Bài soạn tham khảo số 2
Câu 1 (trang 59 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
a. Ý đúng: D
b.
- Hoàn cảnh tác động tới tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra – ma:
+ Ra – ma dù yêu thương, xót xa vợ vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu của một đức vua anh hùng.
+ Trong lời nói của chàng, con người xã hội nổi lên lấn áp con người cá nhân.
+ Sợ tai tiếng, chàng nói nàng những lời lạnh nhạt.
- Xi - ta với tư cách là vợ Ra – ma, hoàng hậu của trăm dân:
+ Không thể để danh dự của mình bị bôi nhọ một cách xấu xa.
+ Xi–ta thay đổi cách xưng hô từ thân mật tới xa cách: chàng – thiếp, Hỡi đứa vua, Người.
Câu 2 (trang 59 – 60 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
a. Ý đúng: A
b. Ý đúng: C
c. Những từ ngữ lặp lại trong lời nói của Ra – ma chứng tỏ tâm trạng: thẳng thắn, dứt khoát, nghiêm tắc.
d. Thái độ của Ra-ma khi Xi–ta bước lên giàn lửa: căng thẳng vô cùng.
Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Xi–ta khẳng định tư cách và đức hạnh của nàng không thể so sánh với hạng phụ nữ thấp kém tầm thường được.
+ Nàng là con của thần Đất Mẹ.
+ Từ biệt cung điện nguy nga để theo chồng vào rừng.
+ Cự tuyệt tất cả những hành động của quỷ vương.
- Xi–ta phân biệt điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực kẻ khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng:
+ Nàng bị bắt cóc và ngất đi là những điều ngoài ý chí của nàng.
+ Trái tim, tình yêu của nàng chủ động thuộc về Ra – ma.
- Vai trò của thần A – nhi trong văn hóa Ấn Độ:
+ Thần lửa A – nhi là vị thần linh thiêng tối quan trọng trong đời sống của người Ân Độ.
+ Trong hôn lễ cô dâu chú rể thường lượn vòng quanh ngọn lửa bảy lần và đọc bảy lời thề thủy chung.
+ Lời cầu khấn của Xi–ta chứng tỏ nàng tin tưởng vào sự che chở của thần Lửa.
Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Thái độ của công chúng trước cảnh Xi–ta bước vào lửa:
+ Dân chúng xúc động, đau xót.
+ Những người phụ nữ khóc thảm thương.
+ Các loài Rắc – xa – na lẫn Ra – na – ra khóc vang trời.
- Hành động tự nguyện nhảy vào lửa của Xi–ta là hành động cao cả, tô đậm tính chất bi hùng của sử thi.
→ Cảnh Xi–ta bước lên giàn lửa là biểu tượng tập trung cao nhất cho hình mẫu người phụ nữ lí tưởng của Ấn Độ thời cổ đại.