Bài soạn tham khảo số 2
I. Tìm hiểu chung về văn bản tổng kết
- Văn bản tổng kết thực tiễn: văn bản tổng kết năm học, hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thể thao, tổng kết hoạt động của chi đoàn trong tháng thanh niên...
- Văn bản tổng kết phần tri thức: kết phần tiếng Việt, tổng kết phần tập làm văn, tổng kết văn học trung đại,...
II. Cách viết văn bản tổng kết
a,
- Văn bản thuộc lại văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn.
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.
b, Mục đích, yêu cầu, bố cục và nội dung chính của một văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn:
- Mục đích: nhìn nhận, đánh giá trung thực, khách quan kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm khi kết thúc một công việc.
- Bố cục: gồm ba phần
+ Phần mở đầu: Quốc hiệu (tên tổ chức), địa điểm, thời gian, tên tiêu đề.
+ Phần nội dung: Tình hình tổ chức, kết quả hoạt động, đánh giá chung (rút kinh nghiệm hoặc đề xuất kiến nghị).
+ Phần kết thúc: người viết báo cáo kí tên.
- Nội dung chính: mục đích, yêu cầu, những hoạt động chính, bài học kinh nghiệm,...
2. (trang 175 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
a, Bài tổng kết thuộc văn bản tổng kết tri thức, thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.
b,
- Mục đích bài tổng kết: hệ thống hóa lại kiến thức.
- Nội dung: ôn tập, củng cố lại những kiến thức, rèn luyện kĩ năng.
3. (trang 175 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
- Văn bản tổng kết yêu cầu: nội dung tổng kết xác thực, khách quan. Văn bản tổng kết đòi hỏi người viết sử dụng thành thạo phương thức thuyết minh, nghị luận.
- Nội dung:
+ Văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn có các nội dung: mục đích, yêu cầu, những hoạt động chính, bài học kinh nghiệm,...
+ Văn bản tổng kết tri thức lần lượt trình bày khái quát các tri thức và thành tựu nghiên cứu đã đạt được.
- Tùy theo yêu cầu và nội dung, văn bản tổng kết có thể thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính hoặc phong cách ngôn ngữ khoa học.
Luyện tập
Câu 1 (trang 176 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
a, Văn bản đã đạt được những yêu cầu của một văn bản tổng kết:
- Bố cục rõ ràng, rành mạch, đảm bảo được đầy đủ các phần của một văn bản tổng kết.
- Cách diễn đạt thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.
b, Trong phần bị lược bớt, tác giả đã dẫn ra những sự việc mà chi đoàn đã thực hiện được về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, việc bồi dưỡng kết nạp đoàn viên hoặc củng cố chất lượng đoàn viên,..., những số liệu thực về kết quả hoạt động tình nguyện.
c, Văn bản tổng kết còn thiếu các nội dung:
- Tiêu ngữ, tên cơ quan ban hành văn bản.
- Địa điểm, thời gian (ngày, tháng viết tổng kết).
Câu 2 (trang 177 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
Để viết một bài tổng kết phần Văn học cần chú ý các nội dung:
- Thống kê các văn bản đã học.
- Phân loại văn bản theo đặc điểm riêng (theo thể loại, theo thời gian, theo từng thời kì lịch sử...).
- Nêu những đặc sắc về giá trị nghệ thuật và nội dung của từng tác phẩm.