Bài soạn "Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh" số 3

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh.

Đọc văn bản "Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn" trả lời các câu hỏi sau:
Bài giới thiệu đã giúp em hiểu biết những gì về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
Muốn viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh như vậy, cần có những kiến thức gì?
Làm thế nào để có kiến thức về một danh lam thắng cảnh?
Bài viết được sắp xếp theo bố cục, trình tự nào? Theo em, bài này có thiếu xót gì về bố cục?
Phương pháp thuyết minh ở đây là gì?
Trả lời:
Hiểu biết về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn: Bài viết giúp ta hiểu thêm về lịch sử, cấu trúc và một vài nét về cảnh vật của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
Muốn viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh như vậy, cần phải có những hiểu biết về văn hoá, lịch sử, địa lí,…
Để có những kiến thức về một danh lam thắng cảnh phải đọc sách, tra cứu, hỏi han, …
Bài viết được sắp xếp theo thứ tự: Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm, giới thiệu đền Ngọc Sơn, nói chung về khu vực Bờ Hồ. Xét về bố cục, bài này thiếu phần mở bài.

Phương pháp thuyết minh chủ yếu được sử dụng ở đây là phương pháp miêu tả và giải thích.


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 35 sgk ngữ văn 8 tập 2

Lập lại bố cục bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn một cách hợp lí.

Bài làm:
Dàn ý bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn như sau:
Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh (Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn)
Thân bài:
Giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm (miêu tả hình dáng, cấu trúc, ý nghĩa và trò)
Giới thiệu về đền Ngọc Sơn (miêu tả hình dáng, cấu trúc, ý nghĩa vai trò)
Giới thiệu chung về khu vực bờ Hồ.
Kết bài: Cảm nghĩ bản thân về các công trình trên.


Câu 2: Trang 35 sgk ngữ văn 8 tập 2
Nếu muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp theo thứ tự giới thiệu như thế nào?
Bài làm:
Nếu muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp theo thứ tự giới thiệu như sau:
Giới thiệu theo trình tự nhìn từ các con phố xung quanh, đến bờ Hồ rồi đến toàn cảnh trong hồ, cuối cùng là đền Ngọc Sơn.
Hoặc có thể giới thiệu luôn từ phía bờ Hồ với các hàng quán như: quán kem Thủy Tạ, đến toàn cảnh Hồ cuối cùng là đến đền Ngọc Sơn.


Câu 3: Trang 35 sgk ngữ văn 8 tập 2
Hãy viết lại bài này theo bố cục ba phần, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hóa của di tích, thắng cảnh?
Bài làm:
Những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hóa của di tích, thắng cảnh:
Truyền thuyết về câu chuyện trả gươm của Lê Lợi
Truyền thuyết về sự ra đời của đền Ngọc Sơn
Miêu tả những cảnh quan, sự vật tiêu biểu như: tháp bút, rùa vàng.
Ý nghĩa và vai trò của Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn trong cuộc sống.
Vấn đề bảo tồn.


Câu 4: Trang 35 sgk ngữ văn 8 tập 2

Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là "chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội". Em có thể sử dụng câu đó vào phần nào trong bài viết của mình?
Bài làm:
Câu nói trên có thể sử dụng ở các vị trí sau trong bài:
Vị trí mở bài: giới thiệu chung về Hồ Gươm
Vị trí thân bài: phần nói về vai trò và ý nghĩa của Hồ Gươm

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy