Bài tham khảo số 2

Thần thoại là thể loại văn học ra đời từ rất sớm, mang đến những lí giải của con người về vạn vật vào thuở sơ khai. Không chỉ trên thế giới mà ngay tại Việt Nam cũng tồn tại rất nhiều tác phẩm thần thoại thú vị. Một trong số đó có “Cuộc tu bổ lại các giống vật”.


Đây là câu chuyện về quá trình tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng và ba thiên thần. Thuở sơ khai, trước cả khi con người xuất hiện, Ngọc Hoàng vì mong muốn thiết lập thế giới ngay nên đã tạo ra các loài vật. Tuy nhiên, nóng vội sẽ gây ra thiếu sót. Rất nhiều con vật không có đủ bộ phận trên cơ thể, gây nên những khó khăn nhất định. Và để bù đắp lại sơ suất này, Ngọc Hoàng đã phái ba vị Thiên thần xuống núi, mang theo nguyên liệu cần thiết để thực hiện nhiệm vụ tu bổ cho các loài vật. Từ đó, người đọc được biết chi tiết hơn về đặc điểm cũng như tập tính của những loài này.


Nội dung tác phẩm “Cuộc tu bổ lại các giống vật” nói riêng và thể loại thần thoại nói chung đa số khá đơn giản, không cầu kì. Truyện là lời lí giản một cách sơ khai về nguồn gốc, sự hình thành của các loài vật trên Trái Đất. Thời xưa, khi khoa học kĩ thuật chưa phát triển, con người thường coi các “Đấng tối cao” ở trời là những thế lực đã tạo nên sự sống. Như trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, hai vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê đã nặn ra con người, con vật từ đất sét. Hay theo Kinh Thánh Châu Âu, chính Chúa trời đã tạo ra đại địa và vạn vật trong bảy ngày. Bên cạnh đó, Huyền Sử Phương Đông ghi chép lại rằng Bàn Cổ là vị thần khai thiên lập địa, còn Nữ Oa đem con người đến với trần thế. Và ở “Cuộc tu bổ lại các giống vật”, người Việt ta cũng có Ngọc Hoàng - vị thần tối cao tạo ra mọi thứ. Qua câu chuyện về sự sai sót của Ngọc Hoàng, người xưa đưa đến cho thế hệ sau bài học về sự chỉn chu, cẩn thận. Trước khi làm việc gì, ta đều cần lên kế hoạch rõ ràng, tránh hậu quả lâu dài về sau. Đồng thời, ta cũng nên hỗ trợ, giúp đỡ những sinh vật khác giống như cách mà ba vị Thiên thần hỗ trợ các loài vật. Dù cho hết cả nguyên liệu Ngọc Hoàng cho rồi nhưng họ vẫn sẵn sàng tìm cách để không loài nào phải chịu thiệt thòi. Tất cả đều hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn cho hết thảy muôn loài.


Điểm đáng chú ý trong các tác phẩm văn học dân gian chính là những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật. Việc xây dựng một cốt truyện đơn giản, gần gũi đã giúp độc giả dễ dàng tiếp nhận văn bản. Từ đó, nhận biết và hiểu sâu hơn về thông điệp mà tác phẩm muốn truyền tải. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận thức sơ khai, non trẻ về thế giới của con người trong buổi bình minh của lịch sử. Thêm vào đó, các yếu tố hư cấu, kì ảo cũng được gài gắm dày đặc, tạo nên sức hấp dẫn, sự thú vị, thu hút độc giả ở mọi lứa tuổi, tầng lớp. Tuy nhiên, điểm đặc biệt ở đây là các nhân vật trong truyện được xây dựng vô cùng gần gũi. Ngọc Hoàng là đấng tối cao nhưng cũng vội vàng, hấp tấp như con người, cũng có sai sót, nhầm lẫn. Hay như ba vị Thiên thần với tính cách khoan dung, độ lượng, luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ các loài vật.


Tựu chung lại, có thể nói “Cuộc tu bổ lại các giống vật” là câu chuyện rất ý nghĩa, đem đến cái nhìn sơ khai nhất của con người về muôn vật trên thế gian. Tác phẩm cũng đồng thời gửi gắm những bài học đạo đức đáng quý để răn dạy thế hệ sau. Qua đó, ta lại càng thêm trân trọng, đề cao trí tưởng tượng hết sức phong phú của người xưa.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 8 Bài văn, đoạn văn phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật (Ngữ văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy