Bài tham khảo số 3
1. Định hướng
a. Trong cuộc sống và học tập sinh hoạt có những vấn đề các em cần thảo luận nhóm để có giải pháp thống nhất.
b. Để tham gia thảo luận, các em lưu ý:
- Xác định vấn đề chưa thống nhất có thể có nhiều ý kiến khác nhau
- Biết đặt và trả lời cây hỏi trong quá trình thảo luận nhóm
- Biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận
- Biết nêu ý kiến của mình và tôn trọng, lắng nghe người trao đổi trong nhóm
2. Thực hành
Bài tập: Trao đổi về vấn đề: "Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?"
a. Chuẩn bị
- Lựa chọn vấn đề cần thảo luận
- Tìm hiểu thu thập thông tin về vấn đề
- Xem lại các yêu cầu nói và nghe khi thảo luận nhóm
b. Tìm ý và lập dàn ý
*Tìm ý
- Game là một dạng giải trí đối với con người sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Nó được sáng tạo bởi những người tài giỏi, thông minh, có trí óc tưởng tượng phong phú.
- Chơi game có lợi. Lí do bởi chơi game có thể kích thích hoạt động của não bộ, giúp chúng ta học cách phản xạ nhanh hơn, tay và mắt phối hợp tốt hơn, giảm căng thẳng và tăng khả năng sáng tạo. Nhưng song hành, việc chơi game có hại.Thứ nhất là đối với chính bản thân người chơi. Nó sẽ làm cho họ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc, sức khỏe, tình thần, công việc và vấn đề pháp luật.
- Chính vì thế chúng ta cần cân nhắc, chơi sao cho đúng mục đích, phù hợp giải trí thay vì dành quá nhiều thời gian cho nó
*Lập dàn ý:
- Mở bài
- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận là: Chơi game chỉ có hại đúng hay sai?
- Thân bài
- Chứng minh rằng chơi game có hại (vì chơi game mất rất nhiều thời gian, không tập trung vào việc học tập và làm việc giúp cha mẹ, gia đình; thức khuya, có hại cho sức khỏe,...)
- Chơi game có lợi (vì nhiều nội dung chơi game hấp dẫn, được rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật nhanh tay nhanh mắt, nhiều nội dung trò chơi bằng tiếng Anh giúp người chơi luyện tập ngoại ngữ,...).
- Cần lựa chọn cách chơi game phù hợp, chơi vào thời gian rảnh không làm ảnh hưởng tới thời gian học tập và làm việc.
- Kết luận: Đưa ra ý kiến đánh giá của bản thân về vấn đề nghị luận trên
c. Nói và nghe
Bài viết tham khảo
Trò chơi điện tử vốn là một trò chơi giải trí lành mạnh đã được du nhập từ các nước tiên tiến hay được sáng tạo bởi những lập trình viên tài giỏi, có trí óc tưởng tượng cao. Vậy theo các bạn chơi game có hại là đúng hay sai?
Game là một dạng giải trí đối với con người sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Nó được sáng tạo bởi những người tài giỏi, thông minh, có trí óc tưởng tượng phong phú.
Chơi game có lợi. Lí do bởi chơi game có thể kích thích hoạt động của não bộ, giúp chúng ta học cách phản xạ nhanh hơn, tay và mắt phối hợp tốt hơn, giảm căng thẳng và tăng khả năng sáng tạo. Chính những nhiệm vụ, hướng dẫn... trong game đã kích thích các bé phải tự tìm tòi, học hỏi nhằm tìm ra cách giải quyết. Từ đó thúc đẩy khả năng tư duy của não bộ, tăng sự quyết đoán.
Nhưng song hành, việc chơi game có hại.Thứ nhất là đối với chính bản thân người chơi. Nó sẽ làm cho họ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc, sức khỏe, tình thần, công việc và vấn đề pháp luật. nhiều bạn trẻ lao vào Game không ngại thức khuya dậy sớm, tinh thần lúc nào cũng nghĩ về Game để đến nỗi sức khỏe suy kiệt, tinh thần hoang tưởng, trí nhớ giảm sút nghiêm trọng. Chơi quá nhiều sẽ làm đạo đức, cách hành xử của con người trở nên tệ đi. Do khi chơi quá lâu, nhân cách của người chơi sẽ bị thay đổi theo như những hành động của các nhân vật trong game.
Chính vì thế chúng ta cần cân nhắc, chơi sao cho đúng mục đích, phù hợp giải trí thay vì dành quá nhiều thời gian cho nó. Lợi hay hại của việc chơi game chính là do người chơi nó sử dụng ra sao. Đừng chôn vùi bản thân trước những màn hình to nhỏ của điện thoại, máy tính, đừng làm chết mòn tâm hồn bằng những thú vui tiêu khiển. Hãy gặp gỡ và giao lưu với nhiều người hơn, hãy tìm niềm vui ngay trong chính cuộc sống giản đơn của mình chứ đừng chạy theo thế giới ảo mộng hão huyền
Chưa bao giờ là muộn để chúng ta thay đổi và sống hết mình với niềm tin và tình yêu của mình. Game có thể là một người bạn tốt nhưng cũng có thể là kẻ thù, tùy vào ý chí của bản thân mỗi người.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
- Học sinh dựa trên góp ý của cô giáo và các bạn để chỉnh sửa.
- Hoàn thiện lại bài làm của mình.