Bài soạn tham khảo số 3
I. Phép lặp cú pháp
Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
a, Các câu lặp kết cấu ngữ pháp:
Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.
Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.
Tác dụng: tạo cho lời tuyên ngôn âm hưởng đanh thép, hùng hồn thích hợp với việc khẳng định nền độc lập dân tộc Việt Nam.
b,
Lặp kết cấu:
Trời xanh đây / là của chúng ta.
CN VN
Núi rừng đây / là của chúng ta.
CN VN
Những cánh đồng / thơm mát
Những ngả đường / bát ngát
Những dòng sông / đỏ nặng phù sa.
Tác dụng: khẳng định chủ quyền dân tộc ta và bộc lộ niềm vui sướng, tư hào của nhà thơ về quê hương, đất nước.
c, Lặp kết cấu: Nhớ sao
Tác dụng: bộc lộ tâm trạng vui sướng của nhà thơ khi hồi tưởng về quê hương.
Câu 2 (trang 151 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
a, Ở tục ngữ phép lặp cú pháp cũng đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao: số tiếng ở hai vế bằng nhau.
b, Ở câu đối, phép lặp cú pháp cũng đòi hỏi ở mức độ chặt chẽ cao: kết cấu ngữ pháp giống nhau, số lượng tiếng (bằng nhau, các tiếng đối nhau về từ loại và nghĩa đặc biệt là giữa hai câu thực và 2 câu luận của bài thơ thất ngôn bát cú).
c, Ở văn biền ngẫu, phép lặp cú pháp cũng thường phối hợp với phép đối.
Câu 3 (trang 151 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Ví dụ:
- “Ngàn thước lên cao, ngàn thước thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Phép lặp cú pháp: “ngàn thước...
Tác dụng: mở ra thiên nhiên hùng tráng, tái hiện chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến: hết lên cao lại đổ xuống sâu vô cùng hiểm trở.
II. Phép liệt kê
a, Đoạn trích Hịch tướng sĩ phép liệt kê đã phối hợp với phép lặp cú pháp. Nhiều vế câu liên tiếp theo cùng một kết cấu gồm hai vế theo mô hình khái quát:
...thì ta...
Ví dụ: không có mặc thì ta cho áo
Tác dụng: nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi chu đáo, đầy tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ.
b, Lặp cú pháp: các câu có kết cấu ngữ pháp giống nhau: C – V – B, phối hợp với phép liệt kê để vạch tội ác thực dân Pháp, chỉ mặt kẻ thù.
III. Phép chêm xen
Câu 1 (trang 152 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Các bộ phận in đậm trong các câu a, b, c, d đặt ở vị trí giữa, cuối câu và sau bộ phận được chú thích. Chúng được chêm xem vào để ghi chú thêm.
Chúng được tách ra bằng ngữ điệu khi nói hay đọc. Còn khi viết thì được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu ngang.
Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước. Chúng còn bổ sung thêm sắc thái tình cảm, cảm xúc của người viết.
Câu 2 (trang 153 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Tố Hữu là một nhà thơ xuất sắc của nền thi ca hiện đại, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Với nhiều đóng góp nghệ thuật thì Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc đỉnh cao của thơ ca kháng chiến.
Chêm xen: là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam
Tác dụng: Khẳng định vai trò quan trọng của Tố Hữu đối với thơ ca Việt Nam và thơ cách mạng.