Bài soạn "Tìm hiểu chung về văn biểu cảm" số 5

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Văn biểu cảm là loại văn bản mà trong đó tác giả (người viết) sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và hình ảnh thực tế để biểu đạt tư tưởng, tình cảm chủ quan của mình nhằm khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc
Phương tiện ngôn ngữ dùng để biểu đạt trong văn biểu cảm bao gồm: từ ngữ, hình thức câu văn, vần điệu, cách ngắt nhịp, biện pháp tu từ
Các hình ảnh dùng để biểu đạt trong văn biểu cảm được lấy từ thực tế như: phong cảnh, con người, sự vật...
2. Có hai phương thức biểu cảm:
- Biểu cảm trực tiếp là phương thức trữ tình bộc lộ những cảm xúc của người viết bằng những từ ngữ trong quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp gợi ra tình cảm ấy bằng những lời hỏi, lời than.
- Biểu cảm gián tiếp là cách biểu hiện tình cảm, cảm xúc thông qua việc miêu tả một phong cảnh, kể một câu chuyện gợi ra một suy nghĩ, liên tưởng nào đó mà không gọi thẳng cảm xúc ấy ra.


II. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm

1. Nhu cầu biểu cảm của con người

Ví dụ1.

=> Nỗi đau của chim quốc không được ai đoái hoài => Tiếng kêu nao lòng, vô vọng của người nông dân.

Ví dụ 2.

=> Niềm hạnh phúc của người con gái được đứng giữa cảnh đẹp.

Kết luận:

Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
Văn biểu cảm gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút….


2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm

(Đọc hai đoạn văn trang 72 - sgk)

Nội dung của hai đoạn văn:

Đoạn 1: Niềm thương nhớ của người Viết qua những kỉ niệm.
Đoạn 2: Sự liên tưởng và sự xúc động của nhà văn Nguyên Ngọc khi nghe tiếng hát dân ca trong đêm khuya.
Sự khác nhau giữa nội dung của văn bản tự sự, miêu tả và biểu cảm:

Tự sự: kể một câu chuyện hoàn chỉnh
Miêu tả: chỉ có miêu tả
Biểu cảm: không kể hoàn chỉnh câu chuyện nhưng có sử dụng miêu tả để so sánh liên tưởng và gợi cảm xúc

Ghi nhớ: sgk – trang 73


III. Luyện tập

Câu 1: So sánh hai đoạn văn sau, đoạn nào là văn biểu cảm? Dựa vào đâu mà em cho là như vậy? Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy.

Trả lời:

Đoạn b là văn biểu cảm vì đoạn văn tả hoa để bộc lộ cảm xúc. Đoạn a chỉ miêu tả đến đặc điểm cây hoa hải đường dưới góc độ sinh học.

Đọc đoạn văn b ta cảm được dòng cảm xúc chân thực. Vẻ đẹp của hoa hải đường được tái hiện qua một sự cảm nhận tinh tế, in đậm dấu ấn cảm xúc của tác giả => sự hoà trộn đến thuần thục giữa miêu tả và biểu cảm để đem lại một bức tranh về cảm xúc trước vẻ đẹp của hoa.


Câu 2: Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm trong bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.

Trả lời:

Bài sông núi nước Nam có nội dung tự hào khẳng định chủ quyền, lãnh thổ của đất nước. Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc trước mọi kẻ thù xâm lược.

Bài phò giá về kinh thể hiện hào khí chiến thắng của quân và dân ta, đồng thời thể hiện khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.


Câu 3: Kể tên một số bài văn biểu cảm (trữ tình) hay mà em biết.

Trả lời:

Văn bản biểu cảm là một thể loại rất phổ biến mà ta vẫn thường gặp hàng ngày: Những câu hát về tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương, đất nước, con người, Cổng trường mở ra, Viếng lăng Bác, cuộc chia tay của những con búp bê….


Câu 4: Sưu tầm và chép ra giấy một số đoạn văn xuôi biểu cảm

Trả lời:

a) “Đối với đồng bào tôi, mỗi tất đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mong trong đó kí ức của người da đỏ”.

(Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi –át – tơn)

b) “…Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đến đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi…Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng lựu như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền…”

(Cốm –Thạch Lam)

c) "... Hồi bé, đã bao lần tôi thả hồn tưởng tượng về những làng quê trong truyện đọc, nhưng chưa từng gặp một ngôi làng như nơi mình đang sống. Mười bảy tuổi, lên tàu Thông Nhất vào Nam, đến với miệt vườn sông nước ; và sau này đi thực tế viết văn, làm báo, có dịp đến nhiều nơi nhưng tôi vẫn không thấy ở đâu giống ngôi làng thân thiết ấy! ...
Làng tôi chẳng giống một làng nào bởi nó được ấp iu riêng trong kỉ niệm. Làng gần gũi, thiêng liêng và gợi nhớ như nỗi nôn nao mỗi mùa thu nghe tiếng trống tựu trường, như cái giỏ tre thũng thẵng bên hông bà ngoại trên đồng, như hương vị miếng trầu bà nội bỏm bẻm chiều nào bên chiếc chõng.
Thì ra, thời gian có thể làm phôi phai nhiều thứ, những kỉ niệm ấu thơ chẳng bao giờ phai nhạt. Phải chăng vì thế mà người ta có thể có những quê hương thứ hai nhưng cũng chỉ có một quê hương thứ nhất".
(Nguyễn Trọng Hoàn, Quê hương thời thơ ấu,
báo Giáo dục và thời đại, tháng 8 -1985)
d) "... Chợt nhớ thuở nào

Bữa em di hoa sứ nở tím cảnh.

Trời đầu tháng nắng hanh vầng ngõ phố'.

Cờ phấp phới, ngọn gió hồng như lửa.

Áo trăm màu đưa tiễn dưới me xanh...
Ngọn gió tháng Tư,

ngọn gió của đất trời chiều nay sao mát lành đến lạ ! Mới đó mà đã hai mươi tám năm ; hai mươi tám mùa nắng gió, hai mươi tám mùa phượng rực hồng...
Giọt nắng và ngọn gió của ngày nào còn vương vân đâu đây. Ta về thăm má trong một chiều gió lộng, đầy ắp nắng vàng, đầy ắp những kỉ niệm khó quên !
Ta về cùng tháng Tư lịch sử, về cùng ngọn gió mát lành của hai mươi tám mùa thắm yêu thương.
Ta làm sao quên được "ngọn gió của năm tháng hào hùng lộng thổi mãi với lòng người, và với thời gian".
(Lê Đức Đồng, nắng Tư và gió,

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy