Bài soạn tham khảo số 4

Nội dung bài học

- Thao tác nghị luận là những dộng tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được qui định trong hoạt độn nghị luận

- Phân tích, diễn dịch, tổng hợp quy nạp và so sánh là những thao tác thường gặp trong họat động nghị luận

- Mỗi thao tác đều có ưu thế và hạnh chế riêng, do vây cần vận dụng thích hợp các thao tác để đạt hiệu quả cao nhất


I. Khái niệm

1. Ví dụ: thao tác mở - đóng cửa, bật - tắt ti vi; …

- Thao tác được dùng để chỉ việc thực hiện những động tác theo đúng trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định.

2. So sánh

- Giống: thao tác nghị luận cũng là một loại thao tác, do đó cũng bao gồm những quy định chặt chẽ về động tác, trình tự kĩ thuật và yêu cầu kĩ thuật

- Khác biệt: trong thao tác nghị luận, các động tác đều là các hoạt động của tư duy và được thực hiện nhằm mục đích nghị luận.


II. Một số thao tác nghị luận cụ thể

1. Ôn lại các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp

a. Điền từ hứ tự đúng là: tổng hợp, phân tích, quy nạp, diễn dịch

b. Tác giả đã dùng thao tác phân tích vì ở đây tác giả đã chia vấn đề cần bàn luận thành bốn bộ phận để xem xét

- Tác dụng chia một nhận định thành các mặt, từ đó làm rõ nguyên nhân khiến thơ ca không lưu truyền hết ở đời

- Đánh giá cách sử dụng thao tác nghị luận

+ Từ câu thứ nhất sang câu thứ hai, tác giả sử dụng thao tác phân tích để xem xét hai mặt của mối quan hệ giữa hiền tài và đất nước.

+ Từ hai câu đầu sang câu thứ ba, tác giả chuyển từ thao tác phân tích sang thao tác diễn dịch

c. Bài tựa Trích diễm thi tập: Tác giả sử dụng thao tác tổng hợp.

- Bài Hịch tướng sĩ: Tác giả sử dụng thao tác quy nạp

d. Nhận định thứ nhất đúng với điều kiện tiền đề để diễn dịch phải chân thực và cách suy luận phải chính xác.

- Nhận định thứ hai chưa chính xác.

- Nhận định thứ ba đúng.

2. Thao tác so sánh

a. Tác giả sử dụng thao tác so sánh.

- Câu văn được viết nhằm nhấn mạnh đến sự giống nhau.

b. Đoạn văn sử dụng thao tác so sánh, nhấn mạnh sự khác nhau

- Thao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau và so sánh nhằm nhận ra sự khác nhau.

c. Ý kiến có lí khi mà trong so sánh ta đòi hỏi đối tượng so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản. Nhưng không nên vì thế mà hoài nghi tác dụng của so sánh, bởi vì so sánh sẽ giúp ta nhận thức về đối tượng một cách rõ nét và sâu sắc hơn.

- Câu trả lời thứ hai chưa đúng, các câu còn lại đều đúng.


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 134 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Tác giả muốn chứng minh : Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn hoá dân gian, văn học dân gian.

- Thao tác nghị luận chủ yếu được sử dụng là phân tích và quy nạp

+ Tác giả đã phân chia luận điểm chung thành những bộ phận nhỏ (thi liệu dân gian, ngôn ngữ dân gian, ...).

+ Câu cuối cùng của đoạn trích sử dụng thao tác quy nạp

- Cái hay của cách dùng các thao tác nghị luận :

+ Xem xét sự việc thấu đáo nhờ phân tích

+ Tư tưởng đoạn trích được nâng lên cao hơn nhờ quy nạp.


Câu 2 (trang 134 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Đoạn văn tham khảo:

Đuối nước là vấn đề vô cùng bức xúc ở Việt Nam. Trước đây, hàng năm có 3.500 em bé bị chết đuối trong tổng số hơn 7.000 em bé bị tai nạn thương tích nói chung. Nhưng sau hơn 10 năm chúng ta triển khai các chương trình truyền thông, chương trình quốc gia, can thiệp an toàn cộng đồng, số trẻ em bị chết đuối hàng năm, giảm còn khoảng hơn 2.000 em. Điều đó khẳng định chúng ta đã làm truyền thông rất tốt, từ cộng đồng đến gia đình, nhà trường, toàn xã hội. Vậy nên cần tuyên truyền hơn nữa để người dân biết và nhất là các trẻ em để hiện trạng đuối nước giảm dần.

Hình minh họa
Hình minh họa

Top 5 Bài soạn Các thao tác nghị luận (Ngữ Văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài soạn tham khảo số 1
  2. top 2 Bài soạn tham khảo số 2
  3. top 3 Bài soạn tham khảo số 3
  4. top 4 Bài soạn tham khảo số 4
  5. top 5 Bài soạn tham khảo số 5

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy