Bài soạn tham khảo số 4


Nội dung bài học

- Có nhiều đoạn văn trong bài văn tự sự

+ đoạn mở bài giới thiệu câu chuyện

+ đoạn thân bài kể lại diễn biến sự việc

+ đoạn kết bài kết thúc câu chuyện, nêu lên cảm xúc, suy nghĩ

- Để viết đoạn văn tự sự cần hình dung diễn biến sự việc, chú ý sử dụng các phương tiện liên kết câu


Hướng dẫn soạn bài

I. Đoạn văn trong văn bản tự sự

II. Cách viết đoạn văn trong văn bản tự sự

Câu 1

a. Các đoạn văn trên thể hiện đúng như dự kiến của tác giả.

- Nội dung và giọng điệu của đoạn văn mở đầu và kết thúc có những điểm giống nhau:


• Cả đoạn mở đầu và kết thúc đều miêu tả cảnh rừng xà nu, tạo thành một kết cấu vòng tròn.

• Kết cấu này vừa đảm bảo sự chặt chẽ về bố cục, vừa tập trung làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.

+ Khác nhau:

• Đoạn đầu là khung cảnh một cánh rừng xà nu tràn đầy nhựa sống, bảo vệ cho dân làng.

• Đoạn sau, cánh rừng bị tàn phá nhưng nó lại đang trỗi dậy với những mầm non mới như sự bất diệt của cây xà nu.

b. Từ cách viết của nhà văn có thể học được cách viết đoạn văn theo lối kết cấu vòng tròn, để đoạn văn trở nên hấp dẫn , xoáy sâu vào nội dung muốn đề cập


Câu 2

a. Có thể xem đây là đoạn văn tự sự. Đoạn văn này thuộc phần thân bài trong "truyện ngắn" mà bạn học sinh định viết.

b. Đoạn văn trên thành công khi kể lại câu chuyện nhưng sự sắp xếp những đoạn tả cảnh, tả tâm trạng chưa thuần thục, còn sự lúng túng

- Có thể viết tiếp như sau

+ “…Ánh bình minh rực rỡ bắt đầu lan rộng ra, từ xa chị Dậu chợt thấy thấp thoáng một đoàn người áo quần rách rưới…”

+ ...Người đàn bà nhà quê khốn khổ từng chạy trốn trong cái đêm đen ấy, vui mừng đến ứa nước mắt, nhưng vẫn cố nén xúc động…”


Câu 3. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự:

- Khi viết đoạn mở đầu và kết thúc cần phải dựa theo đề tài, cốt truyện, xác định nội dung, hai phần này phải thống nhất với nhau.

- Sau đoạn mở đầu cần phải dựa theo chủ đề, tư tưởng, cốt truyện để có thể triển khai phần thân bài: miêu tả, đoạn giới thiệu nhân vật, đoạn kể, đoạn đối thoại…

- Khi viết đoạn văn tự sự cần chú ý quan sát, liên tưởng, tưởng tượng,.....


LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

a. Đoạn văn này kể lại sự việc cô Phương Định - một nữ thanh niên xung phong đang phá bom để mở đường ra mặt trận.

- Đây là đoạn văn nằm ở phần thân bài của văn bản “Những ngôi sao xa xôi”

b. Đoạn văn được chép lại có một số sai sót về ngôi kể.

- Trong truyện ngắn, người kể chuyện (nhân vật Phương Định xưng tôi, kể chuyện về bản thân mình và tổ thanh niên xung phong).

- Một số câu trong đoạn này, đại từ "tôi" đã bị thay bằng "cô gái" (câu 5); "Cô" (câu 6, 16), danh từ riêng "Phương Định" (câu 14, 20).

c. Trong văn bản tự sự, người viết cần nhất quán về ngôi kể.

- Nếu có sự thay đổi về ngôi kể thì phải thống nhất từ đoạn đầu đến các đoạn tiếp theo


Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Cô gái bước đi một cách thẫn thờ. Trái tim cô đau đớn như ngàn mũi kim đâm vào. Cô bước đi mà lòng lưu luyến khôn thôi, cứ bước vài bước lại ngoảnh lại. Đường cô gái đi rất dài, phải băng qua rừng ớt, rừng cà, rừng lá ngón. Cô ngắt lá ớt, lá cà, chờ đợi, ngóng trông chàng trai mà cô yêu. Lá ớt, lá cà, lá ngón đều là lá độc dường như cô muốn kết thúc số phận của mình, để khỏi đi theo người chồng xa lạ, người chồng mà cô không hề yêu thương. Cô mơ ước muốn được tự do, được cưới người mà mình yêu.



Hình minh họa
Hình minh họa

Top 5 Bài soạn Luyện tập viết đoạn văn tự sự (Ngữ Văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài soạn tham khảo số 1
  2. top 2 Bài soạn tham khảo số 2
  3. top 3 Bài soạn tham khảo số 3
  4. top 4 Bài soạn tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy