lập văn bản
1. Khi nào người ta có nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản? Lấy việc viết thư cho một người nào đó làm ví dụ, hãy cho biết điều gì thôi thúc người ta phải viết thư?Trong cuộc sống, khi cần trao đổi thông tin và giao tiếp với một đối tượng nào đó chúng ta có nhu cầu tạo lập văn bản. Ví dụ muốn trao đổi thông tin về tình hình bản thân kèm theo những lời hỏi thăm, động viên, chia sẻ chúng ta có thể viết thư.2. Sau khi xác định các vấn đề: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào? Cần phải làm những việc gì để viết được văn bản? Để có một dàn ý tốt, tránh lộn xộn, lặp ý hoặc thiếu cân đối, ta phải tìm ý, sắp xếp các ý theo một trật tự trước sau sao cho hợp lí, từ đó sẽ có một bố cục chặt chẽ, rõ ràng, thế hiện đúng định hướng.
Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.
Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.
Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.
Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.
3. Sau khi đã xác định được bốn vấn đề đó, cần phải làm những việc gì để viết một văn bản?Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây, người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.4. Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì đã tạo được một văn bản chưa? Hãy cho biết việc viết thành văn ấy cần đạt được những yêu cầu gì?Trong quá trình tạo lập văn bản, diễn đạt thành lời văn là công đoạn chiếm nhiều thời gian nhất. Chỉ có dàn ý mà chưa viết thành văn thì chưa tạo thành văn bản.Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, bám sát bố cục, có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.
2. Ghi nhớ
Để làm nên một văn bản, người tạo lập văn bản cần lần lượt thực hiện các bước:
Định hướng chính xác
Tìm ý và sắp xếp các ý có một bố cục rành mạch, hợp lí
Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau
Kiểm tra lại văn bản để xem có đạt các yêu cầu đã nêu chưa và cần sửa chữa gì không.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1 (Trang 46 SGK) Em đã từng tạo lập văn bản trong những tiết tập làm văn. Hãy trả lời các câu hỏi sau
a. Khi tạo nên các văn bản ấy, điều mà em muốn nói có thật sự cần thiết không?
b. Em thấy mình đã thực sự quan tâm đến việc viết cho ai chưa? Việc quan tâm ấy có ảnh hưởng tới nội dung và hình thức bài viết như thế nào?
c. Em có lập dàn bài khi làm bài văn không? Từ kinh nghiệm của bản thân, em thấy việc xây dựng bố cục có ảnh hưởng thế nào đến kết quả của bài làm.
d. Sau khi hoàn tất bài văn, em có thường kiểm tra lại hay không? Việc kiểm tra, sửa chữa bài viết có tác dụng như thế nào?
Bài làm:
a. Trong các tiết tập làm văn, điều mà em muốn nói khi tạo nên các văn bản ấy là thật sự rất cần thiết.b. Việc quan tâm, viết cho người khác còn chưa được chú ý nhiều. Việc quan tâm (hay thiếu quan tâm) đến đối tượng, nội dung, mục đích của quá trình tạo lập văn bản sẽ có ảnh hưởng và chi phối đến nội dung và hình thức bài viết.c. Lập dàn bài cho bài văn là rất quan trọng để khi viết bài văn hoàn chỉnh, các ý sẽ được rõ ràng và theo trình tự logic hợp lí hơn. Việc làm đó sẽ đảm bảo cho nội dung các phần, các đoạn trong văn bản thống nhất, chặt chẽ với nhau giúp cho người viết dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.d. Việc kiểm tra lại bài văn là rất cần thiết vì không ai có thể tránh khỏi những thiếu sót khi tạo lập văn bản. Vì vậy, đọc và sửa chữa là công đoạn cần thiết giúp ta phát hiện những lỗi về diễn đạt (dùng từ, đặt câu). Tất cả những điều đó sẽ được người đọc phát hiện và chỉnh sửa để tạo thành một văn bản hoàn chỉnh mang lại hiệu quả giao tiếp cao.
Câu 2 (Trang 46 SGK) Có một bạn khi báo cáo tình hình học tập trong Hội nghị học tốt của trường đã làm như sau:
a. Bạn chỉ toàn kể lại việc mình đã học như thế nào và đã đạt được những thành tích gì trong học tập.
b. Bạn đã hướng về phía các thầy cô giáo, luôn nói: “Thưa các thầy cô” để mở đầu mỗi đoạn và lúc nào cũng xưng em.Theo em, như thế có phù hợp không, nên điều chỉnh như thế nào cho phù hợp?
Bài làm:
Bản báo cáo còn nhiều điểm chưa hợp lí vì:a. Nếu bạn chỉ báo cáo thành tích học tập không thôi thì chưa đủ, mà phải từ thực tế học tập của bản thân rút ra những kinh nghiệm để giúp bạn khác.
b. Bạn luôn hướng về thầy cô, xưng con (em) là chưa xác định đúng đối tượng giao tiếp. Mục đích của bạn báo cáo là viết cho bạn học sinh, bằng tuổi chứ không phải cho thầy cô. Vì vậy, bạn phải sửa lại cách xưng hô là bạn, tôi, mình cho phù hợp với đối tượng giao tiếp là các bạn học sinh.
Câu 3 (Trang 46 SGK) Trong một buổi thảo luận tổ, nhiều bạn đã đồng ý rằng: muốn tạo lập một văn bản thì phải có bô cục dưới dạng một dàn bài. Nhưng các bạn còn chưa rõ:a. Dàn bài ấy có bắt buộc phải viết thành những câu viết trọn vẹn, đúng ngữ pháp không? Những câu đó có nhất thiết phải liên kết chặt chẽ với nhau không?b. Một dàn bài thường chứa đựng nhiều mục lớn nhỏ khác nhau. Vậy phải làm thế nào đế có thể:
Phân biệt được mục lớn, mục nhỏ?
Biết được các mục ấy đã đầy đủ chưa và đã được sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa?
Em sẽ trả lời như thế nào cho những thắc mắc trên?
Bài làm:
a. Khi xây dựng dàn bài, các câu trong đó cần phải chính xác về ngữ pháp, được liên kết chặt chẽ với nhau. Mặc dù không nhất thiết phải là những câu văn hoàn chỉnh song cần phải viết đủ ý, ngắn gọn và dễ hiểu
Dàn bài giống như một bản dự thảo, người viết lên kế hoạch trước đế đến khi viết bài hoàn chỉnh sẽ dựa vào đó để viết, nhằm tạo ra một bài viết có chất lượng.
b. Dàn bài thường chứa đựng nhiều mục lớn và mục nhỏ. Mục lớn thường là một phần lớn của văn bản, thường được kí hiệu bằng các chữ số La Mã: I, II, III … hoặc bằng hệ thống chữ cái viết hoa A, B, C, D… Các mục nhỏ là một khía cạnh của ý lớn, thường được kí hiệu bằng các chữ số và các chữ cái viết thường.
Để kiểm soát được các ý trong từng mục một cách thuận tiện, về mặt hình thức, khi trình bày dàn ý phải chú ý cách xuống dòng, khoảng cách lùi đầu dòng cho thống nhất, chẳng hạn: ý lớn ngang nhau thì các kí hiệu đầu dòng phải thẳng nhau, ý nhỏ hơn thì đầu dòng viết lùi vào so với ý lớn hơn,...
Câu 4 (Trang 46 SGK) Em hãy thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói lời thiếu lề độ với mẹ kính yêu. Đế viết bức thư đó, em phải thực hiện những việc gì?
Bài làm:
Xác định đối tượng (viết cho ai?), nội dung (trình bày những ăn năn hối lỗi của mình sau khi đọc thư của bố), mục đích của việc viết thư (xin bố tha thứ cho hành động vô lễ với mẹ).
Tìm ý và sắp xếp các ý.
Cảm xúc khi đọc thư bố.
Sự ân hận về lỗi lầm của mình.
Hành động cụ thể để sữa chữa lỗi lầm.
Xây dựng dàn bài.
Viết lá thư.
Đọc và sửa chữa.
Dàn ý tham khảo
Mở bài: Nêu lí do viết thư cho bố.Thân bài:
Tâm trạng xúc động khi đọc thư bố.
Con đã vô cùng ân hận và tỏ thái độ hối lỗi vì những lời nói của mình
Con thấu hiểu nhiều hơn những hi sinh của bố và mẹ.
Con sẽ cố gắng tu dưỡng về đạo đức và vươn lên trong học tập để làm vui lòng bô mẹ.
Kết bài:
Nêu lên quyết tâm sửa chữa những lỗi lầm, thể hiện lòng biết ơn người bố đã chân thành dạy bảo.
Thể hiện những tình cảm đối với bố và mẹ.