Bài soạn "Thầy bói xem voi" số 6

I. Đôi nét về tác phẩm: Thầy bói xem voi
1. Tóm tắt
Năm ông thầy bói mù góp tiền để xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông sờ một bộ phận của voi. Ông sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo con voi chần chẫn như cái đòn càn; ông sờ tai bảo con voi như cái quạt thóc; ông sờ chân nói con voi như cái cột đình; ông sờ đuôi lại bảo con voi tun tủn như các chổi sể cùn. Năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu chảy máu.

2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “thầy thì sờ đuôi”): Hoàn cảnh xem voi của các thầy bói
- Phần 2 (tiếp đó đến “như cái chổi sể cùn”): Các thầy bói xem voi và phán về voi
- Phần 3 (còn lại): Kết quả của việc xem voi

3. Giá trị nội dung
Từ câu chuyện chế giễu cách xem voi và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện “Thầy bói xem voi” khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.

4. Giá trị nghệ thuật
- Cách giáo huấn nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc
- Dùng đối thoại, tạo nên tiếng cười kín đáo, hài hước
- Dùng lối nói phóng đại
- Lặp lại các sự việc


II. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1: Hãy nêu cách thầy bói xem voi và phán về voi. Thái độ của các thầy bói khi phán như thế nào?

*Các cách thầy bói xem voi và phán về voi:

Cách xem voi của năm ông thầy là dùng tay để sờ vì mắt các thầy đều mù. Mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của voi (vòi, ngà, tai, chân, đuôi), sờ được bộ phận nào thì phán hình thù con voi như thể (như con đỉa, như cái đòn càn, như cái quạt, như cái cột nhà, như cái chổi sể cùn), tưởng đó là toàn bộ con voi.

*Thái độ của năm ông thầy bói khi phán về voi:

- Cả năm ông thầy bói đều phán sai về voi nhưng ai cũng khẳng định chỉ có mình là đúng và phủ nhận ý kiến của người khác. Cách phán này mang tính chủ quan, sai lầm.

- Năm ông không ai chịu nhường ai thành ra xô xát.


Câu 2: Năm thầy bói đều đã được sờ voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?

Năm thầy bói đều đã được sờ voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của voi mà đã tưởng là sờ được toàn bộ con voi . Cả năm thầy đều có cách xem phiến diện: sờ một bộ phận nhưng đã nói cả con voi => dùng một bộ phận để nói cái toàn thể nhưng cái bộ phận ở đây lại không thể nói cho cái toàn thể.


Câu 3: Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” cho ta bài học:

- Muốn hiểu đúng và đầy đủ bất cứ một sự vật, sự việc gì, chúng ta cần phả xem xét, nhận xét, đánh giá một cách thận trọng, toàn diện, tổng hợp ý kiến của nhiều người. Chỉ có như vậy mới tránh được các sai lầm như những thầy bói trong truyện.

- Phải có cách xem xét sự vật phù hợp với sự vật đó và phù hợp với mục đích xem xét.


III. LUYỆN TẬP:

Kể một số ví dụ của em hoặc của bạn em đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai làm như kiểu “Thầy bói xem voi” và hậu quả của nó:

VD: Bạn em rất hay đem ra so sánh sự giàu – nghèo của hai bạn cùng lớp.

+, Bạn A: ăn mặc sành điệu, nóng tính, hay mắng chửi người khác => con nhà giàu và bướng.

+, Bạn B: ăn mặc bình thường, nhẹ nhàng, hiền dịu => con nhà nghèo và hiền.

Nhưng sự thật không phải như vậy bạn A lại sinh ra trong một gia đình nghèo, do bố bạn bị bắt đi tù nên bạn mới như vậy.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy