Bài soạn tham khảo số 2
Bố cục
Phần 1: Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kì XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945.
1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa.
2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng.
3. Văn học phát triển với tốc độ mau lẹ.
Phần 2: Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945
1. Thành tựu về nội dung tư tưởng.
2. Thành tựu về các thể loại văn xuôi.
3. Thành tựu về phê bình và lý luận văn học.
Phần 3: Phần tổng kết (từ “Phát triển trong hoàn cảnh” đến “của thế giới”).
Câu 1 (trang 90 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
a.
+ Hiện đại hóa: văn học thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa, thoát khỏi hệ thống thi pháp cổ điển của văn học Trung Hoa, tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa, văn học phương Tây.
+ Những nhân tố:
- Pháp xâm lược nước ta.
- Sự xuất hiện các thành thị và tầng lớp thị dân.
- Sự xuất hiện của tầng lớp trí thức Tây học.
- Chữ quốc ngữ ra đời.
- Báo chí ra đời và phát triển.
+ Quá trình hiện đại hóa: diễn ra qua 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1 (từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920): giai đoạn chuẩn bị, nội dung đã có sự đổi mới, thể loại cũng đổi mới những thi pháp sáng tác vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại
- Giai đoạn 2 (khoảng từ năm 1920 đến năm 1930): phát triển hơn, có nhiều thành tựu hơn, tính hiện đại gia tăng nhưng yếu tố của văn học trung đại vẫn còn tồn tại phổ biến từ nội dung đến hình thức.
⇒ Giai đoạn 1 và 2 là giai đoạn giao thời
- Giai đoạn 3 (khoảng từ năm 1930 đến năm 1945): hoàn tất quá trình hiện đại hóa.
b.
+ Sự phân hóa phức tạp: văn học công khai (hợp pháp) và không công khai (không hợp pháp). Văn học công khai lại phân hóa thành nhiều xu hướng trong đó nổi bật là lãng mạn và hiện thực.
c. Nguyên nhân của sự phát triển nhanh chóng:
+ Khách quan: sự thúc bách của thời đại, xã hội xảy ra nhiều biến động lớn.
+ Chủ quan: quy luật vận động tất yếu, tự thân của nền văn học dân tộc.
Câu 2 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
a.
+ Những tư tưởng chủ yếu, xuyên suốt văn học: chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước.
+ Đóng góp mới của văn học thời kì này: tinh thần dân tộc.
b.
+ Những thể loại văn học mới xuất hiện: tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự.
+ Sự cách tân, hiện đại hóa tiểu thuyết:
- Mô phỏng cốt truyện, kết cấu chương hồi, kết thúc có hậu quen thuộc, minh họa quan điểm đạo đức -> cách dựng truyện tự nhiên, kết cấu linh hoạt, tập trung khắc họa tính cách, nội tâm nhân vật, ngôn ngữ được trau chuốt
- Các nhà tiểu thuyết hiện thực đưa vào tác phẩm đề tài rộng lớn về thực tại xã hội, khắc họa tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình, ngôn ngữ thoát khỏi cái sáo rỗng, khuôn thước, vừa phong phú, giản dị, vừa linh hoạt,…
+ Sự cách tân, hiện đại hóa thơ ca:
- Xuất hiện đội ngũ thi sĩ Thơ mới đông đảo, phong cách nghệ thuật đa dạng.
- Thơ ca cách mạng phát triển rất mạnh mẽ.
Luyện tập
Câu hỏi (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỉ XX (từ 1900 đến 1930) là văn học giai đoạn giao thời vì: nó đang đi lên trong quá trình hiện đại hóa, có những thay đổi, cách tân về cả nội dung lẫn nghệ thuật nhưng vẫn không thoát khỏi hoàn toàn những thi pháp, đặc trưng về nội dung của văn học trung đại.