Top 6 Bài văn phân tích yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Ngữ văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6

Bài tham khảo số 1

“Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên” là một thiên truyện tiêu biểu trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Ngoài cốt truyện, nhân vật thì các yếu tố hoang đường, kì ảo cũng góp phần làm nên sức hấp dẫn vượt thời gian cho tác phẩm.


Các yếu tố hoang đường, kỳ ảo chính là những yếu tố không có thực, được thần kì hóa với những dụng ý nghệ thuật cụ thể. Trong “Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên”, điều này được thể hiện ở các khía cạnh như nhân vật, không gian nghệ thuật.


Về nhân vật, tác phẩm xây dựng những nhân vật có tính chất kì bí. Nhân vật phản diện - hồn ma tên tướng giặc họ Thôi đã hết trận trên đất Việt, sau đó trở thành yêu quái chiếm miếu của Thổ công. Hình ảnh này ngầm ám chỉ tệ nạn tham nhũng, quan trên chèn ép dân lành khiến đời sống. Đến cả Thượng Đế cũng nhận đút lót từ hắn, bao che cho điều xấu. Khi Ngô Tử Văn tự tay đốt đi ngôi đền, khiến hắn không còn chỗ trú thì tên này lại ngang ngược tiến vào giấc mộng của Tử Văn, cảnh cáo bắt chàng dựng lại đền. Thậm chí, đứng trước điện Diêm Vương, hắn cũng dùng lời lẽ xảo trá nhằm buộc tội khiến Tử Văn. Ngoài ra, nhân vật Thổ công cũng là nhân vật được hư cấu. Ông vốn có lý lịch hiển hách, còn sống làm quan, chết vì cần vương, được phong làm Thổ công, ban cho ngôi đền. Khi Tử Văn bị kiện, ông đã giúp đỡ Tử Văn. Thổ công cho thấy quan niệm “Ở hiền gặp lành”, người tốt đến khi chết đi vẫn được lưu lại tiếng thơm ngàn đời. Hơn hết, nhân vật đáng chú ý hơn cả là Diêm Vương – người đứng đầu cõi âm ti, đóng vai trò phán xử. Ban đầu, Diêm Vương cũng bị những lời lẽ giảo hoạt của tên họ Thôi lừa gạt, sau đó nhận thấy lời Tử Văn là thật thì lập tức tỉnh táo, phân xử công bằng. Diêm Vương dù ghê rợn nhưng đại diện cho ước mơ của nhân dân về công lí, người thực thi lẽ phải, dùng quyền lực để trị tội kẻ xấu. Ngoài ra, những nhân vật như quỷ sứ, Dạ Xoa đã không khí sống động, thể hiện được sự uy nghiêm, cẩn trọng nơi địa phủ. Những giấc mơ của Ngô Tử Văn cũng đậm màu sắc huyền huyễn, đặc biệt là chi tiết chết đi rồi sống lại sau khi diện kiến Diêm Vương.


Về không gian, tác giả cũng xây dựng bối cảnh nối liền giữa cõi âm và cõi dương. Không gian cõi âm được Nguyễn Dữ miêu tả vô cùng sống động và hấp dẫn. Tất cả đều âm u, lạnh lẽo: "Ở đó có một con sông lớn, trên sông bắc một cây cầu dài hơn nghìn thước, gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương. Hai bên cầu có đến mấy vạn quỷ Dạ Xoa mắt đỏ tóc xanh, dáng hình nanh ác..."


Những chi tiết trên góp phần làm nên thành công của tác phẩm, khắc họa nét tính cách dũng cảm, bình tĩnh, ý chí kiên cường của nhân vật Ngô Tử Văn. Từ đó, tác phẩm mang đến thông điệp ý nghĩa về tình yêu thương, công bằng trong xã hội.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 6 Bài văn phân tích yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Ngữ văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy