Top 8 Bài văn, đoạn văn trình bày ý kiến về việc bảo tồn một loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc (Ngữ văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8

Bài tham khảo số 1

Việt Nam là một đất nước có âm nhạc dân tộc đa dạng với rất nhiều nhạc cụ dân tộc và điệu ca đặc sắc. Một trong số những nhạc cụ truyền thống gắn liền với các lễ hội, phong tục dân gian chính là sáo trúc. Sáo trúc không chỉ là một loại nhạc cụ độc đáo mà còn được coi là quốc hồn của nền âm nhạc dân tộc.


Sáo trúc là một loại nhạc cụ có từ rất lâu đời. Cây sáo nói chung được người ta biết như một loại nhạc cụ có từ thời cổ đại, được bắt nguồn từ những tiếng kêu của những cây lau, sậy khi gió thổi qua. Chính từ cảm hứng này mà một nhạc cụ âm nhạc diễn tấu được những âm thanh trên của thiên nhiên đã được ra đời. Rất nhiều nước trên thế giới có sử dụng sáo với hình dáng và cấu tạo khác nhau. Thông thường, sáo được làm bằng ống trúc, tuy nhiên thỉnh thoảng người ta cũng làm sao nhanh bằng kim loại hoặc bằng gỗ, tất cả đều có thể sử dụng được. Trên sáo, người ta đục các lỗ tương ứng với các âm cơ bản và lỗ để người sử dụng thổi tạo âm thanh, ngoài ra, cũng có thể đục thêm lỗ để buộc dây treo hay là đồ trang trí ở phần đầu. Khi biểu diễn, các nghệ sĩ thường sử dụng kĩ thuật đánh lưỡi, nhấn hơi, luyến hơi… để tạo nên những bản nhạc hấp dẫn, lạ tai, độc đáo.


Mỗi quốc gia khác nhau lại có những loại sáo khác nhau làm bằng các chất liệu khác nhau. Dựa theo cách thổi, sáo có thể được phân chia ra làm hai loại chính, đó là sáo ngang hoặc dọc. Các loại sáo ngang và dọc đều rất phong phú về thể loại và cấu tạo. Nhưng nếu xét về độ phổ biến, sáo ngang sẽ phổ biến hơn sáo dọc. Các loại sáo dọc thường dễ sử dụng vì vị trí dùng để thổi ở phần đầu được thiết kế vát hơn so với thân sáo, người thổi dễ điều khiển hơi hơn, tuy nhiên, loại sáo này thường dễ bị nhầm với tiêu vì cũng cùng cách thức sử dụng. Sáo thường được làm từ rất nhiều các loại nguyên liệu khác nhau như trúc nứa gỗ, ngoài ra còn có thể làm từ nhựa, kim loại hoặc là xương. Mỗi loại vật liệu sẽ mang đến cho sáo một âm sắc khác nhau. Riêng đối với sáo trúc thì vật liệu dùng để làm sáo sẽ là các loại cây trúc đã già, nhiều năm tuổi, như vậy sẽ giúp cho âm của sáo khi thổi lên sẽ được chắc và làm tăng độ bền cho sáo, tránh mối mọt. Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, giới trẻ càng làm quen hơn với những thiết bị điện tử thì sáo trúc - một loại sáo mang âm hưởng dân gian Việt Nam vẫn không mất đi vị thế. Âm thanh vang lên từ sáo trúc trở thành một điệu ca dân gian của dân tộc, khiến chúng ta trở về với những âm thanh nhẹ nhàng dân dã của đồng quê. Không chỉ vậy, một nét độc đáo trong ứng dụng chính là sáo trúc còn được sử dụng để kết hợp âm thanh với những nhạc cụ hiện đại khác để tạo ra những bản nhạc vừa truyền thống lại vừa mang hơi hướng hiện đại phù hợp với thị hiếu của mình nghe. Cây sáo trúc tượng trưng cho vẻ đẹp của của quê hương. Trong mỗi khúc nhạc diễn tấu trong lễ hội của dân tộc, không thể thiếu ở hình ảnh những cây sáo trúc. Từ những cây sáo này, những làn điệu dân ca đã được chắp cánh trở nên bay bổng hơn, du dương hơn từ sáo, những chiếc diều cũng trở nên có tâm hồn.


Tuy không phải là một loại nhạc cụ chỉ có duy nhất ở Việt Nam, nhưng chính người sử dụng sáo trúc đã tạo thành những điệu ca mang dấu ấn của nền âm nhạc Việt Nam so với thế giới. Tôi chắc chắn rằng, tương lai có thể có nhiều biến đổi nhưng sáo trúc cùng với những những điệu nhạc được tạo ra từ nó mãi mãi trở thành một nét đẹp văn hóa, nét đẹp trong âm nhạc dân gian của dân tộc.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 8 Bài văn, đoạn văn trình bày ý kiến về việc bảo tồn một loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc (Ngữ văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy