Top 7 Bài văn phân tích tinh thần yêu nước trong Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7

Bài tham khảo số 3

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu cả ta” (trích “Lòng yêu nước của nhân dân ta”- Hồ Chí Minh). Câu nói của Bác đã thể hiện niềm tự hào mãnh liệt về truyền thống yêu nước - sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử. Dù ở bất cứ thời kì hay giai đoạn nào, trong những trang sử hào hùng của dân tộc ta luôn ngời sáng truyền thống đó. Gắn với sự kiện chống quân Tống xâm lược vào cuối năm 1076, bài thơ “Nam quốc sơn hà”- bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta đã thể hiện rõ tinh thần yêu nước sâu sắc, mãnh liệt của thời đại Đông A:


“Nam Quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”


Hai câu thơ đầu đã nêu lên một tư tưởng mang tính chân lí: Sông núi nước Nam là của người Nam. Ở nguyên tác chữ Hán, tư tưởng đó càng được làm nổi bật một cách sâu sắc, mãnh liệt hơn: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”. Câu thơ như một lời tuyên ngôn đầy chắc nịch về chủ quyền của dân tộc: “Nam quốc”- “Nam đế”: nước Nam là của vua Nam, đặt trong thế đối sánh, ngang hàng với phương Bắc: “Nam quốc”, “Bắc quốc” và “Nam đế”- “Bắc đế”. Nếu như quân Tống xâm lược với tư cách là một quốc gia hùng mạnh thì nước Nam ta cũng sẽ bảo vệ đến cùng tầng tấc đất của một quốc gia tồn tại độc lập. Và điều này càng được khẳng định hơn thông qua “thiên thư”: “Vằng vặc sách trời chia xứ sở”, nghĩa là điều này tồn tại như một chân lí hiển nhiên và không ai có thể phủ nhận. Như vậy, thông qua hai câu thơ đầu, chúng ta thấy được tinh thần yêu nước được thể hiện qua tư tưởng về chủ quyền dân tộc và ý thức độc lập tự chủ.


Ở hai câu thơ tiếp theo, chúng ta thấy được tinh thần yêu nước được thể hiện rõ thông qua niềm tin sắt đá vào sự thắng lợi tất yếu của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc:


“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”


Niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng của dân tộc trước kẻ thù xâm lược chính là biểu hiện tập trung và cao độ nhất của tinh thần yêu nước. Tác giả đã vẽ nên trước mắt độc giả viễn cảnh về thất bại thảm hại của giặc Tống xâm lược, đồng thời cũng là niềm tin sắt đá vào sức mạnh của tinh thần yêu nước của nhân dân ta tạo nên. Giặc Tống nhất định “phải tan vỡ” vì chúng đã vi phạm vào “sách trời”, đi ngược lại chân lí, tạo nên một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Hơn nữa, sự thất bại của chúng là lẽ tất yếu vì đã đặt bước chân xâm lược lên bờ cõi nước Nam mãi mãi là của người Nam, và cuộc chiến mà chúng đã gây nên nhất định sẽ bị quật ngã bởi sức mạnh của tinh thần yêu nước thời đại Đông A.


“Nam quốc sơn hà” xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên thấm đẫm tình thần yêu nước về chủ quyền, ý thức độc lập dân tộc cùng niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Top 7 Bài văn phân tích tinh thần yêu nước trong Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy