Bài soạn "Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội" số 3

I. TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG

Bắp và bẹ ở đây đều có nghĩa là “ngô”. Từ bẹ, bắp là từ ngữ địa phương, ngô là từ ngữ toàn dân. Từ ngữ toàn dân là lớp từ ngữ được sử dụng rộng rãi trong cả nước.

• Ghi nhớ: Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số địa phương nhất định).


II. BIỆT NGỮ XÃ HỘI

a) Trong đoạn văn của Nguyên Hồng có chỗ tác giả dùng mẹ, có chỗ thì dùng mợ. Mợ và mẹ là hai từ đồng nghĩa. Trước đây, mợ là tiếng con gọi mẹ ở tầng lớp trung lưu và thượng lưu. Còn mẹ là từ ngữ toàn dân. Trong đoạn văn này, tác giả dùng mẹ trong lời kể với độc giả, và mợ trong câư đáp với người cô. Cậu, mạ là tiếng gọi cha mẹ ở tầng lớp trung lưu và thượng lưu trong xã hội trước Cách mạng tháng Tám.

b) Từ ngỗng chỉ điểm hai. Từ trúng tủ chỉ khi làm bài gặp được bài đã giải rồi hoặc học kĩ rồi. Các từ ngữ này thường được giới học sinh sử dụng.

• Ghi nhớ: Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.


III. SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG, BIỆT NGỮ XÃ HỘI

1. Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cần chú ý không nên lạm dụng. Chỉ nên dùng hai loại từ ngữ này trong khẩu ngữ, trong giao tiếp thường nhật khi đốI tượng giao tiếp là người cùng địa phương cùng tầng lớp xã hội. Có như thế mới không gây khó khăn trong giao tiếp.


2. Trong các đoạn thơ, văn trong bài, tác giả vẫn sử dụng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (mô, bầy tui, ví, nớ hiện chừ, ra ni, cá, dằm thượng, mối) cốt để tô đậm tính cách địa phương của nhân vật, để tăng tính biểu cảm.

• Ghi nhớ: Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ.


Trả lời câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Một số từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân tương ứng.
Từ ngữ địa phương và Từ ngữ toàn dân:
Giời -Trời
Răng,rứa-Thế nào, thế
Đọi -Bát
Thơm -Dứa
Hĩm-Con gái


Trả lời câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác.
- Của học sinh: ngỗng (điểm hai), quay (nhìn, sao chép bài làm của người khác hoặc tài liệu lén lúc mang theo khi kiểm tra), học gạo (cắm đầu học không còn chú ý đến việc khác, chỉ nhằm học thuộc được nhiều)..
- Của giới chọi gà: chầu (hiệp), chêm (đâm cựa), chiến (đá khỏe), chính (cựa), dốt (nhát), nạp (xáp đá)…


Trả lời câu 3 (trang 59 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trong giao tiếp, chỉ dùng tiếng địa phương trong trường hợp người nói chuyện với mình cùng địa phương, còn trong các trường hợp khác (b, c, d, đ, e, g trong SGK) đều không nên dùng từ ngữ địa phương.

Trả lời câu 4 (trang 59 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Tìm hiểu một số từ ngữ địa phương:
- “Bố đi đâu hĩm, mẹ đâu rồi?” (Mẹ Tơm – Tố Hữu)
- “Độc lập nhớ viền chơi ví chắc” (Nhớ - Hồng Nguyên) Viền là về.
Ví chắc là với nhau.
- “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi?” (Tố Hữu) Chi rứa là gì thế.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy