Top 6 Bài văn cảm nhận 4 khổ thơ cuối bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6

Bài tham khảo số 4

Bài thơ “Ánh trăng” được Nguyễn Duy sáng tác như một lời tự nhắc nhở nhớ về những năm tháng gian lao đã qua của người lính. Đặc biệt, bốn khổ cuối của bài thơ đã làm rõ cảm xúc của nhân vật trữ tình khi gặp lại cái vầng trăng tình nghĩa:


“Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường”


Chiến tranh qua đi, người lính từ biệt nơi chiến trường đau thương để về với thành phố. Cuộc sống hiện đại của thành phố với “ánh điện”, “cửa gương” - đó là ánh sáng của văn minh hiện đại đã khiến con người dần quên đi cuộc sống ở chiến trường. Và sự thay đổi hoàn cảnh sống đã dẫn đến sự thay đổi về tình cảm. Những ánh sáng của văn minh, làm khuất đi ánh sáng quen thuộc của ánh trăng. Để rồi ngay cả khi vầng trăng vô tình đi qua ngõ, lại giống như người dưng qua đường. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh: “vầng trăng” - “người dưng”. Hai chữ “người dưng” dùng để chỉ những người không quen biết, hoàn toàn xa lạ. Vậy mà ở đây, thật buồn làm sao khi “ánh trăng” đã từng là người bạn tri kỷ gắn bó suốt những năm tháng chiến tranh lại trở nên xa lạ. Để rồi chỉ khi rơi vào tình huống thật bất ngờ, nhân vật trữ tình mới chợt nhận ra:


"Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn"


Tình huống bất ngờ xảy ra ở đây là mất điện, khiến cho “phòng buyn-đinh” trở nên tối om. Nhân vật trữ tình vội vàng “bật tung cửa sổ” - một hành động mạnh mẽ, quyết liệt để tìm kiếm ánh sáng. Và rồi ánh trăng hiện ra ngay trước mắt. Không phải đến hôm nay ánh trăng mới xuất hiện, trăng vẫn ở đó, chỉ có con người là không để ý. Cách dùng từ “đột ngột” gợi ra một cảm giác bất ngờ, không báo trước khiến con người thấy bàng hoàng và xúc động. Thì ra biết bao lâu nay, ánh trăng vẫn ở đó, tròn đầy và sáng rõ. Nếu trước đó chỉ là sự tình cờ “đi qua ngõ” thì ở đây, nhân vật trữ tình đã đối mặt trực tiếp với anh trăng:


“Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng”


Đối mặt với ánh trăng, bỗng nhiên mọi kỉ niệm xưa cũ lại quay về. “Có cái gì rưng rưng” - sự xúc động nghẹn ngào khi nhớ về kỉ niệm tuổi thơ hòa mình với thiên nhiên, nhờ về những ngày tháng chiến đấu gian khổ bên vầng trăng hiện về. Để rồi, nhân vật tự trách móc bản thân:


“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”


Ánh trăng thì vẫn tròn đầy như vậy, mang trong nó một tình cảm thủy chung chân thành. Còn con người thì lại vô tình thay đổi. Nhưng trước sự thay đổi ấy, ánh trăng lại không một lời trách móc - “im phăng phắc”, mà bao dung và tha thứ. Điều đó khiến cho con người phải cảm thấy “giật mình” - thức tỉnh trước ánh trăng. Con người nhận ra sự vô tâm, có phần bội bạc của bản thân và rồi tự nhắc nhở mình không được quên đi thứ tình nghĩa tốt đẹp ấy.


Như vậy, bốn khổ thơ cuối là bước chuyển biến lớn trong mạch cảm xúc của bài thơ. Nguyễn Duy đã tạo ra một tình huống độc đáo để từ đó gửi gắm những bài học sâu sắc.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 6 Bài văn cảm nhận 4 khổ thơ cuối bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy