Bài soạn tham khảo số 1
Câu 1 (trang 142 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Nam Cao tên thật: Trần Hữu Tri
- Quê quán Lý Nhân, Hà Nam trong một gia đình trung nông, nghèo, đông con, gia đình tri thức nghèo.
- Ông tham gia hoạt động cách mạng tích cực, với tư cách phóng viên, ông có mặt khắp các chiến trường.
- Ông là người có tấm lòng đôn hậu, giàu nội tâm phong phú, ông va chạm với hiện thực tàn nhẫn, sống lay lắt, dẫn tới nhiều chuyển biến về nhận thức
- Tâm trạng bất hòa với xã hội, nên tác phẩm của ông tố cáo những bất công, tàn bạo trong xã hội, bênh vực, thấu hiểu cho kẻ yếu thế
- Tinh thần vượt lên khắc phục tâm lý, lối sống tiểu tư sản nhằm hoàn thiện nhân cách và có cuộc sống ý nghĩa
Câu 2 (trang 142 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Nam Cao là nhà văn tự giác về quan điểm có tính nguyên tắc của văn học hiện thực tiến bộ:
+ Ông không tập trung miêu tả cái đẹp, cái thơ mộng mà bám vào hiện thực và phản ánh chân thực hiện thực xã hội
+ Ông quan niệm văn chương phải viết về cuộc sống, văn chương vì con người, nhà văn chân chính là nhà văn có nhân cách, lòng nhân đạo
+ Văn chương chân chính thấm đượm tinh thần nhân đạo, mang nỗi đau nhân thế, tiếp sức mạnh cho con người vươn lên trong cuộc sống
- Bản chất của văn chương là sáng tạo, không chấp nhận cái rập khuôn và sự dễ dãi
+ Người viết phải có lương tâm vì “sự cẩu thả trong văn chương là một sự đê tiện”
Câu 3 (trang 142 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Các sáng tác trước CM tháng Tám của Nam Cao tập trung vào cuộc sống của người trí thức tiểu tư sản, cuộc sống của người nông dân
⇒ Nỗi day dứt, đau đớn của tác giả trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, hủy hoại nhân cách trong xã hội
Câu 4 (Trang 142 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Phong cách nghệ thuật của Nam Cao:
- Nam Cao đặc biệt quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, có hứng thú khám phá con người trong con người
- Khuynh hướng tìm hiểu, đi sâu khai thác nội tâm nhân vật, phân tích, diễn tả tâm lý nhân vật
- Cách tạo dựng đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm chân thật, sinh động
- Giọng văn: buồn thương, chua chát, đau xót nhưng đầy thương cảm, thương yêu thân phận con người yếu đuối trong xã hội