Bài soạn "Thuốc" số 6

1. Tác giả

Lỗ Tấn (1881 - 1936), nhà văn lớn của Trung Quốc, được mệnh danh là “Chủ tướng của cách mạng văn hóa Trung Quốc”. Một trong những vấn đề lớn mà Lỗ Tấn quan tâm là dùng ngòi bút để đánh thức tinh thần dân tộc, ý chí độc lập tự cường, chống lễ giáo phong kiến lạc hậu và chống đế quốc. Trong tình trạng xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, Lỗ Tấn nhận thấy một căn bệnh tinh thần phổ biến trong nhân dân. Đó là sự trì trệ, mông muội, u mê về dân trí, hậu quả của hàng nghìn năm phong kiến đề nặng lên đời sống dân tộc. Để chữa được căn bệnh tinh thần ấy, trước hết phải tìm ra đúng bệnh, phê phán và chỉ ra con đường khắc phục. Chỉ có làm dược việc này, đất nước Trung Quốc mới có thể hướng tới một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.


2. Tác phẩm

Thuốc được viết năm 1919, kể về việc chữa bệnh lao bằng cách ăn bánh bao tẩm máu người chết chém và cuối cùng bệnh cũng không khỏi. Nhưng nội dung tác phẩm không đơn giản chí như vậy mà còn đặt ra một vấn đề lớn và khái quát hơn: sự tê liệt, u mê, mông muội của quần chúng và bi kịch không được hiểu, không được ủng hộ của người cách mạng tiên phong. Từ đó, nổi lên một câu hỏi đầy nhức nhôi, đớn đau: Phải tìm phương thuốc nào đế chữa chạy căn bệnh u mê, đớn hèn của dân tộc?

Cốt truyện Thuốc rất đơn giản. Chỉ vài nét chấm phá với vài ba cảnh, vài ba nhân vật, nhưng có sự gợi điển hình về một đất nước Trung Hoa u ám, nặng nề, nghèo khổ, lạc hậu, cấp thiết phải tự giải phóng.


3. Phương thuốc của sự u mê

Mở đầu truyện là cảnh đêm thu u mê gần về sáng, trăng lặn rồi nhưng mặt trời chưa mọc. Trong lúc mọi người còn ngủ say cả, hai vợ chồng ông chủ quán trà đã thức dậy, cấn trọng dồn những đồng tiền chắt chiu, dành dụm từ bao giờ, một bọc tiền đồng, mang đi mua thuốc cho đứa con trai duy nhất đang kiệt quệ, mỏi mòn vì bệnh lao. Thứ thuốc này thật kì quặc, khó tin, nhưng với vợ chồng lão Hoa Thuyên lại là phương thuốc đặc biệt, linh diệu, có thế chữa khỏi bệnh lao. Việc đi lấy thuốc là việc vô cùng hệ trọng, cơ hội hiếm có, điều dó làm cho cả hai vợ chồng cùng xúc động mạnh: bà Hoa giương to mắt, môi run run, còn lâu Thuyên thì tay cứ run run khi cầm và cất gói tiền vợ đưa.


Niềm tin vào tính chất kì diệu của phương thuốc đã trở thành nguồn ánh sáng soi chiếu từ bên trong dẫn đường cho lão Thuyên đi trong đêm tối, giúp lão tăng thêm sinh lực sống: trời lạnh hơn, nhưng lão cảm thấy sảng khoái, như bỗng dưng mình trẻ lại và ai ban cho phép thần thông cải tử hoàn sinh. Tuy nhiên, trong đáy sâu tâm thức, lão Thuyên vẫn mơ hồ nhận thấy việc đi lấy thuốc này có gì ma quái, ghê rợn: lão thấy hơi lành lạnh. Không phải ngẫu nhiên mà đang đi, chiếc đèn lồng của lão tự nhiên tắt và xung quanh là lũ lượt những người trông như kẻ chết đói, như những bóng ma, kì dị, quái lạ. Một cảnh tượng ghê sợ bao trùm. Lão như rơi vào chốn địa ngục như vậy. Trong cái đêm mùa thu mờ sáng lạnh lẽo ấy, đâu chỉ có mình lão Thuyên lặn lội, lọ mọ đi đến ngã ba đường (nơi chém người) nọ, mà có biết bao người cùng đồ xô đến đây. Ngoài những kẻ hiếu kì, liệu còn có bao nhiêu con người cùng mang một niềm tin, trong sự tuyệt vọng khốn khổ vào phương thuốc tuyệt vời này? Có lẽ rất đông, bởi lão Thuyên chỉ thấy lưng người, cả dám xô đẩy nhau ào ào, bao nhiêu người đi qua, xô nhào tới như nước triều. Đủ thấy một niềm tin mông muội, u mê bao trùm lên đời sống bao người.


Phương thuốc ấy là gì? Đó là chiếc bánh bao tẩm máu người: một chiếc bánh bao nhuốm máu dỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt. Nghe nói, ăn thứ bánh bao này, bệnh tật gì cũng lui hết. Tuy vậy, phương thức ấy vẫn đầy sự quái lạ nên lão Thuyên vẫn rờn rợn, sợ hãi: Lão vội vàng móc gói bạc trong túi ra, run run định đưa cho hắn, nhưng lại không dám đưa tay cầm chiếc bánh. Nhưng khi về, cầm chắc gói “thuốc” trong tay, tâm trạng lão Thuyên trở nên phấn khởi, tin tưởng. Đây thật là niềm cứu tin cho cuộc đời lão: Lão để hêt tinh thần vào gói bánh... Lão sẽ mang cái gói này về nhà đem sinh mệnh lại cho con lão, và lão sẽ sung sướng biết bao! Niềm tin đã biến thành niềm vui và hi vọng. Mặt trời đã mọc, chiếu sáng khắp nơi, như hòa cùng hi vọng về một tương lai tốt đẹp dang cháy sáng trong lòng người cha khốn khổ!


Cảnh chế biến và ăn thuốc diễn ra trang trọng giống như một nghi thức hành lễ, nhưng vẫn phảng phất không khí ghê rợn. Thái độ nghiêm trọng, thành kính của hai ông bà Hoa Thuyên, hai ông bà cùng im lặng run run, bí mật chế biến thuốc, bộc lộ sự tự tin sâu sắc vào “thần dược”, nhưng vẫn không át được cái ghê rợn của phương thuốc ma quái qua những hình ảnh cái chao đèn rách nát loang lổ máu, chiếc bánh đẫm máu, ngọn lửa đỏ sẫm bốc lên, một mùi thơm quái lạ tràn ngập cả quán trà. Nhìn đứa con ăn thuốc, hai ông bà tràn ngập niềm hi vọng: “Lão Thuyên đứng một bên, bà Hoa đứng một bên, trố mắt nhìn con như muốn rót vào người con một cái gì, đồng thời cũng muốn lấy ra một cái gỉ”. Người mẹ cứ lặp đi lặp lại câu nói “sẽ khỏi ngay thôi” vừa như khẳng định một hi vọng, vừa như trấn an cả con lẫn bản thân mình. Niềm tin ấy còn được củng cố thêm bằng những lời lẽ dồn dập, khẳng định chắc như đinh đóng cột của bác Cả Khang, người đã mách phương thuốc đặc biệt này: “May phúc cho nhà ông dấy nhé!”, “Cam đoan thế nào cũng khỏi”, “Nhất định khỏi thôi mà!”, “Cam đoan khỏi mà!”...

Niềm tin ấy diễn tả sự u mê, lạc hậu đến mức cùng cực của nhân dân Trung Quốc thời bấy giờ.


4. Hình tượng người cách mạng Hạ Du

Bánh bao được tẩm máu người tử tù. Người tử tù đó là một nhà cách mạng tên là Hạ Du. Hạ Du có một vị trí đặc biệt trong tác phẩm. Đứng về cấu trúc cốt truyện, Hạ Du chỉ xuất hiện trong con mắt của các nhân vật khác, tuy nhiên, nhân vật này là chỗ liên kết, xâu chuỗi, lắp ghép các tuyến nhân vật và sự kiện với nhau, 0 cảnh một, chúng ta chưa hề biết Hạ Du là ai, mới chỉ có sự kiện: có người chết chém và có người xin bánh bao thấm máu đế chữa bệnh, ơ cảnh la, tác giả hó mở chút ít về thân thế Hạ Du: “Con nhà bác Tứ chủ con nhà ai...”, “không ngờ hắn lại nghèo gặm không ra đến như thế...”, “nằm trong tù rồi mà còn dám rủ lão đề lao làm giặc”. Hạ Du là trung tâm bàn luận, bày tỏ thái độ nhận thức của mọi người về chính trị, về cách mạng. Cảnh bốn, nấm mồ Hạ Du là nơi hai bà mẹ gặp gỡ, cảm thông, an ủi lẫn nhau.


Hạ Du là một trong những nhà cách mạng tiên phong của cách mạng Trung Quốc đầu thế kỉ XX. Anh có lí tưởng rõ ràng: lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc, giành độc lập cho dân tộc. Câu nói “Thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta” (có nghĩa “Nước Trung Quốc của người Trung Quốc”) được các nhà cách mạng dân chủ tư sản năm 1907 nêu ra và hô hào đồng bào nồi dậy chống triều dinh Mãn Thanh. Hạ Du hiên ngang trước cái chết, dũng cảm tuyên truyền'lí tưởng cách mạng với cả tên cai ngục trong những ngày ở tù chờ án chém. Nhưng tất cả ý chí, mục đích và hành động của anh lại được nhận thức một cách méo mó, đầy sai lạc trong con mắt của quần chúng nhân dân, điển hình là ông Ba (chú anh ta), bác Cả Khang và những người đang tụ tập ở quán trà lão Thuyên. Dưới con mắt họ, Hạ Du chỉ là thằng khốn nạn, nhài con, không muốn sống, quân làm giặc, kẻ điên khùng, đáng tội chết. Đối với họ hàng thì may mà tố giác được nếu không thì cả nhà mất đầu hết. Đối với người bị bệnh thì may phúc quá vì lấy được thứ thuốc “đặc biệt” nhân dịp xử chém anh ta! Còn những kẻ khác, nghe chuyện Hạ Du thì thú quá, “Ái chà chà” như nghe chuyện giặc cỏ vậy. Thật xót xa và đau đớn cho hình ảnh người cách mạng trong con mắt của những quần chúng dốt nát, u mê.


Có thể nhận thấy, Hạ Du trong câu chuyện chính là hình ảnh nhà cách mạng nữ Thu Cận (người cùng quê với Lỗ Tấn, từng du học ở Nhật, sau mở tờ Trung Quốc nữ báo tuyên truyền giải phóng phụ nữ), một trong những nhà cách mạng Trung Quốc đặt nền móng cho cuộc cách mạng Tân Hợi, đã phải lên đoạn đầu đài lúc 36 tuổi. Hạ Du là một cái tên khác của Thu Cận. Hạ đốì với Thu, Du đối với Cận, đều là tên của hai loại ngọc sáng.


Những người cách mạng ở đây là những người đang tiến hành cuộc cách mạng tư sản, mong muốn lật đổ chế độ phong kiến để đưa dân tộc Trung Hoa tới một tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng họ chỉ “làm cách mạng bên trên” nghĩa là chỉ làm cách mạng bởi một số' người, chưa chuẩn bị sự tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng. Vì vậy, điều họ làm chẳng được ai hiểu: nhân dân không hiểu, mẹ cha cũng không, họ hàng càng không. Điều ấy càng cho thấy không những sự mê muội của dân trí mà còn cả những sai lầm của những người làm cách mạng tư sản. Thật là một bi kịch lớn!


5. Vòng hoa trên mộ - một hi vọng về tiền đồ của cách mạng Trung Quốc

Một buổi sáng mùa xuân ở nghĩa địa ven thành phố. Nghĩa địa những người chết chém hoặc chết tù ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người chết nghèo ở về phía tay phải. Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác... Hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, nghĩa địa người chết chém, chết tù để chung, nghĩa là người ta không hề phân biệt đâu là kẻ làm cách mạng, làm chính trị hi sinh vì nhân dân và kẻ trộm cướp giết người, nghĩa là tất cả đều làm giặc. Thứ hai, số người bị chính quyền tù tội, giết chết cũng nhiều như dân thường! Một con số cân bằng diễn tả một thực trạng xã hội đen tối, tàn bạo, một bối cảnh điển hình thê thảm như địa ngục của một nước Trung Hoa trung cổ.


Hai bà mẹ với hai ngôi mộ, cách nhau một con đường mòn. Hình ảnh con đường mòn thường được nhắc đến trong văn Lỗ Tân diễn tả một thói quen, một nếp nghĩ, một kiểu ứng xử. Vì thế, con đường mòn tại nghĩa địa này không chỉ đơn thuần là ranh giới tự nhiên mà còn là ranh giới vố hình của lòng người, của định kiến lâu đời trong xã hội. Hai bà mẹ này, dù cùng chung nỗi đau mất con nhưng giữa họ dường như bị ngăn cách bởi một không gian vô hình khó vượt qua.


Trong một khoảnh khắc xúc động giàu cảm thông bởi cùng nhịp đập với trái tim người mẹ khốn khổ kia, bà Hoa đã bước qua con đường mòn đế đồng cảm, chia sẽ nỗi đau với mẹ Hạ Du. Phá bỏ khoảng cách vô hình ấy đâu có dễ dàng vì bà Hoa phải vượt qua một định kiến cô hữu; ghê sợ, và khinh bỉ những kẻ tử tội: chỉ có kẻ xấu xa, làm giặc mới bị tù, bị chết chém, loại người ấy đáng bị người đời nguyền rủa, xa lánh.


Người sống - mẹ tử tội đã được cảm thông. Còn kẻ nằm dưới đất, người cách mạng - Hạ Du, cũng được ai đó thâu hiểu, tiếc thương, trân trọng đặt một vòng hoa tưởng niệm. Vừa ngạc nhiên đến mức bàng hoàng, sững sờ, vừa như ẩn giấu một niềm vui vì có người thấu hiểu con mình, bà mẹ Hạ Du cứ lặp đi lặp lại câu hỏi: “Thế này là thế nào?”. Lời khóc sau đó của bà: “Mẹ biết rồi! Du ơi! Trời còn có mắt...”, góp phần hé mở nguyên nhân của sự xuất hiện vòng hoa trên mộ Hạ Du. Tiếng khóc như bộc lộ dâu hiệu của sự thức tỉnh, giác ngộ. Trước đây, bà không hiểu con, và có thồ trong thâm tâm, bà vẫn cho con mình làm giặc nên khi gặp bà Hoa ở nghĩa dịa lúc nãy, bà vân còn ngập ngừng vỉ xấu hổ, còn từ giờ phút này, bà đã hiểu con mình, hiểu đường đi của con mình là đúng đắn, dược người khác đồng tình.


Theo lời của chính Lỗ Tân: “Trong truyện Thuốc bỗng dưng tôi thêm một vòng hoa trên nấm mộ anh Du”. Sự xuất hiện của vòng hoa ấy là câu trả lời về tương lai sự nghiệp cách mạng mà Hạ Du theo đuổi, là biểu hiện của lòng khâm phục nhân cách kiên cường của Hạ Du và là lời khẳng định một. tiền đồ lạc quan tất yêu cua cách mạng Trung Quốc. Đây cũng chính là một ý tưởng mang tính cách mạng của Lỗ Tấn.


6. Thuốc là một tiêu để nhiều nghĩa

Trước hết đó là phương thuốc chữa bệnh lao của những người dân Trung Hoa lạc lối, tổì tăm. Còn người thời kì này không chỉ u mê trong nhận thức khoa học mà còn u mê trong cả nhận thức chính trị, xã hội. Thật là một căn bệnh tinh thần trầm trọng cần phải chữa chạy, cần phải có một phương thuốc đặc biệt nếu dân tộc Trung Hoa muốn tự giải phóng khỏi hàng nghìn năm phong kiến. Thuốc còn có ý nghĩa thứ hai vì lẽ đó.


Thế giới của Thuốc tồn tại trong ba không gian đời sống, những khoảng không tối tăm, u ám, lạnh lẽo. Đó là một pháp trường như thế giới của những âm hồn quỷ sứ và địa ngục: ánh mắt cú vọ ngỡi lên, bao nhiêu người kì dị hết sức, đi đi lại lại như. những bóng ma, một người quần áo đen ngòm mắt sắc như hai lưỡi dao. Tiếp đó là không gian của một quán trà, nơi sinh hoạt, thông tin về mọi sự kiện thời sự xảy ra trong hàng phố, chốn ồn ào đông đúc với rất nhiều nhận xét, quan điểm, tình cảm, bộc lộ trình độ dân trí của đa số' quần chúng nhân dân. Cuối cùng là một nghĩa địa mênh mông, lạnh lẽo: trời lạnh lắm, gió thì tắt, những ngọn cỏ khô đứng thẳng tắp, một tiếng rên rỉ, run run đưa lên giữa không trung nhỏ dần rồi tắt hẳn, một con quạ đen đậu trên cành khô trụi lá... Tất cả mang bóng dáng của một không gian đen tôi, ngột ngạt, của xã hội Trung Quốc thời trung cổ. Tuy nhiên, đến cuối câu chuyện, tác giả đã đưa con người hướng tới một không gian cao rộng hơn. Hai bà mẹ đã vượt ra khỏi tầm không gian chật hẹp của quán trà, không gian tối tăm, ma quái của pháp trường, không gian buồn thảm, lạnh lùng của nghĩa địa mà cùng vươn tới một không gian rộng mở theo cánh chim vút bay thẳng về phía chân trời xa.


