Bài soạn "Từ ấy" của Tố Hữu số 3

Câu 1 (trang 44 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Tố Hữu đã dùng những hình ảnh để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng:

  • "nắng hạ": nắng chói chang, nắng cháy bỏng, gay gắt.
  • "mặt trời chân lí": là mặt trời toả ánh sáng đúng đắn nhất,mạnh mẽ nhất, là cội nguồn của sự sống, gợi nguồn sáng ấm nóng, rực rỡ và bất diệt.

- Động từ mạnh:

  • Bừng: ánh sáng phát ra bất ngờ đột ngột
  • Chói: ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ

- Hình ảnh ẩn dụ và so sánh: Hồn tôi - vườn hoa lá - đậm hương – rộn tiếng chim.

  • Niềm vui hoá thành âm thanh, màu sắc, hương thơm.
  • Tưng bừng và tràn đầy sức sống.

=> Những câu thơ như một tiếng reo phấn khởi, hân hoan, phơi trải, bày tỏ niềm vui sướng của mình nhưng cũng chan chứa lòng biết ơn. Vẻ đẹp và sức sống của lí tưởng cách mạng cũng là vẻ đẹp của tâm hồn thơ Tố Hữu.


Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

  • Khi có ánh sáng của lí tưởng Cách mạng soi rọi thì nhà thơ đã có những nhận thức về lẽ sống.
  • Đó là: Lí tưởng cộng sản giúp cho người thanh niên nhận ra lẽ sống mới. Cái “tôi” hòa trong cái “ta” bằng tinh thần tự nguyện sâu sắc, thiết tha yêu thương và đồng cảm.
  • Cái tôi ấy chủ động tự nguyện, tự giác và khao khát mở rộng tấm lòng mình, sẻ chia với quần chúng rộng lớn. Ý thức tự nguyện và quyết tâm vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hoà với mọi người, với cái ta chung để thực hiện lí tưởng giải phóng giai cấp, dân tộc.

Câu 3 (trang 44 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện rõ ở khổ cuối bài thơ:

    Câu 4 (trang 44 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    Nghệ thuật:

    • Bài thơ sử dụng nhiều ẩn dụ : Mặt trời chân lí, vườn hoa lá, đậm hương, rộn tiếng chim
    • Sử dụng điệp từ mang tính khẳng định: “đã là”, “là con”, “là em”, “là anh”. Và những từ ngữ thuộc trường nghĩa: con, em, anh tất cả tạo nên sự gắn bó,đầm ấm, thân thiết giữa nhà thơ và quần chúng lao khổ.
    • Ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
    • Giọng thơ sảng khoái, nhịp điệu thơ hăm hở, giàu nhạc điệu (cách ngắt nhịp thay đổi liên tục theo cảm xúc, vẫn có sức ngân vang).
    • Sự đa dạng của bút pháp: tự sự, trữ tình.


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 44 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    Dựa vào ý chính của 3 đoạn trong bài thơ:

    • Đoạn 1 (khổ thơ đầu): Niềm say mê,náo nức của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng Đảng.
    • Đoạn 2 (khổ hai): Lời tự nguyện của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng Đảng.
    • Đoạn 3(khổ ba): Sự khẳng định của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng Đảng.

    Ví dụ: Nêu cảm nhận về khổ thơ thứ hai

    "Tôi buộc lòng tôi với mọ người

    Để tình trang trải với trăm nơi

    Để hồn tôi với bao hồn khổ

    Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"


    • Khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng, Tố Hữu đã khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa "cái tôi cá nhân" và "cái ta chung" của mọi người.
    • "Buộc", "trang trải": thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc, quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người, đồng cảm sâu sắc với hoàn cảnh từng con người cụ thể.
    • Hình ảnh ẩn dụ "khối đời": khi "cái tôi" chan hòa cùng "cái ta", khi cá nhân hòa mình vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh sẽ được nhân lên gấp bội. Ở đây, Tố Hữu tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng cả tình yêu mến, bằng sự giao cảm của những trái tim.


    Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    1. Giải thích khái niệm và ý nghĩa rút ra từ đề bài

    a. Hai yếu tố làm ra anh: thi pháp và tuyên ngôn.

    • Thi pháp là phương thức biểu hiện như dùng thể thơ truyền thống, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu.
    • Tuyên ngôn là quan điểm nhận thức và sáng tác. Đó là gắn bó với quần chúng lao khổ, căm thù phong kiến và đế quốc, không ngừng hành động, phấn đấu, hi sinh vì hạnh phúc của nhân dân, vì tương lai của đất nước.

    b. Từ ấy có thể xem là tuyên ngôn,bản quyết tâm thư lòng dặn lòng phấn đấu theo lí tưởng Đảng của Tố Hữu. Đây cũng là cương lĩnh trong toàn bộ sáng tác thơ của Tố Hữu.


    2. Giải thích vấn đề đặt ra và chứng minh cụ thể

    a. Vì nhà thơ đã vận dụng thể thơ cổ điển truyền thống. Ngôn ngữ giàu hình ảnh tạo ra nhịp điệu sôi nổi, mạnh mẽ. Đây cũng là lối thơ tự bộc lộ,thơ tuyên truyền. Nhân vật trữ tình không thiên về hướng nội mà thiên về hướng ngoại. Nó tạo ra hình ảnh:

    Bừng nắng hạ

    Mặt trời chân lí chói qua tim

    Hồn tôi… tiếng chim


    Vì nhà thơ đã thể hiện toàn bộ nhận thức về cách mạng và quần chúng,cá nhân và quần chúng lao khổ trong sáng tác của mình.


    Bố cục

    Bố cục: 3 phần

    • Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng.
    • Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống.
    • Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.

    Nội dung chính

    Từ ấy thể hiện niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy