Bài soạn tham khảo số 4

Bố cục

- Phần 1 (4 câu thơ đầu): tả thiên nhiên ảm đạm, hiu hắt của mùa thu

- Phần 2 (4 câu thơ cuối): cái tình của nhà thơ nhớ nước, thương dân

Nội dung

- Bài thơ là nỗi lòng riêng tư của Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước thương đời

- Nghệ thuật thơ Đường đạt tới trình độ mẫu mực


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Bài thơ có thể chia thành hai phần

+ Phần 1 (4 câu thơ đầu): tả thiên nhiên ảm đạm, hiu hắt của mùa thu

+ Phần 2 (4 câu thơ cuối): cái tình của nhà thơ nhớ nước, thương dân

- Chia như vậy bởi hai phần này có tính độc lập nhất định


Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Nhận xét

+ bốn câu thơ đầu là cảnh được nhìn trong tầm bao quát rộng và xa (rừng phong, núi vu, kẽm vu, sóng dợn, mây trùm cửa ải,…).

+ bốn câu sau, không gian bị thu hẹp lại (khóm cúc, con thuyền) rồi gần hơn nữa, nó “lặn” vào tâm hồn của nhà thơ.

- Sở dĩ có sự vận động của không gian như thế là vì

+ thời gian đang khép lại (chiều dần buông, tầm nhìn bắt đầu thu hẹp).

+ để nó phù hợp với sự vận động của tứ thơ (từ cảnh đến tình)


Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Mối quan hệ của bốn câu thơ đầu là bốn câu thơ sau: cả hai góp phần tọa nên không gian bức tranh thu trầm buồn, sâu lắng

+ Bốn câu thơ đầu: miêu tả cảnh thu ở không gian rộng lớn, mênh mông

+ Bốn câu thơ sau: cảnh thu chi tiết, rõ nét, có tình

- Mối quan hệ tạo nên sự vận hành trong tứ thơ, đi từ cảnh tới tình, cảnh khởi sinh tình, tình thấm sâu vào cảnh

- Mối quan hệ với nhan đề: trong toàn bộ bài thơ, hình ảnh, câu chữ phản ánh tình cảm của thi nhân trước cảnh sắc mùa thu.

+ Bốn câu thơ đầu dù miêu tả cảnh thu nhưng phảng phất nỗi buồn

+ Bốn câu cuối là nỗi lòng của tác giả nhớ nước, thương đời


LUYỆN TẬP (trang 147 sgk Ngữ văn 10 Tập 1)

1. Đối chiếu với bản dịch của Nguyễn Công Trứ ta thấy

- Ưu điểm: bản dịch thơ cơ bản đã thể hiện được khá sắc sảo tinh thần của bài thơ

- Nhược điểm:

+ Trong câu đầu, bản dịch thơ chưa chuyển tải được ý nghĩa của từ “điêu thương” – đây là một tính từ đã được động từ hóa (làm tiêu điều), ở trong bản phiên âm nó mang nghĩa chỉ sự tàn phá khắc nghiệt của sương móc đối với rừng phong.

+ Chữ “thẳm” trong câu ba (bản dịch) chưa thật sát nghĩa, nó còn làm cho âm hưởng thơ trầm xuống.

+ Câu 5, bản dịch bỏ mất chữ “lưỡng khai”, ở câu 6, chữ “cô” chưa dịch được làm cho câu thơ chưa thật sự thể hiện được nỗi lòng của kẻ li hương

2. Chữ “lệ” trong câu thơ được hiểu theo cả hai cách nước mắt của nhà thơ và nước mắt của “hoa cúc”:

+ Mỗi khi ngắm nhìn hoa cúc, lòng tác giả lại bồi hồi nhớ về quê cũ, nước mắt rơi không ngăn lại được

+ Hoa cúc “lưỡng khai” nở gợi lên sự ra đi không trở lại nhưng cũng gợi liên tưởng về dòng lệ chứa chan ân tình không chỉ rơi một lần

Hình minh họa
Hình minh họa

Top 6 Bài soạn Cảm xúc mùa thu - Đỗ Phủ (Ngữ Văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài soạn tham khảo số 1
  2. top 2 Bài soạn tham khảo số 2
  3. top 3 Bài soạn tham khảo số 3
  4. top 4 Bài soạn tham khảo số 4
  5. top 5 Bài soạn tham khảo số 5
  6. top 6 Bài soạn tham khảo số 6

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy