Bài soạn tham khảo số 4
Câu 1 (trang 31 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
a.
* Nội dung bác bỏ: một quan niệm sống sai lầm - sống bó hẹp trong cửa nhà mình.
* Cách bác bỏ:
- Dùng lý lẽ bác bỏ trực tiếp “Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn dù có đầy đủ tiện nghi.”
- Kết hợp so sánh tạo bằng hình ảnh sinh động để vừa bác bỏ vừa nêu ý đúng, động viên người đọc.
* Diễn đạt :
- Từ ngữ giản dị
- Phối hợp câu tường thuật và câu miêu tả.
b.
* Nội dung bác bỏ:
- Vua Quang Trung bác bỏ thái độ e ngại né tránh của những hiền tài trong buổi đầu nhà vua dựng nghiệp
* Cách bác bỏ:
- Không phê phán trực tiếp mà phân tích những khó khăn trong sự nghiệp chung.
- Đi từ lòng mong mỏi , nỗi lo lắng của nhà vua đến việc nhà vua phân tích những khó khăn trong sự nghiệp.
- Khẳng định trên dải đất văn hiến của nước ta không hiếm người tài.
* Diễn đạt
- Từ ngữ vừ trang trọng, giản dị.
- Giọng điệu chân thành, khiêm tốn.
- Sử dụng câu tường thuật kết hợp câu hỏi tu từ.
- Dùng lý lẽ kết hợp với hình ảnh.
- Vừa bác bỏ, vừa động viên khích lệ.
Câu 2 (trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Bác bỏ quan niệm “Muốn học giỏi môn Ngữ văn chỉ cần… nhiều thơ văn”.
* Cách bác bỏ:
- Chỉ ra nguyên nhân: quan niệm trên bắt nguồn từ suy nghĩ và thái độ học tập phiến diện, đơn giản của học sinh.
- Tác hại của quan niệm này:
+ Kết quả học tập không tiến bộ do sai phương pháp.
+ Lãng phí thời gian.
+ Dễ nản chí do không hiểu yêu cầu của bộ môn và không đạt hiệu quả khi học.
- Đề xuất kinh nghiệm học tốt môn Ngữ Văn:
+ Đọc nhiều tài liệu để có kiến thức sâu rộng về môn học, đọc đa dạng các loại sách để mở rộng vốn từ và hiểu biết xã hội.
+ Thường xuyên rèn luyện các kĩ năng viết, rèn diễn đạt và rèn tư duy giải quyết vấn đề.
+ Vun đắp đời sống tinh thần, nâng cao khả năng cảm nhận.
+ Chú ý quan sát học hỏi và có ý thức trải nghiệm cuộc sống.
* Cả hai quan niệm đều chưa đúng, có phần phiến diện, cực đoan
- Nội dung cần bác bỏ:
+ Quan niệm a: Muốn học giỏi môn Ngữ văn chỉ cần đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn
+ Quan niệm b: Không cần đọc nhiều sách, không cần học nhiều thơ văn, chỉ cần luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết là có thể học giỏi môn Ngữ văn
- Tác hại:
+ Quan niệm a: Chỉ có kiến thức sách vở mà thiếu kiến thức thực tế
+ Quan niệm b: Chỉ có kiến thức về phương pháp chứ chưa có kiến thức về bộ môn và đời sống
- Nguyên nhân:
+ Những suy nghĩ lệch lạc…
+ Lối sống buông thả, hưởng thụ, vô trách nhiệm…
- Vấn đề cần bác bỏ: Bản chất của cái gọi là “ sành điệu” chính là lối sống buông thả, hưởng thụ, đua đòi, vô trách nhiệm
- Cách bác bỏ: Kết hợp lí lẽ với dẫn chứng để phân tích, chứng minh. Đưa ra một vài kinh nghiệm để học tốt môn Ngữ Văn.
Câu 3 (trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
* Mở bài: Có thể giới thiệu ít nhất hai quan niệm sống khác nhau
* Thân bài:
a. Thừa nhận đây là một trong những quan niệm về cách sống hiện nay đang tồn tại trong thanh niên
=> Quan niệm trên là hoàn toàn sai
=> Phân tích ngắn gọn nguyên nhân phát sinh ra quan niệm ấy
b. Bác bỏ quan niệm về cách sống ấy:
- Vấn đề cần bác bỏ: Bản chất của cái gọi là “sành điệu” chính là lối sống học đòi, buông thả, hưởng thụ và vô trách nhiệm.
- Cách bác bỏ: dùng lý lẽ để phân tích và lấy dẫn chứng để chứng minh.
c. Khẳng định một quan niệm về cách sống đúng đắn.
* Kết bài: Phê phán và nêu bài học rút ra.