Top 5 Bài văn phân tích tác phẩm Khoảng trời hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ (Ngữ văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5

Bài tham khảo số 2

Chiến tranh là mất mát, hi sinh, nhưng trong bi thương vẫn toát lên vẻ đẹp rạng ngời bất tử của những “cái chết khơi nguồn cho sự sống”. Đã có biết bao những người lính, những anh, những chị, những mẹ...đã ngã xuống cho mảnh đất quê hương có được độc lập tự do. Cảm xúc trước những hi sinh và mất mát ấy nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết nên “Khoảng trời, hố bom” vào năm 1972. Đó là vào khoảng thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta trở nên ác liệt hơn bao giờ hết, khi máy bay Mỹ quần đảo, ném bom triệt phá con đường lưu thông Nam- Bắc. Câu chuyện về nữ thanh niên xung phong đã hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ thông đường cho xe chạy đã trở thành nguồn cảm hứng cho nữ nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Bài thơ như một lời tri ân đối với những con người đã gửi thân mình vào đất để làm nên lịch sử, những “cái chết đã hóa thành bất tử”, sự hy sinh đã gieo niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai cho những người đang sống và chiến đấu.


Ngay từ nhan đề bài thơ đã tạo ấn tượng cho người đọc về sự đối lập đến nghiệt ngã giữa hai hình ảnh “khoảng trời” và “hố bom”, giữa một bên là sự sống, một bên là cái chết, một bên là hòa bình, một bên là chiến tranh...Và câu chuyện được bắt đầu rất bình dị mà xúc động biết bao về người con gái thanh niên xung phong ấy


“Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường/

Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương/

Cho đoàn xe kịp giờ ra trận/

Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình để thắp lên ngọn lửa/

Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom”.


Ai đã từng đi qua chiến tranh chắc hẳn không thể quên sự khốc liệt của những năm Trường Sơn thời chống Mỹ. Đó là trọng điểm của bom đạn điên cuồng bắn phá, nơi mỗi một cành cây, ngọn cỏ cũng oằn mình vì khói thuốc, mỗi một tấc đất cũng đều thấm máu của bao người. Thế nhưng bom đạn kẻ thù làm sao ngăn cản được những đoàn xe vẫn nối đuôi nhau ra trận, tiếng cuốc mở đường của đội thanh niên xung phong. Và hơn bao giờ hết, chủ nghĩa anh hùng đã được phát huy cao độ, mỗi con người đều sẵn sàng hi sinh cho cuộc chiến của dân tộc. Cô gái trẻ trong bài thơ đã sẵn sàng đánh đổi cuộc sống của mình để bảo vệ sự toàn vẹn của con đường để “cho kịp đoàn xe ra trận”. Tất cả điều đó được lí giải rất giản đơn bởi tình yêu tổ quốc như “ngọn lửa”, ánh sáng từ ngọn lửa ở đoạn đầu đã bắt dẫn thành một chuỗi hình ảnh mang tính biểu trưng cao ở những đoạn tiếp theo: Ngọn lửa- vì sao ngời sáng lung linh - vầng mây trắng - vầng dương...


Chết không phải là chấm dứt sự sống mà có những cái chết đã nhập vào hồn thiêng sông núi, sống mãi trong lòng dân tộc, nhân dân. Những hình ảnh thơ được đặt trong thế đối sánh, liên tưởng “khoảng trời- hố bom”, “thịt da - vầng mây”, “mặt trời - trái tim” đã có sự khái quát hóa cao độ về sự chuyển hóa, hóa thân của sự sống bất tử của con người vào thiên nhiên, Tổ quốc. Đạn bom chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mĩ không thể nào khuất phục được những trái tim ngoan cường của con người Việt Nam yêu nước, những người sẵn sàng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Sự hy sinh của em - cô gái thanh niên xung phong không bao giờ là vô nghĩa mà em vẫn luôn sống trong lòng những người đang chiến đấu cho cuộc chiến không ngừng nghỉ này:


“Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực/

Soi cho tôi/ Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài”.

Nữ thi sĩ khép lại dòng cảm xúc của mình bằng một lời tri ân mộc mạc:

“Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/

Nên mỗi người có gương mặt em riêng”.


Sự hi sinh thầm lặng của em đã đi vào trái tim của những người còn sống. Dẫu không biết gương mặt cụ thể của em, song mỗi người đều lưu giữ gương mặt em riêng trong tâm trí của mình. Em đã hóa thân thành bao gương mặt và trở thành hình tượng lý tưởng mà mọi người mang theo bên mình. Đó là sự nhớ ơn, sự tri ân của người đang sống với “khoảng trời xanh màu con gái” của em.


Bài thơ tạo được niềm xúc động sâu xa trong trái tim người đọc bởi cảm xúc trong bài thơ là có thật. Mỗi khi đọc lại bài thơ chúng ta lại càng yêu và trân quý hơn những gì đã có ngày hôm nay bởi đó là sự hi sinh thầm lặng mà cao cả của biết bao lớp người cha anh đi trước.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 5 Bài văn phân tích tác phẩm Khoảng trời hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ (Ngữ văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy