Bài soạn tham khảo số 4
Luyện tập (trang 116-117 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Bài 1
- Tâm trạng khi về thăm quê của hai tác giả Hạ Tri Chương và Chế Lan Viên trong hai bài thơ:
- Giống nhau:
+ Hoàn cảnh: Đi trẻ, về già, khi trở về đều trở thành người xa lạ trên quê hương mình.
+ Tâm sự: giật mình với những đổi thay, cảm giác tiếc nuối, bâng khuâng
Bài 2
- Phép lập luận so sánh được sử dụng: việc học giống như trồng cây:
+ Mùa xuân, mùa thu chỉ các giai đoạn khác nhau: ban đầu thu hoạch được ít, càng về sau thu hoạch được nhiều hơn
+ Học thì lúc đầu khó khăn, về sau hiểu dần, khôn lớn trưởng thành - có học vấn.
=> Trồng cây thì tăng thu nhập kinh tế. Học tập thì trưởng thành về trí tuệ.
Bài 3:
- Giống nhau: thơ thất ngôn bát cú, tuân thủ quy luật gieo vần, luật đối chặt chẽ.
- Khác nhau:
+ Thơ Hồ Xuân Hương dùng nhiều từ ngữ gần gũi lời ăn tiếng nói hằng ngày như từ : tiếng gà, trên bom, mõ thảm,…và cả những từ có vần hiểm hóc như: cớ sao om; già tom; mõm mòm… Có một câu dùng nhiều từ Hán Việt “ Tài tử văn nhân ai đó tá?”
+ Thơ Bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều từ ngữ Hán Việt trang trọng như : hoàng hôn; mục tử; cô thôn;…và những thi liệu Hán học: ngàn mai; dặm liêu và sử dụng điển cố, điển tích như Chương Đài.
=> Phong cách thơ:
- Phong cách thơ Hồ Xuân Hương rất gần gũi, bình dị tuy có phần chua xót nhưng vẫn tinh nghịch.
- Phong cách thơ Bà Huyện Thanh Quan trang trọng hơn
Bài 4
- HS chọn một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn có yêu tố so sánh:
+ Im lặng là vàng (đề cao vai trò của sự lắng nghe trong cuộc sống)
+ Rừng vàng biển bạc (nhấn mạnh vai trò của tài nguyên rừng, biển trong đời sống con người…)