Thời gian của câu chuyện diễn ra trong hai mùa: thu và xuân. Không hiểu vì sao cứ đến mùa thu người ta mới xử chém người, gọi là thu quyết. Phải chăng lá vàng mùa thu rụng gợi hình ảnh con người đi vào cõi chết. Hai cái chết của hai người trai trẻ cũng diễn ra vào mùa thu. Họ chết rất khác nhau.Nhưng đến mùa xuân, hai bà mẹ cùng chung nỗi đau khổ đã đồng cảm, thông hiểu nhau. Diễn tả hai mùa: một mùa chuẩn bị khép lại, một mùa mở ra một năm mới, dường như tác giả tỏ bày một niềm hi vọng: lá vàng rụng xuống để tích nhựa cho chồi non. Sự sống sẽ được hồi sinh. Cùng với không gian mở cuối câu chuyện, khoảng thời gian mùa xuân này với những cây dương liễu mới đâm ra được những mầm non bằng nửa hạt gạo, đã gieo vào lòng người đọc một niềm hi vọng về một cuộc sống mới mẻ hơn, đỡ u ám hơn cho những số phận khổ đau trong thiên truyện.


Sức dồn nén của truyện ngắn Thuốc thật là lớn, đúng nhự lời nhà văn Nguyễn Tuân bình luận: “Trong một truyện ngắn của Lỗ Tân, thường thấy rằng cái ngắn ấy chứa chất không biết bao nhiêu là sự sống, bao nhiêu là cuộc đời nhân dân lao động Trung Hoa, nó héo như dám cỏ bốn nghìn năm bị đè dưới tảng đá lịch sử. Lỗ Tân viết truyện ngắn, dứng vào chỗ cái đám cỏ, hất hòn đá kia đi mà vồng ngọn lên. Truyện Thuốc theo tôi nghĩ, đã đem được cái xanh rất khỏe vào đám cỏ úa... Trong truyện, cái người bị chém đầu kia thật ra vẫn không chết, cái tinh thần của người ây vẫn còn sống trong chung quanh, và hoa vẫn tươi trên mộ, đúng như Lỗ Tấn vẫn thường nói: “Người chết chi chết thật, khi họ chết hẳn trong lòng người sống”.

(LẼ LƯU OANH)


GỢl Ý ĐỌC HIỂU

Câu 1

Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người dế chữa bệnh lao có ý nghĩa tượng trưng cho tình trạng mê muội lạc hậu của nhân dân Trung Quốc trong xã hội thời cũ mặc dù ai cũng biết rằng Trung Quốc vốn có một nền y học cổ truyền lừng lẫy. Dùng bánh bao tẩm máu người đề trị bệnh là một phương thuốc u mê ngu muội chẳng khác chút nào phương thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho bố Lỗ Tấn bị bệnh phù thũng với hai vị “không thế thiếu” là rễ cây mía kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực, con cái, một phương thuốc dị hợm đã đưa người bố thân yêu của nhà văn đến với cái chết oan uổng.


Chi tiết “bánh bao tẩm máu người” vừa nói trên đây trước khi truyện Thuốc ra đời một năm, trong Nhật kí người điên, qua lời nhân vật chính Lỗ Tân đã nhắc đến chuyện: “Năm ngoái trên tỉnh có tên phạm nhân bị chém, còn .có một người mắc bệnh lao, lấy bánh bao chấm máu ăn”. Bánh bao chấm máu người là phương thuốc mà bô' mẹ thằng Thuyên trân trọng nâng niu như thể tiên dược để cứu mạng cho thằng con “mười đời độc đinh” nhưng rồi sau cùng không những không cứu được mạng nó mà ngược lại đã giết chết nó như thế, hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người nêu bật chủ đề tư tưởng của truyện Thuốc là đả phá mê tín dị đoan, phê phán tập quán chữa bệnh phản khoa học: dùng bánh bao tẩm máu người để chữa bệnh lao.


Nhưng cũng rất dễ thấy, Lỗ Tấn không dừng lại ở đó. Chỉ cần đặt ra câu hỏi: “Vì sao chiếc bánh bao không phải tẩm máu một tử tù phạm tội về kinh tế, xã hội... mà phải là một chính trị phạm” thì sẽ thấy được dụng ý sâu sắc của ông. Nếu Hạ Du là tử tù về kinh tế xã hội thì chiếc bánh bao tẩm máu người chỉ nêu bật một chủ đề phê phán tập quán chữa bệnh phản khoa học như đã nói. Nhưng ở đây Hạ Du lại là tử tù chính trị, một chiến sĩ cách mạng bất khuất dũng cảm. Chi tiết nhỏ này rất quan trọng vì đã làm cho nội dung tác phẩm được mở rộng, tầm tư tưởng tác phẩm được nâng cao. Ông bà Thuyên vì quá thương con, cho con mình uống máu liệt sĩ để trị bệnh. Sai lầm nghiêm trọng này cho thấy ông bà không chỉ dốt nát về mặt khoa học mà còn lạc hậu về mặt chính trị.


Lỗ Tân không chỉ phê phán sự lạc hậu về chính trị của ông bà Thuyên, của quần chúng (những kẻ không hiểu được ý nghĩa cao cả của việc Hạ Du làm mà đả kích, chế giễu gọi Hạ Du là “nhãi con”, là “thằng khốn nạn”, “thằng quỷ sứ”, gọi Hạ Du là “đáng thương hại, là điên”...) mà ông còn phê phán sự thoát li quần chúng của các chiến sĩ cách mạng. Bởi lẽ quần chúng chỉ có thể giác ngộ được khi có sự dắt dìu hướng dẫn của các chiến sĩ tiên phong. Các chiến sĩ cách mạng khi đó đã hoạt động đơn độc. Việc cụ Ba Hạ tố cáo cháu là Hạ Du để lĩnh thưởng và việc mẹ Hạ Du cảm thấy “xấu hổ” khi gặp bà Thuyên trên nghĩa địa đã đủ để cho thấy điều này.Bởi vậy có thể nói phê phán sự lạc hậu về mặt chính trị và phê phán sự thoát li quần chúng của các chiến sĩ cách mạng tư sản là hai mặt gắn liền nhau trong chủ đề thứ, chủ đề chính của truyện Thuốc bộc lộ qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người.


Câu 2

Những người trong quán trà của lão Hoa từ việc bàn về công hiệu của chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du đã chuyển sang bàn về bản thân nhân vật Hạ Du. Qua những lời bàn luận này người đọc có thể thấy Hạ Du là một chiến sĩ tiên phong bất khuất, dũng cảm có mục tiêu chính trị là lật đổ nền thống trị Mãn Thanh. Thế nhưng chẳng một ai hiểu được ý nghĩa cao đẹp lớn lao của việc làm đó, họ đả kích và chế' giễu Hạ Du. Họ gọi Hạ Du là “nhãi con”, là “thằng khốn nạn”, “thằng quỷ sứ”. Họ cho Hạ Du là “đáng thương hại”, là “điên”... Qua cuộc bàn luận này, Lỗ Tấn muốn nói lên bộ mặt lạc hậu nhất là lạc hậu về mặt chính trị của dân chúng Trung Quốc đương thời và lòng yêu nước của chiến sĩ cách mạng Hạ Du.


Câu 3

Theo nhà văn Nguyễn Tuân, truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn đó là câu chuyện của một số người tìm thuốc, bán thuốc và uống thuốc thật dung dị đơn sơ như một bức tranh thủy mặc Trung Hoa... Không gian nghệ thuật của truyện bao gồm một quán trà nghèo nàn, một pháp trường vắng vẻ, một bãi tha ma mộ dày khít với một con đường mòn hư ảo. Nhìn chung, có thể nói không gian nghệ thuật của tác phẩm là tù hãm bế tắc. Không gian nghệ thuật ấy không hề gợi lên vẻ bao la kì lạ như Tam quốc, Thủy Hử, hay li kì huyền ảo như Tây Du Kí, ghê rợn và ma mị như Liêu trai chí dị mà tỉnh tuồng hiện thực trầm lắng, tĩnh lặng mà u uất nỗi niềm. Thế nhưng thời gian nghệ thuật thì có tiến triển.


Chuyện diễn ra trong ba buổi sớm vào hai mùa khác nhau. Hai cảnh đầu xảy ra vào mùa thu. Cảnh sau xảy ra vào mùa xuân đúng vào ngày tiết Thanh Minh. Theo quan niệm của nhiều người Trung Hoa, mùa thu là khoảng xế chiều của một năm cũng là sự thu xếp, thu vén để mà kết thúc. Trong mùa này, lá úa vàng rơi rụng để cây tích tụ nhựa sống dành cho một mùa xuân đầy hi vọng sẽ tới. Tương tự như thế, cái chết của hai người Hạ Du và Thuyên đều vì sự ngu muội của xã hội cũng chẳng khác chi hai chiếc lá lìa cành để tích nhựa cho mùa xuân nhất định sẽ tới. Cái chết của họ cũng có thế hiểu là sự gieo hạt ươm mầm, trả giá cho một sự giác ngộ. Đến mùa xuân đúng tiết Thanh Minh, hai bà mẹ cùng chung nỗi đau mất con đã gặp gỡ nhau nơi nghĩa địa. Hai bà đã vượt qua con đường mòn cô' hữu. “Con đường do con người giẫm mãi mà thành để thăm nhau và bắt đầu thông cảm nhau”.


Hình ảnh vòng hoa hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau nằm khoanh trên nấm mộ khum khum của Hạ Du đặc biệt có ý nghĩa quan trọng chẳng khác chi hình ảnh con đường cuối tác phẩm Cố hương. Lúc bấy giờ, không phải không có những người âm thầm lén đến đặt hoa trên mộ liệt sĩ. Nên nhớ là khi triều đình Mãn Thanh giết chết các chiến - sĩ cách mạng đương thời như Thu Cận, Từ Tích Lâm thì ở một số' nơi như ở Nhật Bản các lưu học sinh Trung Quốc đã họp đồng hương lại, điệu liệt sĩ, chửi Mãn Thanh, sau đó có người đã điện về tố' cáo chính phủ Mãn Thanh vô nhân đạo (Lỗ Tấn, Anh Phạm Ái Nông). Với hình tượng vòng hoa, Lỗ Tấn hi vọng và tin tưởng là những hành động rải rác đây đó như vừa nói sẽ trở thành phố biến. Ông hiểu rõ làm cách mạng thì hi sinh là điều đương nhiên thôi song khi nhân dân, cả dân tộc đều thấu hiểu ý nghĩa của sự hi sinh ấy thì cái “chết” của các bậc tiên liệt sĩ là vị thuốc thần duy nhất đem lại cái “sống” cho người sau (Lỗ Tấn - Chỗ chết).


Câu 4

Niềm tin tưởng, lạc quan của tác giả thể hiện qua các chi tiết vòng hoa và lời bà mẹ người tử tù, đứng trước vòng hoa bất ngờ xuất hiện, cứ lẩm bẩm một câu hỏi. Thế này là thế nào? Bà ngạc nhiên “Hoa không có gốc, không phải dưới đất mới lên? Ai đã đến đây?”. Câu hỏi của Tứ theo Nguyễn Tuân là một câu hỏi “ám ảnh” độc giả rất là bền lâu. Khi văn nói: “Tôi đọc truyện “Thuốc” cách đây lâu và tồn tại mãi trong đầu một câu hỏi dó của bà mẹ nước Tấu củ”. Câu hỏi của bà mẹ người tử tù vừa thể hiện sự bàng hoàng sửng sốt vừa ẩn giấu một niềm vui là đã có người hiểu được con mình...

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Top 6 Bài soạn "Thuốc" của Lỗ Tấn lớp 12 hay nhất

  1. top 1 Bài soạn "Thuốc" số 1
  2. top 2 Bài soạn "Thuốc" số 2
  3. top 3 Bài soạn "Thuốc" số 3
  4. top 4 Bài soạn "Thuốc" số 4
  5. top 5 Bài soạn "Thuốc" số 5
  6. top 6 Bài soạn "Thuốc" số 6

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy